Ai rồi cũng chết
🚀 The Book in 3 Sentences
- Thời gian là hữu hạn. Ai rồi cũng chết. Sinh - Lão - Bệnh - Tử không bỏ qua một ai. Chúng ta rồi cũng sẽ già đi. Nếu không chết vì tuổi già thì cũng sẽ là bệnh tật. Đó là quy luật của cuộc sống.
- Những năm qua, ngành Y luôn cố gắng để “kéo dài” tuổi thọ của con người, giúp họ vượt qua bệnh tật. Nhưng cũng tồn tại những giới hạn không thể vượt qua.
- Cuốn sách giúp ta hiểu được điều đó, đối diện với nó, để hướng tới 1 cuộc sống tốt đẹp, hạnh phúc, ý nghĩa hơn, cho tới tận phút lâm chung.
🎨 Impressions
How I Discovered It
Who Should Read It?
- Những người đang bệnh, người nhà bệnh nhân, người có cha mẹ già, …
- Hay đơn giản, là người trẻ, và muốn sống một đời ý nghĩa.
☘️ How the Book Changed Me
- Cuốn sách đến với mình đúng thời điểm, đúng lúc, khi tôi đang trăn trở về việc sẽ già đi. (Đặc biệt là sau khi xem xong phim The Substance :v)
- Việc của trời, Việc của người thì bỏ qua rồi, nhưng Việc của mình, thì mình sẽ làm gì để đối diện với thực tế đó?
- Ở vai trò của người con, người cháu trong gia đình, khi ông bà, bố mẹ đang ngày 1 già đi, ta sẽ làm gì?
🗝️ Keywords
- Sinh lão bệnh tử, Tuổi già, ung thư, …
- Ai rồi cũng chết
- Sống đời ý nghĩa, hạnh phúc
📒 Summary + Notes
Giới hạn và Nhược điểm của ngành Y Mọi chuyện đều có cách giải quyết. Chúng ta hoàn toàn có thể làm khác đi để có 1 cuộc sống tốt hơn. ⇒ Chúng ta sinh ra không phải chỉ để ăn rồi ngủ, tồn tại ngày qua ngày, mà để được sống 1 cuộc sống đúng nghĩa. Mục đích cuối cùng của Y học không phải là để kéo dài sự tồn tại vô nghĩa của con người, mà là để chúng ta có 1 cuộc sống mãi đong đầy hạnh phúc, cho tới tận phút lâm chung.
Sống một cuộc đời ý nghĩa, tự chủ, cao quý và hạnh phúc hơn.
Tuổi già
- Khoảng cách quyền lực giữa thế hệ không còn cách quá xa như trước đây. (Trước có vđ gì ta sẽ đi hỏi người già, nhưng giờ trước sự phát triển của khoa học, có thể tìm thông tin qua những nguồn khác)
- Sự sùng kính với tuổi già không còn như trước, nó thay bằng sự tôn sùng tuổi trẻ =)) Đây là hệ quả của sự trỗi dậy cái tôi độc lập của mỗi con người.
- Trước đây thì mn nặng việc nuôi cha mẹ và nhận thừa kế. Nhưng giờ với nhiều cơ hội việc làm và phát triển kinh tế, đây không hẳn còn là điều quan trọng nhất nữa.
- Giờ phụ nữ tầm 50 tuổi là con út của họ đã khoảng 20 tuổi ⇒ Người già cũng có nhiều thời gian để tận hưởng cuộc sống hơn trước đây.
- Văn hóa phương Đông và phương Tây khác nhau ⇒ Cách nhìn nhận về tuổi già cũng khác nhau.
⇒ Ta luôn muốn sống độc lập, tự do. Nhưng độc lập và tự do hoàn toàn là điều không tưởng. Tuổi già sẽ đến, và lấy dần đi sự độc lập, tự do đó.
Vụn vỡ
- Tự cổ chí kim, y học không ngừng phát triển để đẩy lùi đòn chí tử của bệnh tật càng xa hơn, trễ hơn trong vòng đời của con người. (ví dụ như bệnh ung thư)
- Sinh mệnh chúng ta trải qua quá tình biến đổi về mặt sinh học, do những sự tiến bộ đó mang lại. (công nghệ nâng cao sức khỏe/ kéo dài tuổi thọ). Và (2), bản thân chúng ta cũng đang trải qua 1 quá trình biến đổi về mặt văn hóa, nhận thức đối với sức khỏe cũng như sinh mệnh trong thời đại mới. (vd: nhìn những người 90 tuổi vẫn chạy marathon thì thấy ghen tị, nhưng thực ra họ có những đặc điểm cơ thể rất hiếm)
⇒ Ai rồi cũng sẽ phải già đi. Đó là quy luật tự nhiên. Theo thời gian, các tế bào trong cơ thể ta sẽ dần lão hóa. Tất cả chúng ta, ai rồi cũng phải “vụn vỡ” mà thôi.
Lệ thuộc
- Người già không sợ chết, họ sợ những điều xảy ra trong những năm tháng gần đất xa trời: lãng tai, đãng trí, thưa dần những người bạn, đánh mất cả một cuộc sống năng động, tươi vui và bình yên.
- Sức khỏe giảm sút, việc sẽ phải sống trong viện dưỡng lão là không tránh khỏi. Với người châu Á là việc sẽ sống cùng con cháu. Nhưng dù ở đâu, cũng sẽ đến lúc sức khỏe suy giảm, và ta không thể tự mình làm được những việc rất cơ bản: tắm, thay đồ, ăn uống, …
Chăm sóc
- Khi sức khỏe giảm xuống, việc phải lệ thuộc là điều không tránh khỏi.
- Đối với những gia đình có con cái chăm sóc, có thể hạnh phúc vui vẻ trong thời gian đầu, nhưng sẽ khó để kéo dài lâu.
- (1) Vai trò trong gia đình bị đảo lộn (so với trước đây). Con cái chăm sóc cha mẹ, tiếng nói của cha mẹ không còn nhiều trọng lượng, … ⇒ Cả con cái và cha mẹ đều không vui.
- (2) Con cái sẽ cảm thấy cuộc sống của mình bị tù túng đi nhiều. Vừa muốn có cuộc sống riêng (vui chơi, giải trí, du lịch, …), vừa muốn là 1 đứa con hiếu thảo ⇒ Việc này rất khó, vì nếu đang chăm sóc người già, bạn sẽ khó có khoảng thời gian dài cho riêng mình.
- Các trung tâm chăm sóc
- Nhà trợ sinh: Mỗi cụ ở 1 phòng, đầy đủ tiện nghi, có thể khóa trái cửa bên trong ⇒ Các cụ thấy thoải mái hơn, có không gian riêng, nhưng bù lại sẽ không an toàn nếu nhìn ở góc độ chăm sóc sức khỏe.
- Nhà dưỡng lão: Mỗi cụ 1 phòng, nhân viên chăm sóc sẽ làm giúp hết các việc: tắm, ăn uống, thay đồ, … Các cụ không thể khóa trái để đảm bảo việc chăm sóc sức khỏe kịp thời.
- Hiểu biết/ Việc tận hưởng những thứ mình đang có phụ thuộc vào mindset chứ không phải vào tuổi tác. ⇒ Nhiều người có tuổi nhưng tính khí/ cách sống chưa tốt, thì sẽ càng khó chăm sóc hơn.
Sống tốt hơn
- Chúng ta hoàn toàn có thể lựa chọn “sống tốt hơn”. Nhiều mô hình dưỡng lão mới đã ra đời, nhằm mang tới 1 cuộc sống ý nghĩa hơn cho các cụ:
- Để cây xanh thật, kèm các tranh phong cảnh du lịch các nơi.
- Nuôi thú cưng: chó, mèo, vẹt đuôi dài, …
- Trồng nhiều vườn cây xung quanh.
- Tôn trọng tự do cá nhân, mỗi cụ ở 1 phòng, có thể khóa cửa bên trong
- Tổ chức các buổi vui chơi, trò chuyện ngoại khóa với các em học sinh
Ra đi
- Chương này đặc biệt nói về những người bệnh ung thư giai đoạn cuối. Ai rồi cũng phải chết, nhưng khi thực sự phải đối mặt với Tử thần, ta mới thấy việc đối diện với nó khó khăn như thế nào.
- Phần lớn trong chúng ta đều không muốn chết, và sẽ cố gắng thử mọi giải pháp để kéo dài sinh mệnh. Còn bác sĩ điều trị thì thường có xu hướng đưa ra cho ta những lựa chọn. Có những lựa chọn, có thể sẽ giúp ta sống thêm, nhưng cái giá phải trả là: nằm liệt 1 chỗ, sức khỏe suy giảm, không đi lại được, … ⇒ Bệnh nhân sẽ đau đớn hơn, tốn kém hơn, và đặc biệt là bị mất đi thời gian hữu hạn của mình.
Điều quan trọng nhất, không phải là ta sống bao lâu, mà ta sẽ sống như thế nào. Bạn có muốn sống những năm tháng còn lại trên giường bệnh, mất đi tự do, không thể làm những việc dù đơn giản nhất như đi vệ sinh, tắm giặt, thay đồ, …?
Những cuộc trò chuyện khó khăn
- Đến một lúc nào đó, ta sẽ phải có những “cuộc trò chuyện khó khăn”. Đó có thể là
- Quyết định điều trị
- Có làm hóa trị không? Nếu làm thì sẽ như thế nào? (Đau đớn, tỷ lệ thành công không cao, có thể bị di căn, …)
- Sẽ bị mất thời gian, điều trị trong thời gian dài, …
- Quyết định khi nào sẽ di chuyển vào viện dưỡng lão:
- Đối với người già, đây sẽ có thể coi như lời chào từ biệt, đặc biệt là trong văn hóa phương Đông. Họ sẽ cảm giác bị bỏ rơi, cô độc, phải thay đổi môi trường sống, …
- Đối với người thân, sẽ có cảm giác bị khó xử giữa 2 lựa chọn: Dành full thời gian chăm sóc cha/mẹ, thì sẽ mất đi cuộc sống riêng. Nhưng nếu không như vậy thì sẽ cảm giác tội lỗi, hối hận, …
- Quyết định khi nào “sẵn sàng”
- “Chết” là 1 thứ con người ta luôn sợ hãi. Nhưng càng lẩn trốn nó, nó càng bám lấy mình. Rồi cũng đến lúc con người ta phải sẵn sàng đối mặt, sẵn sàng để ra đi. Thông thường, đây sẽ là khi ký vào giấy xác nhận, sẽ không cố để cứu chữa (kích điện tim, …) nếu người bệnh rơi vào tình trạng nguy cấp 1 lần nữa.
- Quyết định điều trị
Dũng cảm
-
Các thí nghiệm chỉ ra rằng, nếu cho chúng ta chịu đau trong suốt quá trình (tăng/ giảm dần), thì sau cùng, đánh giá chung cả quá trình, người ta sẽ chỉ nhớ tới lúc đau nhất, và cảm nhận cuối cùng.
- Ví dụ khi tăng dần mức độ đau, sau đó lại giảm dần về cuối, và làm họ thoải mái ở cuối quá trình thí nghiệm, người ta sẽ cảm thấy nhẹ nhàng, bình thường.
- Có điều này là do não bộ chúng ta liên tục đưa ra so sánh. Nếu đã qua điểm đau nhất, phần sau sẽ liên tục được so sánh với điểm đau nhất đó ⇒ thấy nhẹ nhàng, vui vẻ hơn.
-
Dũng cảm đối mặt, không chỉ là ở người bệnh, mà còn là của cả những người thân còn sống lại.
- Người bệnh: Hãy tìm ra đâu mới là thứ mình thực sự thấy quan trọng và muốn làm. Hãy nói với người thân để có thể giúp mình thực hiện những tâm nguyện đó.
- Người nhà bệnh nhân: Tôn trọng ý kiến của người bệnh. Hãy giúp họ được toại nguyện trước khi nhắm mắt.