Bên thắng cuộc
Tập 1. Giải phóng
Phần I. Miền Nam
1. Ba mươi tháng Tư
2. Cải tạo
- Tiến hành cải tạo, “khai sáng” cán bộ của chế độ cũ.
- Với cấp thấp, đi giáo dục 3 ngày cho về.
- Với các cấp cao hơn, đi vài tháng, có người đi vài năm. (Vẫn phải viết thư về nói tốt về cuộc sống trong lúc cải tạo)
- Có những người bị giam ở Chí Hòa.
-
Năm 1954, có nhiều cán bộ miền Nam tập kết ra Bắc, gia đình bị chia lìa. Nhiều người cha mẹ đã thành quan chức cấp cao trong chính quyền miền Bắc, nhưng con cái lại đi theo Ngụy quyền. Anh em sinh ra ở miền Bắc được giáo dục theo đường lối khác, khi vào Nam, “gia đình đoàn tụ” thì lại vô cùng ngượng ngạo vì đã chia 2 bên. Khi những người này đi cải tạo, thì việc thăm nuôi cũng rất hạn chế, do mọi người sợ “liên đới với phần tử chế độ cũ”.
-
Có chuyện chiến sĩ tình báo Bắc Việt được cài vào chính quyền miền Nam. Con cái cũng phải đi lính Ngụy. Nhưng khi giải phóng, chúng vẫn bị bắt đi cải tạo bình thường. Sếp lớn xin cho về chịu tang cha, về sau, chính sếp lớn bị chỉ trích trong đại hội Đảng, vì đã “dung túng cho 2 lính ngụy ra khỏi nơi cải tạo”.
-
Đoàn tàu Việt Nam Thương Tín đưa những người Việt Nam đi tị nạn. Nhưng về sau, có những người không đành lòng bỏ lại con cái, cha mẹ, nên đã quyết định quay về. Những người này đều bị kiểm tra nghiêm ngặt (vì nghi ngờ nội gián), sau đó bị bắt giam. Có người bị giam tới 13 năm.
3. Đánh tư sản
- Bắt đầu đánh vào các doanh nhân người hoa, 92 tư sản lớn nhất ở Sài Gòn khi đó. Vua mì, vua sắt thép, vua gạo, … bị tóm hết, lý do là lũng đoạn thị trường.
- Các doanh nghiệp xe tư nhân phải bán lại hết xe cho nhà nước (với giá rẻ). Bộ Xây Dựng tiếp quản.
- Ông Đỗ Mười vào chỉ huy chiến dịch tiếp theo, đánh cả tiểu thương. Các xưởng gỗ bị tịch thu, quốc hữu hóa. Huy động sinh viên, công nhân làm lực lượng chính, đi chiếm hết tài sản của tư sản, tiểu thương cũ.
- Đổi tiền: Mỗi hộ được đổi tối đa 100k tiền chế độ cũ. Nhưng có nhà có vài triệu/ vài chục triệu tiền cũ, không đổi kịp → thành giấy vụn hết.
4. Nạn Kiều
- Đảng ta khá sợ Trung Quốc can thiệp sâu vào việc sinh hoạt của Đảng, sợ TQ sẽ sử dụng người gốc Hoa làm “đạo quân thứ 5” đánh ta, khó kiểm soát ⇒ Thi hành các phương án để loại bỏ người Hoa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam
- Khuyến khích người Hoa “tự nguyện” về nước.
- Đưa người Hoa sang nước khác làm ăn.
- Đưa người Hoa về các vùng kinh tế mới (khai hoang).
- Vấn đề:
- Có những người gốc Hoa có công với cách mạng bị ép phải rời khỏi nước.
- Có những người có ông nội là người Hoa, giờ không biết quê quán bên Hoa ở đâu, nhưng vẫn bị ép về nước.
- Những người đóng tiền, vàng để đi nhưng khi lên thuyền thì bị trì hoãn, đổi lịch, không được đi mà cũng không lấy được vàng.
- Các vùng kinh tế mới rất gian khổ, đi được rồi cũng bỏ về. Về lại bị coi là Hán gian, ..
- Những người qua được TQ rồi cũng bị đưa đi đến các vùng như Nội Mông, Tây Tạng, …
5. Chiến tranh
Chiến tranh xảy ra khi diễn biến, các mối quan hệ giữa Việt Nam và các nước khác trở nên phức tạp.
Campuchia
- Pol Pot là một du học sinh Pháp, có mối quan hệ với nhiều thành viên ĐCS VN.
- VN giúp Campuchia thành lập ĐCS cho nước họ, tuy nhiên thời gian ban đầu thì người đứng đầu và điều hành lại là người VN.
- Khi TQ và Liên Xô xung đột, VN buộc phải nhận vũ khí từ Liên Xô thông qua Campuchia, phải chia 20% giá trị lô vũ khí cho Campuchia. (10% cho Shihanok, 10% cho Lunnol). Sau này Lunnol nhận 10% bằng vũ khí để đảo chính.
- Shihanok coi Khmer đỏ là phản loạn, nên đã tuyên bố tử hình vắng mặt những nhà lãnh đạo chính của Khmer đỏ.
- Lunnol đảo chính → Shihanok chạy sang Trung Quốc, Triều Tiên. Để hợp thức hóa trên phương diện quốc tế, cả Việt Nam, Trung Quốc đều thiết lập ngoại giao tốt với Shihanok. Điều này gây ra rạn nứt với các đồng chí CS Campuchia.
- Để giải phóng Miền Nam, ta phải mượn đường qua Campuchia, Shihanok đồng ý với việc cho VN đóng quân ở Campuchia.
- Campuchia coi việc VN tham dự sâu vào chính trị/quân sự của bên họ như 1 hình thức thao túng, nhằm nuốt Campuchia vào khối Đông Dương ⇒ Bên ngoài thì vẫn “tình hữu nghị giữa 2 Đảng Anh Em”, nhưng bên trong ngấm ngầm tiêu diệt phe thân Việt, chuẩn bị quân sự để đối phó với VN.
- Trung Quốc hỗ trợ quân sự cho Campuchia (từ 1976) để đánh VN.
Trung Quốc
- Vấn đề:
- Ban đầu TQ muốn chia cắt 2 miền để miền Bắc phải phụ thuộc vào TQ. Nhưng sau bên mình quyết đánh, TQ cũng đổi ý.
- VN cần TQ viện trợ cho chiến tranh rất nhiều, nên phải xuống nước, chấp nhận để TQ can thiệp vào các chiến lược bên mình.
- Về sau, VN dần không nghe theo các chiến lược bên TQ nữa → mâu thuẫn.
- Sau khi thống nhất đất nước, do lo sợ TQ sẽ dùng người Hoa ở VN làm “đạo quân thứ 5”, nên bên mình thi hành nhiều chính sách: Đánh tư sản người Hoa, đuổi người Hoa về nước/ ra nước ngoài/ đến vùng kinh tế mới. ⇒ Xung đột.
- Quan hệ Liên Xô - Trung Quốc không được tốt ⇒ TQ muốn VN phải chọn phe 1 cách rõ ràng, hoặc Liên Xô, hoặc TQ. VN thì chưa muốn.
- Cả VN và TQ đều muốn tranh suất “bình thường hóa quan hệ với Mỹ”. Nếu VN bt hóa trước ⇒ VN k bị phụ thuộc nhiều vào TQ, LX mà có thể kéo vốn nước ngoài vào phát triển kinh tế. Nếu TQ bt hóa quan hệ trước ⇒ Rảnh tay để đối phó với Liên Xô.
- Vấn đề Trường Sa, Hoàng Sa ngày càng căng thẳng.
- Khi VN thống nhất tiền, in 1 lô tiền mới (1976) thì TQ có hỗ trợ in, nhưng bản kẽm khung tiền thì lại do TQ giữ. Sau đó VN sợ TQ sẽ in tiền → phá giá tiền tệ ⇒ Phải thu lại tiền cũ, đổi ra 1 loại tiền mới.
- Action:
- TQ đầu tư cho Campuchia chống phá vùng biên giới
- Rải quân ở biên giới Việt Trung
- Đặng Tiểu Bình đi tuyên truyền với các nước là: VN và Liên Xô mới là mối nguy hiểm tới an ninh khu vực hơn là TQ.
Mỹ
- VN muốn bình thường hóa quan hệ với Mỹ 1, chủ yếu là để hút vốn phát triển kinh tế.
- VN đòi bồi thường 3,2 tỷ $. Mỹ không chịu vì nói VN đã phá vỡ hiệp định Paris trước. Mỹ thì yêu cầu phía VN trao trả hài cốt binh sĩ Mỹ.
- Về sau, các điều khoản thương lượng giảm dần. Tới khi VN lo ngại về việc Mỹ định bình thường hóa quan hệ với TQ trước ⇒ Đã loại bỏ hết các điều kiện đàm phán.
- VN muốn xin gia nhập IMF.
- Mỹ cuối cùng vẫn từ chối việc bình thường hóa quan hệ với Việt Nam, do 1978, Mỹ đang tập trung vào việc bình thường hóa với TQ, mà TQ với VN khi đó đang là đối thủ.
6. Vượt biên
- Cán bộ của chế độ cũ: Đi cải tạo về thì XH không chấp nhận → Vượt biên
- Tư sản: Bị lấy hết tài sản → Vượt biên.
- Nhà văn, nhà báo, tri thức, nhà khoa học: Không còn được tự do thể hiện, cống hiến nữa. Tất cả phải trong khuôn khổ, theo sự quy định của nhà nước.
- Rất nhiều trường hợp vượt biên không thành, người ta vẫn cố vượt biên tới 9, 10 lần, mất nhiều cây vàng nhưng vẫn không đi được.
7. Giải phóng
- Những người con cái của chế độ cũ, khó được tiếp nhận trong XH mới.
- Xác định người trẻ là lòng cốt của XH, các cuộc vận động người trẻ - thanh niên xung phong đi khai hoang, chiến tranh, … liên tục được triển khai. Và những người con của chế độ cũ cũng lên đường.
- Nguyễn Nhật Ánh cũng thuộc thành phần có cha là người của chế độ cũ. Khi ông và vợ kết hôn, vợ ông đã bị kỷ luật, yêu cầu ra khỏi Đảng.
Phần II. Thời Lê Duẩn
1. Thống nhất
- “Bắc Hóa”: Chính phủ muốn đưa mô hình kinh tế của miền Bắc vào áp dụng cho miền Nam. Nhưng cái khó ở chỗ miền Nam giàu hơn miền Bắc rất nhiều =)) Áp dụng vào như kiểu đi tiến hóa ngược.