Của cải của các dân tộc
🚀 The Book in 3 Sentences
- Cuốn sách là góc nhìn của Adam Smith về nền kinh tế của một quốc gia. Ông đề cao việc Phân công lao động, Mở rộng Giao thương, Cạnh tranh tự do. Bàn tay vô hình sẽ làm việc của nó.
- Chính Phủ không nên can thiệp vào thị trường tự do, mà chỉ nên can thiệp ở mức độ bảo vệ cho các giao dịch diễn ra một cách đúng đắn.
🎨 Impressions
How I Discovered It
- Kinh tế học không dạy ta các làm giàu, mà là công cụ để hiểu rõ và sâu hơn về xã hội ta đang sống.
- Cách thức tổ chức của sản xuất hàng hóa, cách phân phối của cải và cách vận hành của cơ chế thị trường.
🗝️ Keywords
- Phân công lao động ⇒ Mở rộng Giao thương ⇒ Phạm vi giao dịch/ Chi phí vận chuyển
- Chủ nghĩa Trọng thương/ Chủ nghĩa trọng nông
- Tiền lương - Lợi nhuận - Tiền thuê đất ⇒ Chi phí cơ bản.
- Bàn tay vô hình
✍️ Summary
- Ý nghĩa của Phân công lao động: Giúp mọi người thành thạo một kỹ năng chuyên nghiệp, từ đó nâng cao năng suất rõ rệt và tạo ra nhiều của cải hơn.
- Nguyên nhân hình thành Phân công lao động: Giao dịch hàng hóa thúc đẩy phân công lao động.
- Nguyên nhân Giao dịch được mở rông: Phương thức vận tải mới ra và sự ra đời của tiền tệ khiến việc giao dịch hàng hóa thuận tiện hơn rất nhiều.
- Động lực cơ bản nhất phát triển hệ thống kinh tế - xã hội: Lao động tạo ra của cải; giá cả thị trường do chi phí sản xuất quyết định, còn cốt lõi của chi phí sản xuất chính là lao động - sự vất vả/ hiền toái khi sản xuất hàng hóa.
- Phân tích chi phí sản xuất: Nhân công - Vốn - Đất đai ⇒ Tiền lương - Lợi nhuận - Tiền thuê đất.
- Suy ngẫm về các chính sách kinh tế của các nước Châu Âu: Chủ nghĩa Trọng thương đã kiềm chế thương mại tự do, gây bất lợi cho việc nâng cao năng suất và làm ra của cải. Chỉ có thị trường tự do mới thúc đẩy việc sản xuất của cải. “Bàn tay vô hình” sẽ giúp tối ưu hóa phân phối tài nguyên, thúc đẩy tiến bộ kỹ thuật, tạo nhiều của cải.
- Trách nhiệm của hà nước trong phát triển kinh tế: Khuyến khích tự do cạnh tranh, duy trì an ninh quốc phòng, trật tự xã hội, tăng đầu tư công.
📒 Book Content
Tư tưởng kinh tế Châu Âu
-
Chủ nghĩa Trọng thương
- Thời Trung Cổ, Giáo hội phản đối gay gắt hoạt động giao thương vì cho rằng việc mua rẻ bán đắt là hành vi vô đạo đức, việc cho vay lấy lãi cũng vậy.
- Khi quyền lực của các vị vua tăng lên, họ thoát khỏi sự kiềm tỏa của Giáo hội. Dưới sự bảo hộ của luật pháp, thương nhân có thể công khai bày tỏ ý kiến khác biệt với Giáo hội
- ⇒ Chủ nghĩa trọng thương được hình thành. Đây là khởi nguồn cho tư tưởng chính trong cuốn Của cải của các dân tộc của Adam Smith.
-
Các quốc gia coi việc tích trữ nhiều vàng bạc, là cách tốt nhất để khiến quốc gia trở nên “giàu có”.
- Thế hệ thực dân đầu tiên:
- Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha, do có lợi thế về việc nằm ở bán đảo Iberia, có kĩ thuật đi biển ở Địa Trung Hải và Đại Tây Dương ⇒ Trở thành những quốc gia đầu tiên dong buồm ra khơi.
- Họ đã tìm ra Châu Mỹ và biến nó thành thuộc địa, khai thác vàng bạc mang về mẫu quốc.
- Thế hệ thực dân thứ 2: Anh, Pháp, Hà Lan
- Các quốc gia đi sau không còn thuộc địa giàu vàng bạc, nên họ triển khai theo kiểu chinh phạt và nô dịch người bản địa để trồng trọt, chăn nuôi. Sau đó lấy hàng dệt may, nông sản bán cho Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha để lấy vàng bạc.
- Thế hệ thực dân đầu tiên:
-
Thế hệ thực dân thứ hai, đã biết sản xuất.
- Khai thác vàng bạc chỉ đào được vài chục năm. Nhưng nếu đầu tư vào sản xuất, thương mại, kết hợp với sự trợ giúp của khoa học kỹ thuật thì sẽ tiến rất nhanh, làm giàu bền vững.
- Nâng cao năng suất nông nghiệp, dệt may ⇒ Từ coi trọng vàng bạc chuyển thành Coi trọng thương mại
-
Giải phải của Thomas Mun
- (1) Kêu gọi người dân tiết kiệm, dùng hàng trong nước.
- (2) Đẩy mạnh sản xuất hàng hóa, tăng xuất khẩu hàng thành phẩm, hạn chế xuất khẩu nguyên vật liệu, tăng cường nhập khẩu nguyên vật liệu vì lợi nhuận thu được từ hàng thành phẩm cao hơn. 👍
- (3) Giảm thuế cho hàng xuất khẩu, đánh thuế với hàng nhập khẩu.
-
Chủ nghĩa Trọng Nông
- Bắt đầu từ Pháp, do đất đai rộng lớn, giáp biển ít.
- Chủ nghĩa này cho rằng: “Của cải đích thực chỉ được tạo ra từ nông nghiệp”. Thương mại chỉ giúp tăng quá trình lưu thông hàng hóa. Vàng bạc chỉ là công cụ trao đổi.
- Chủ nghĩa này còn nêu ra vấn đề: nguyên tắc phân phối của cải đối với những nhóm người khác nhau.
Notes
Chủ nghĩa Trọng Thương nghiên cứu về: Vàng bạc ⇒ Trao đổi hàng hóa và thương nghiệp ⇒ Quan hệ giữa sản xuất thủ công nghiệp và nguyên vật liệu.
Chủ nghĩa Trọng Nông nghiên cứu về nông nghiệp và hệ thống phân phối kinh tế.
Của cải của các dân tộc
Phân công lao động
- Phân công lao động hợp lý có thể tăng năng suất lao động.
- (1) Phân công có thể làm tăng kỹ năng của người lao động.
- (2) Có thể tiết kiệm thời gian chuyển đổi giữa các công việc. (switch context/ devices/ tools, …)
- (3) Phân công lao động có lợi cho sự phát minh và sử dụng máy móc. (máy móc có thể lặp đi lặp lại làm các tác vụ đơn giản ⇒ Chia để trị/ tối ưu)
⇒ Sản lượng hàng hóa tăng lên nhờ phân công lao động ⇒ Hàng hóa nhiều, sẽ có thể đem trao đổi lấy hàng hóa khác ⇒ Của cải được phổ biến đến cả những tầng lớp thấp trong xã hội ⇒ Giai cấp nào cũng có thể trở nên giàu có.
- Vấn đề: Một sản phẩm nhỏ trong gia đình cũng cần phải có sự chung sức của rất nhiều người ⇒ Nếu không có sự phân công và hợp tác giữa hàng ngàn, vạn người thì một người bình thường nhất ở 1 quốc gia văn minh cũng không thể có cuộc sống thoải mái.
Ví dụ về sản xuất đinh ghim và dây chuyền sản xuất của Henry Ford.
Trao đổi hàng hóa
-
Sở dĩ con người có thể phân công và hợp tác nhờ 1 tiền đề: Giữa họ có khả năng trao đổi hàng hóa một cách công bằng.
-
Adam Smith cho rằng: Nếu đánh vào tính vị kỷ của người khác để họ thấy lợi ích có được khi làm theo yêu cầu là xứng đáng thì dễ dàng hơn là mong chờ vào lòng tốt. Bữa tối của chúng ta không đến từ òng nhân từ của người bán thịt, nấu rượu hay làm bánh mà đến từ sự quan tâm của họ với lợi ích riêng của mình.
-
Nếu không có trao đổi hàng hóa và phân công lao động, tất cả mọi người đều có chung trách nhiệm và công việc nên sẽ không thể có các nghề nghiệp khác nhau. Giao dịch là điểm khởi đầu cho tiến bộ của xã hội loài người.
-
Giao dịch ⇒ Phân công sản xuất ⇒ Rèn luyện kỹ năng trong thời gian dài ⇒ Master ⇒ Sản xuất thêm nhiều sản phẩm để giao dịch.
Mở rộng Giao thương
-
Phạm vi giao dịch cũng ảnh hưởng tới mức độ phân công lao động. Phạm vi giao dịch càng lớn thì phân công lao động càng tinh vi và năng suất cao. Ngược lại, phạm vi giao dịch càng nhỏ thì phân công lao động càng thô sơ và năng suất khó nâng cao.
- Nếu phạm vi giao dịch nhỏ, người làm bánh ngày bán được vài cái ⇒ không đủ nuôi sống gia đình ⇒ Phải làm thêm rượu/ trồng ruộng, … ⇒ Không chuyên biệt hóa ⇒ Khó nâng cao năng suất.
-
Phạm vi giao dịch phụ thuộc vào Chi phí vận chuyển. Chi phí càng thấp thì phạm vi càng được mở rộng.
- Vận chuyển bằng đường thủy sẽ rẻ hơn nhiều so với bằng đường bộ ⇒ Giao thương giữa các nước phát triển về đường thủy sẽ mạnh hơn.
- Các thành phố cảng ven biển luôn là nơi thịnh vượng của 1 quốc gia.
Notes
Phạm vi giao dịch càng lớn, phân công lao động càng tinh vi.
Phân công lao động càng tinh vi, năng suất càng cao.
Tiền
- Bản chất là vật có giá trị trao đổi.
- Trước đây người ta có thể dùng lúa gạo, thịt hươu, … để trao đổi, nhưng những thứ này nặng, khó di chuyển, lại không để được lâu ⇒ Cần thứ gì có thể trao đổi, mà có thể cất giữ lâu dài.
- Sau đó người ta nghĩ tới vỏ sò, lông ngỗng, …
- Về sau, tiền kim loại chiếm được ưu thế. Đúc từ kim loại quý như vàng, bạc, đồng, .. Tuy nhiên, những loại tiền này khó để kiểm chứng về chất lượng.
- Để giải quyết vấn đề này, Chính phủ đứng ra nhận là người in tiền. Như thế chất lượng được kiểm chứng, đơn vị quy đổi cũng thống nhất nên được chấp nhận nhiều hơn. Ngoài ra những người làm tiền giả sẽ bị xử tử, như 1 hình thức để nâng cao uy tín cho tiền chung.
- Thời nhà Tống, ở Tứ Xuyên, do bị chiếm hết vàng bạc đá quý ⇒ Người ta ban đầu nghĩ ra dùng sắt để đúc tiền, nhưng do nặng, giá trị thấp ⇒ Dùng giấy để làm tiền, có in con dấu của chính quyền. Đây là đồng tiền giấy đầu tiên trên thế giới.
- Ở nước ta, năm 1396, Hồ Quý Ly cho in tờ tiền giấy đầu tiên.
- Trong tù, thuốc lá/ mì gói cũng được coi như 1 loại tiền tệ.
Notes
Phân công lao động sản xuất ra hàng hóa > Nhu cầu giao dịch phát sinh > Tạo điều kiện cho sụ ra đời của tiền tệ > Giao thương hàng hóa được thuận tiện hơn, mở rộng phạm vi giao dịch > Con người an tâm tập trung vào sản xuất 1 hàng hóa hơn ⇒ Phân công lao động trở nên tinh vi hơn.
Động lực phát triển cơ bản của hệ thống kinh tế xã hội
-
Lao động là tiêu chuẩn đích thực để tính toán giá trị hàng hóa
- Lao động, sức lao động, là loại tiền tệ nguyên thủy. Với những người sở hữu của cải và muốn đổi lấy hàng hóa khác, giá trị của của cải đúng bằng lượng lao động mà nó khiến người ta phải bỏ ra để mua hoặc được sử dụng. ⇒ Mang tính tương đối, không đo đếm được.
-
Giá cả tự nhiên (Chi phí) và Giá cả thị trường
-
Vốn, Đất Đai
-
Tiền lương, Lợi nhuận và Tiền thuê đất
- Tiền lương trả cho người lao động, Nhà đầu tư/ Tư bản có lợi nhuận, chủ đất thì có tiền thuê đất. Của cải xã hội cũng được phân phối theo 3 phương thức này.
- Giá của các hàng hóa trong xã hội đều có thể chia làm 3 phần như trên.
-
Giá cả của thị trường còn được quyết định bởi nhu cầu thực tế của người tiêu dùng. Họ thực sự có khả năng mua hàng hóa không.
- Cân bằng Cung - Cầu - Giá sẽ thay đổi để đạt tới cân bằng Cung - Cầu. Cung không đủ Cầu thì giá tăng. Cung vượt quá Cầu thì giá giảm.
- Biến động thế nào thì Giá cả cũng sẽ dao động về quanh mức Chi phí sản xuất (Tiền lương + Lợi nhuận + Tiền thuê đất) để đạt cân bằng Cung - Cầu.
-
Chi phí sản xuất quyết định giá cả thị trường. (Điều này lý giải vì sao mà Không khi rất cần thiết nhưng giá lại = 0. Kim Cương không là nhu yếu phẩm nhưng giá lại rất đắt.)
-
Về mặt lý thuyết, tiền lương cũng chịu ảnh hưởng của quy luật Cung - Cầu. Nói rộng hơn, Chi phí và Lợi nhuận của các ngành về lâu dài cũng sẽ cào bằng về bằng nhau. Tuy nhiên, tiền lương của các ngành sẽ khác nhau vì ảnh hưởng bởi các yếu tố: Mức độ nguy hiểm, Độ khó, Chi phí học nghề, Tính ổn định (mưa gió, …), Mức độ trách nhiệm trong công việc, …
Suy ngẫm về chính sách kinh tế của các quốc gia Châu Âu
-
Smith cho rằng cần phải để người lao động và vốn tự do lưu động. (Thời đó Chính phủ ban hành nhiều điều luật hạn chế lao động qua các nước châu Âu, hoặc người trong nghề X chỉ được nhận bao nhiêu học trò, …)
-
Smith còn phản đối chính sách bảo hộ thương mại của chủ nghĩa Trọng thương.
- CN Trọng thương cho rằng Của cải là vàng bạc, nên phải khuyến khích xuất khẩu, hạn chế việc dùng vàng bạc để nhập khẩu từ nươc sngoafi.
- Theo Smith, vàng bạc không phải là của cải; lượng vàng tăng lên không thể hiện việc của cải các quốc gia đó tăng lên. Chỉ khi năng lực sản xuất được nâng lên, cuộc sống người dân tốt đẹp hơn thì quốc gia đó mới thực sự giàu lên.
- Nếu các quốc gia đều tăng xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu, thì lâu dài, họ sẽ trả đũa lẫn nhau, và xuất-nhập khẩu hàng hóa của các nước đều bị ảnh hưởng.
-
Lý thuyết về lợi thế so sánh trong thương mại quốc tế
- Quốc gia cũng giống con người, luôn tồn tại lợi thế phân công khác nhau. Mỗi người giỏi 1 cái (săn bắn, làm nhà, dệt vải, …). Nếu không thể tự do trao đổi hàng hóa, thì người đi săn sẽ không xây được nhà, người dệt vải sẽ không đủ đồ ăn ⇒ Tất cả lượng thịt, nhà, vải, .. đều giảm xuống.
Bàn tay vô hình
-
Các cá nhân, ban đầu chỉ muốn theo đuổi niềm vui và lợi ích cá nhân. Nhưng khi làm vậy, một “bàn tay vô hình” sẽ dẫn dắt anh ta đến 1 mục tiêu hoàn toàn khác, không phải thứ bản thân theo đuổi, nhưng lại thúc đẩy lợi ích xã hội hiệu quả hơn.
-
Bàn tay vô hình chính là thị trường tự do: Tự do trao đổi hàng hóa, thay đổi công việc, chọn hướng đầu tư. Bất cứ việc làm nào của họ đều dựa trên lợi ích của chính mình. Điều này sẽ khiến của cải xã hội không ngừng tăng lên và mọi người đều được hưởng lợi.
-
Cạnh tranh tự do thúc đẩy tiến bộ xã hội, giúp người giỏi có được lương cao, DN kiếm được lợi nhuận hơn, đất đai được sử dụng hiệu quả hơn. Không có tự do cạnh tranh, sự cần cù và tài năng của con người cũng không phát huy được!
Trách nhiệm của Nhà nước trong phát triển kinh tế
Trách nhiệm
- Duy trì an ninh quốc phòng, giúp quốc gia tránh giặc ngoại xâm.
- Duy trì trật tự xã hội, đảm bảo các giao dịch được tiến hành công bằng. (loại bỏ các giao dịch phi pháp)
- Tích cực xây dựng công trình công cộng như kênh đào, đường sá, công trình thủy lợi, …
Thu nhập
- Kinh doanh tài sản mà nhà nước sở hữu (Thuế đất, Phí cầu đường, …) hoặc những hđ nằm ngoài khả năng nguồn vốn tư nhân.
- Thuế:
- Do người dân có thể thu nhập từ 3 đường chính: tiền lương, lợi nhuận, tiền thuê đất , nên Chính phủ cũng có 3 loại thuế chính: Thuế thu nhập cá nhân, thuế trên thặng dư vốn, và thuế đất.
- Thuế đất thì gồm: Thuế thu trên đất nông nghiệp, và Thuế thu trên công trình nhà đất.
- Vay nợ/ Nợ công
- Vay của tư nhân/ nước ngoài
Sự phát triển của Kinh tế học sau Của cải của các dân tộc
-
Vấn đề còn bỏ ngỏ:
- Ảnh hưởng của tiền tệ với nền kinh tế chưa được hoàn toàn bộ lộ (do thời của Smith chưa có tiền giấy)
- Giải quyết vấn đề “lạm phát” như thế nào
- Môi trường: Ô nhiễm không khí, nước, đất, thoái hóa rừng, … do Cách mạng Công nghiệp
- Tinh thần và sức sáng tạo của Doanh nhân.
-
Sự biến đổi từ vàng sang tiền giấy diễn ra sau khi Adam Smith viết cuốn sách này, nên ông cũng không thể lường được tác động to lớn của nó.
- Khi tiền được in nhiều, giá trị hàng hóa sẽ tăng. Giá cả hàng hóa của một quốc gia sẽ ổn định khi chỉ phát hành lượng tiền giấy tương đương với sản lượng hàng hóa của mình
-
Đối với vấn đề môi trường, nhà nước cần phải phát huy vai trò trong việc sửa chữa thất bại thị trường.
-
Tinh thần Doanh nhân gồm 5 phương diện
- Sáng tạo sản phẩm mới hoặc cải tiến sản phẩm đã có.
- Áp dụng phương pháp sản xuất mới
- Mở ra thị trường mới
- Phát hiện nguồn cung ứng nguyên liệu hoặc bán thành phẩm mới.
- Đổi mới kết cấu hoặc phương thức quản lý doanh nghiệp.
-
Doanh nhân
- 4 tố chất
- Quyết tâm
- Lấy sáng tạo làm niềm vui
- Khát vọng chiến thắng
- Ý chí kiên định
- 3 khả năng
- Khả năng dự đoán
- Khả năng thuyết phục
- Khả năng quản lý
- 4 tố chất
Resources
- Những nguyên lý của kinh tế học - Alfred Marshall
- Tư bản - Karl Marx
- Lý thuyết tổng quát về việc làm, lãi suất và tiền tệ - John Maynard Keynes
- Lý thuyết phát triển kinh tế - Joseph Schumpeter
- Kinh tế học - Paul Samuelson