Người đua diều

Tuyến nhân vật

  1. Amir
  2. Hassan
  3. Baba - Bố của Armi
  4. Ali - Bố của Hassan

Nội dung

  • Xã hội, lịch sử của Afganistan giai đoạn 197x-2004:

    • Sự phân biệt giai cấp, sự kì thị chủng tộc. Người đọc có thể cảm nhận thấy rõ sự tương phản trong cuộc sống của những con người thuộc 2 tầng lớp khác nhau, dù sống chung dưới một mái nhà.
      • Gia đình Ali và Hassan thì ở trong túp lều góc vườn, còn Baba và Amir thì ở trong ngồi nhà khang trang.
      • Công việc hàng ngày của mọi người. Sáng ra Amir đã có sẵn người đánh giày, chuẩn bị quần áo, …
      • Aseef luôn bắt nạt những người yếu thế, đặc biệt là Hassan. Kể cả nhiều năm sau này, hắn ta vẫn giữ bản chất như thế.
      • Đó là cách thể hiện tình cảm, khi Amir không biết nên gọi tên mqh của mình và Hassan là gì. Anh không thừa nhận hay không dám thừa nhận rằng đó là bạn bè mình, không thể vượt qua được rào cản vô hình đó. Hay chuyện vì phân biệt giai cấp mà Baba không thể công khai thừa nhận Hassan là con trai mình.
    • Sự rối loạn của chính trị, nhiễu nhương của quân Taliban, quân Nga, …
      • Đảo chính để lật đổ nhà vua, chuyển sang chế độ mới.
      • Quân Nga tiến vào thì cũng đã hạch sách, giết chóc, cướp bóc dân Afganistan.
      • Quân Taliban thì tàn sát người vô tội, luôn kiếm chuyện
  • Đó là câu chuyện của sự hối tiếc, đền tội - Tội lỗi và sự Cứu chuộc.

    • Hối tiếc:
      • Là sự tiếc nuối khi không thể hiện tình cảm nhiều hơn với Hassan.
      • Là khát khao muốn được bố quan tâm nhiều hơn của Amir
      • Là sự ân hận giày xé trong Amir, khi đứng nhìn Hassan bị hành hạ mà không làm được gì. Nhưng sau đó vì quá xấu hổ, trẻ con mà cậu hành xử không đúng mực.
    • Tội ác:
      • Đối với Amir thì đó là tội ác vì đã hèn nhát, để mặc Hassan khi bị Assef hành hạ. Là khi Amir tự xấu hổ mà im lặng không nói chuyện với Hassan, hoặc ném lựu vào Hassan. Hay khi anh cố tình để tiền và đồng hồ để vu oan cho Hassan.
      • Đối với Baba là sự giày vò của quá khứ. Là khi ông không thể công khai thừa nhận đứa con của chính mình.
  • Là câu chuyện của sự hy vọng:

    • Khi vẫn có màu sắc tươi đẹp của tuổi thơ, là những buổi đua diều, hay nghịch ngợm của Amir và Hassan.
    • Là nụ cười của Sohrab ở cuối tác phẩm, rằng thằng bé có thể có một tương lai tốt đẹp hơn.

Từ khi là 1 đứa trẻ, Amir đã coi mình là người có những đặc quyền hơn những “người ở”. Rằng mình có thể dối trá, hèn nhát, nhưng không phải là ng phải gánh chịu hậu quả.

Là sự hy sinh vô điều kiện của Hassan cho Amir.

Một xã hội với quá nhiều cách biệt giàu nghèo, phân chia giai cấp, trọng nam kinh nữ, …

Ngày Amir không đứng ra bảo về Hassan là ngày đã thay đổi cuộc đời anh, của Hassan, của cả tình bạn 40 năm của Ali và Baba. Và tới tận khi Baba qua đời, anh vẫn không thể nói ra việc ngày hôm đó với cha mình.

Vì cậu, cả nghìn lần rồi

Nhưng cậu chưa vì mình lần nào =))

Mn ở Kabul đều quen biết nhau

Taliban độc ác, tàn bạo. Ng dân thì hoang mang, hoảng sợ, cam chịu. (Ông viện trưởng trại trẻ mồ côi còn qđ thỏa hiệp bằng cách bán 1 đứa trẻ con để đổi lại 10 đứa được sống).