Người Ếch

🚀 The Book in 3 Sentences

  • Liên tiếp những vụ án xảy ra: TREO - ÉP - MỔ - NƯỚNG. 4 vụ án, 4 nạn nhân, đều được phát hiện trong tình trạng rất kinh khủng, người bị móc vào miệng treo lên, người bị ép dẹp lép bởi máy thủy lực, người bị mổ và cắt rời đầu + các chi, người bị nướng chín.
  • Hung thủ gây án rồi hành xử với nạn nhân như đó là những con vật. Việc lựa chọn mục tiêu cũng là “tên theo bảng chữ cái” Từ suy nghĩ đến hành xử đều rất giống bọn trẻ con gây án.
  • Dưới sự điều tra của cảnh sát, “3 hung thủ” dần lộ diện, những người có vấn đề về thần kinh bị thao túng tâm lý, ám thị và gây án.

Truyện để lại cho người đọc nhiều câu hỏi, liệu những người mắc bệnh tâm thần có nên chịu trách nhiệm về tội ác họ đã gây ra? và việc tái hòa nhập cộng đồng sẽ như thế nào?

Tự nhiên đọc cuốn này lại nhớ tới Thánh giá rỗng của bác Keigo =))

🎨 Impressions

How I Discovered It

Quyển này tầm đầu năm 2025 khá nổi =)) Trên box Hội Kindle + Mọt truyện mọi người bảo plot twist hay lắm :v

Đọc thử review thì nhiều người bảo là hơi overrate :v anw, cứ đọc thử xem sao!

Who Should Read It?

☘️ How the Book Changed Me

How my life / behaviour / thoughts / ideas have changed as a result of reading the book.

🗝️ Keywords

✍️ My Top 3 Quotes

📒 Summary + Notes

Nhân vật:

  • Watase - Đội trưởng, Cảnh sát phụ trách vụ án người ếch
  • Kotegawa - Cảnh sát cùng điều tra vụ án người ếch - main
  • Omaezaki - Bác sĩ tâm thần, người phụ trách điều trị cho các bệnh nhân mắc bệnh
  • Katsuo Toma - Từng giết 1 bé gái khi mới 14 tuổi, bị chuẩn đoán có bệnh tâm thần nên chỉ bị quản thúc 1 thời gian và được thả.
  • Sayuri Udo - Người giám hộ của Katsuo, chữa trị cho Katsuo bằng phương pháp dùng âm nhạc để thay đổi con người.

Câu chuyện được kể theo từng chương: TREO - ÉP - MỔ - NƯỚNG - KỂ. Với mỗi chương, 1 nạn nhân lại được phát hiện, theo đúng các phương pháp trên. Kẻ giết người như đang trêu đùa với nạn nhân, coi nhạn nhân như những con ếch mà tùy ý hành hạ rồi giết chết.

Các nạn nhân được lựa chọn cũng theo 1 cái thứ tự trẻ con - tên xếp theo bảng chữ cái. Chẳng có gì quá đặc biệt, chỉ vì có tên thế mà họ bị giết???

Suốt quá trình phá án, cảnh sát đã gặp rất nhiều khó khăn, phần lớn đến từ phía dư luận, đặc biệt là tình huống người dân nổi loạn xông vào trụ sở cảnh sát để đập phá, yêu cầu đòi lấy danh sách nghi phạm để tự phòng vệ.

Truyện nhiều plot twist, bẻ lái, nhưng không đến nỗi quá wow =)) Có vẻ hơi overrate =))

Điểm sáng của tác phẩm với mình đó là:

  • Đặt ra câu hỏi: Liệu rằng điều 39 bộ luật hình sự Nhật Bản, miễn tội cho người tâm thần gây án, có phải là đúng đắn hay không? Và nếu không thì có cách nào để cho việc xử án được “công bằng” dưới góc độ đạo đức hay không?
  • Tâm lý đám đông là cái gì đó rất kinh khủng =)) Khi bị kích động bởi báo chí, mạng xã hội, hoặc các sự kiện ảnh hưởng tới lợi ích (đặc biệt là tính mạng), nó có thể biến thành những thứ mà không ai có thể lường trước.

Có mấy điểm hơi chê:

  • Việc cân bằng giữa “trinh thám” và “tâm lý xã hội” - Dù đây là đặc trưng của trinh thám Nhật, nhưng trong quyển này nhiều đoạn mình thấy tác giả dành quá nhiều thời gian cho tâm lý xã hội, kiểu lan man nhiều hơn là chủ đích =))
  • Tình tiết “trinh thám” hơi ít - Mọi người hay khen plot twist cuối truyện hay, nhưng với mình thì thấy bình thường =)) Cảm giác cái kết hơi gượng ép. Nếu là thao túng tâm lý thì vẫn thích Đừng nói chuyện với cô ấy - Ngộ Cẩn hoặc Kẻ nhắc tuồng hơn =)) Trong truyện cũng không có nhiều suy luận logic để tìm cho ra hung thủ.

Đọc truyện này có 1 vài suy ngẫm:

Điều 39 Bộ luật hình sự NB miễn tội cho người tâm thần gây án.

Người tâm thần không bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nhưng còn nỗi đau của những người thân nạn nhân thì sao? Liệu có cách nào đó để “bù đắp” lại 1 cách công bằng hay không? Rồi ở VN, đôi khi việc “tâm thần” lại còn là cứu cánh cho 1 số người khi ra tòa nữa =)) Phải - Trái - Đúng - Sai ???

Đây cũng là đặc trưng của văn phong trinh thám Nhật Bản. Không quá tập trung vào thủ đoạn gây án, mà tập trung vào tâm lý của nhân vật, đặt nhân vật và người đọc vào những tình huống cân nhắc suy nghĩ khó xử.

Người dân nổi loạn, tấn công đồn cảnh sát để đòi lấy danh sách nghi phạm.

Trong tình huống đó, cảnh sát chỉ được phép phòng thủ chứ không chống trả. Nhưng người dân thì đang hăng máu, đánh và tấn công luôn. Nếu mình là cảnh sát trong tình huống đó, mình sẽ làm gì?

Cái này giống mấy tình huống trong Squid Game =)) Bình thường thì ai cũng đạo mạo văn hóa đạo đức các kiểu, nhưng nếu bị dồn tới đường cùng, đứng giữa sống chết, không phải ai cũng có thể giữ được mình.