Những tù nhân của địa lý

Author: Tim Marshall

Từ xa xưa, địa hình của nơi ta sống đã định hình chúng ta, cầm tù những nhà lãnh đạo của các quốc gia đó.

Không có chuyện nhân tố địa lý này quan trọng hơn nhân tố địa lý kia. Núi non không quan trọng hơn sa mạc, sông ngòi không hơn gì rừng rậm. Các đặc điểm địa lý khác nhau là một trong những nhân tố chính quyết định những gì con người có thể và không thể làm.

Địa chính trị là dựa vào những nhân tố địa lý (đất đai, rào cản tự nhiên như núi non, sông ngòi, khí hậu, nhân khẩu, các khu vực văn hóa, khả năng tiếp cận nguồn tài nguyên thiên nhiên, …) để phân tích về nền văn minh, chiến lược chính trị, quân sự, sự phát triển của xã hội con người, ngôn ngữ, thương mại, tôn giáo.

⇒ Nó là 1 phần cơ bản của câu hỏi “WHY” và câu hỏi “WHAT”

Nga

Lãnh thổ

  • Trải dài từ châu Âu qua châu Á. Đảo cực Đông của Nga có thể nhìn sang đảo thuộc Alaska - Hoa Kỳ.
  • Dù 75% diện tích nằm ở Châu Á, nhưng chỉ có 22% dân số Nga sống ở đây. Tài nguyên khoáng sản có nhưng nằm sâu dưới băng, đất đai cằn cỗi, khí hậu khắc nghiệt, …
  • Phần lãnh thổ chia giữa Châu Âu và Châu Á bởi dãy Ural

Lời nguyền địa lý

  • Đồng bằng Bắc Âu:
    • Tất cả các nước muốn tiếp cận Moscow từ hướng Bắc - Nam, Đông đều rất khó khăn. Do thời tiết lạnh giá, rừng + núi. Kèm theo đó là chuỗi hậu cần khó có thể cung ứng được vì địa lý + thời tiết khắc nhiệt. (Napoleon + Hitler đã bị thua vì lý do này)
    • Cách duy nhất để tiến vào Moscow là đi qua đồng bằng Bắc Âu. Đó là lý do tại sao Nga luôn giữ quyền kiểm soát đối với những quốc gia ở mặt phía Tây của họ như Ukraine.
    • Đồng bằng Bắc Âu có ít núi non, nên nếu bị tấn công từ hướng này, quân xâm lược sẽ tiến rất nhanh tới Moscow.
  • Cảng nước ấm:
    • Nga không có cảng nước ấm có lối ra trực tiếp các đại dương lớn. Các cảng của Nga hầu hết không đủ sâu, hoặc sẽ bị đóng băng vào mùa đông. Đây là Gót chân Achille của Nga.
    • Đó là lý do Putin buộc phải thôn tính Crimea. Vì ở đó có cảng Sevastopol.
      • Nga buộc phải làm như vậy, trong tình thế Ukraine đang thoát dần khỏi sự lệ thuộc vào Nga.
      • Ukraine chưa được gia nhập NATO và EU, các nước trong khối NATO có thể mặc kệ Crimea, nhưng Nga thì không thể. Washington thì xa mà Moscow thì gần =))

Trung Quốc

Lãnh thổ

  • Diện tích rộng lớn, nhiều đường biên giới với các nước, tuyến đường biển ngắn kết nối thương mại.
    • Không mạnh về hải quân, không lấn chiếm lãnh thổ trên biển.
    • Việc tuần tra các tuyến đường biển dài trên Thái Bình Dương, Đại Tây Dương và Ấn Độ Dương khiến cho nỗ lực lấn chiếm không bõ công.
  • Trung Nguyên - Bình nguyên Hoa Bắc, diện tích gần 160.000 dặm vuông, nằm dưới vùng Nội Mông, phía nam Mãn Châu, xung quanh lưu vực sông Hoàng Hà, trải dài tới sông Dương Tử.
  • Lũ lụt
  • Di dân
  • Phía Bắc biên giới với Mông Cổ, giữa là sa mạc Gobi, đường xá không thuận lợi. Nên TQ bành trướng không phải bằng quân sự mà bằng thỏa thuận thương mại, nhằm hút cạn nguồn tài nguyên thiên nhiên của Mông Cổ.

Quan hệ ngoại giao

  • Nga: Từ khi bị Mỹ và phương Tây cấm vận do vụ ở Ukraina, Nga đẩy mạnh quan hệ với TQ nhưng ở vị trí yếu thế hơn trong mqh.

  • Việt Nam: Do biên giới dễ vượt qua ⇒ VN chỉ có lựa chọn làm thân với Mỹ để được bảo vệ hoặc thân với Bắc Kinh.

  • Lào: Biên giới ngắn, khó di chuyển.

  • Ấn Độ: Bị ngăn cách bởi dãy Hymalaia. Đây là Vạn lý trường thành tự nhiên giữa 2 quốc gia.

  • TQ buộc phải kiểm soát Tây Tạng, vì nếu không Ấn Độ sẽ làm thế để tạo ra 1 căn cứ quân sự tiến vào Trung nguyên TQ, kiểm soát nước của 3 con sông lớn: Hoàng Hà, Dương Tử, Mê kông. TQ tích cực xây dựng đường sắt vào Tây Tạng, mang hàng hóa và người Hán di dân vào đó.

  • TQ cũng phải nắm chắc khu vực Tân Cương (nơi có rất đông người Duy Ngô Nhĩ). Họ cũng muốn ly khai khỏi TQ, vì văn hóa, tôn giáo của 2 bên là khác hoàn toàn nhau. Tuy nhiên TQ không thể để điều đó xảy ra, vì nếu ai đó nắm được Tân Cương, họ sẽ dễ dàng tiếp cận được bình nguyên Hoa Bắc.

  • TQ đang dần vườn tầm tay ra khắp thế giới.

    • Họ chiếm quần đảo Trường Sa của VN, hút cát và xây dựng căn cứ quân sự.
    • Khiến Sri lanka vỡ nợ, buộc phải cho phép TQ thuê cảng Hambantota.
    • Họ đầu tư rất nhiều nguồn lực vào Châu Phi Vơ vét tài nguyên của nước này.
  • TQ đang trên con đường xây dựng 1 đội hải quân mạnh, để có thể tăng tầm ảnh hưởng của mình. Hải quân có mạnh, mới có thể bảo vệ, phát triển giao thương, khiến các nước khác canh chừng. Nhưng ít nhất phải 50 năm nữa, TQ mới có thể đuổi kịp Mỹ về việc phát triển hải quân.

Hoa Kỳ

Lãnh thổ

  • Thiên nhiên đã cực kỳ ưu đãi cho Hoa Kỳ, và đó là lợi thế khiến HK trở thành siêu cường số 1 thế giới.
  • Khi người phương Tây phát hiện ra Hoa Kỳ, nó mới chỉ là 1 rìa phía Đông, sát Đại Tây Dương.
    • Người dân thuộc địa đã vùng lên đấu tranh, ly khai và thành lập nhà nước riêng, tách khỏi Anh.
    • Ngày 2/5/1803, hiệp ước Louisiana được ký kết giữa Pháp và Mỹ. Dưới thời Jefferson, Hoa Kỳ đã đặt bước tiến đầu tiên về phía Tây.
    • Sau đó, họ tiếp tục đánh nhau với Tây Ban Nha, để chiếm vùng bang Florida ngày nay.
    • Ngày 30/3/1867, Ngoại trưởng Eduard de Stoeckl và William Henry Seward chính thức ký thỏa thuận chuyển nhượng vùng Alaska với giá 7,2 triệu USD. Người Mỹ lúc đó đã rất bức xúc, họ nói CP đã đổi tiền lấy tuyết, cho tới khi người Mỹ phát hiện ra rất nhiều tài nguyên, dầu mỏ từ vùng đấy này.
    • Tiếp đó, họ dồn thổ dân da đỏ về phía bờ tây, đánh nhau với Mexico để giành đất, … Cuối cùng, Hoa Kỳ cũng đã có thể có mảnh đất trải dài từ bờ Đại Tây Dương sang Thái Bình Dương.
  • Hoa Kỳ được chia ra thành 3 phần:
    • Miền Đông: Đại Tây Dương dãy Appalachian
    • Miền Tây: Thái Bình Dương Dãy Rocky
    • Trung tâm: Giữa 2 dãy núi này.
  • Hoa Kỳ liên tục bành trướng, mở rộng lãnh thổ, mua lại đất đai/ đảo của các nước khác.

Quan hệ ngoại giao

  • Sử dụng lý do: “Đem lại tự do cho con người trên toàn thế giới” để đưa quân vào rất nhiều nơi.
  • Trong khối NATO, người chỉ huy quân đội luôn là người Mỹ, dù chủ tịch có là người thuộc các quốc gia khác.
  • Hoa Kỳ có hạm đội hải quân rất mạnh, đóng quân ở khắp nơi trên thế giới: Okinawa (Nhật), … Họ sẽ sử dụng quân đội để phát đi tín hiệu, và sẵn sàng hành động khi cần thiết.
  • Lôi kéo đồng minh, đối đầu với Nga. Sử dụng Đài Loan để kìm hãm Trung Quốc. Giữ quân đội ở Nhật để thể hiện sự hiện diện của mình tại Đông Á.
  • Dưới thời tổng thống Obama, ông đã “xoay trục” từ Châu Âu sang Châu Á, để hãm lại sự bành chướng của TQ.
  • 3 quốc gia là: Singapore, Malaysia, Indonesia vẫn đang là đồng minh của Hoa Kỳ Việc kiểm soát eo biển Malacca là điều có thể. Phần lớn lượng tàu chở dầu tới Trung Quốc đều đi qua eo biển này.
  • Mỹ trước đây luôn phải để mắt tới New Orleans - cửa ngõ của sông Missisipi, và giờ đây, họ vẫn phải để mắt tới khu vực Vịnh Mexico, và khu vực tiếp giáp Cuba.

References

Tây Âu

Lãnh thổ

  • Lục địa già. Thời tiết và đất đai thuận tiện cho nông nghiệp, mùa màng bội thu, thực phẩm dôi thừa Từ xưa đã phát triển buôn bán

  • Các con sông ở đây có 1 đặc điểm là thông nhau. Lâu dần nó hình thành lên 1 biên giới tự nhiên. Ven các con sông xuất hiện nhiều thành thị, và 1 trong số đó trở thành thủ đô. Các nước mọc lên dày đặc trong 1 khu vực diện tích nhỏ.

  • Các dãy núi, con sông phân chia Tây Âu thành từng khu vực

    • Dãy Pyrenees: Ngăn cách bán đảo Iberia (Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha) không thể đi theo đường bộ lên Pháp. Nếu đi đường biển họ cũng chỉ qua được các nước không mấy phát triển ở Nam Âu
    • Pháp: Được hình thành bởi rào cản tự nhiên: Dãy Pyrenees, dãy Alps, sông Rhine và Đại Tây Dương
    • Sông Danube là con sông dài thứ 2 Châu Âu, chảy từ Rừng Đen của Đức và về phía nam đến Biển Đen, là biên giới tự nhiên của các nước dọc theo dòng chảy: Slovakia và Hungary, Croatia và Serbia, Serbia và Romania, Romania và Bulgaria.
  • Pháp: Vị trí thuận lợi, đồng bằng, sông ngòi thông nhau, sông Loire thì chảy tới Đại Tây Dương, sông Rhone thì chảy tới Địa Trung Hải

  • Ý: Phân chia rệt Nam Bắc. Miền Bắc công nghiệp phát triển, mức sống cao hơn hẳn.

  • Tây Ban Nha: Đồng bằng hẹp, đất đai khô. Nội địa thì gặp khó với các con sông ngắn/ cao nguyên. Thương mại với Tây Âu bị ngăn bởi dãy Pyrenees, thị trường phía Nam (Bồ Đào Nha, Châu Phi) thì là các nước đang phát triển

  • Hy Lạp:

    • Đất đai dốc, ít đất nông nghiệp. Sông không cho phép vận chuyển hàng hóa.
    • Các khu đất bằng ít có để xây dựng lên khu đô thị lớn với dân số có trình độ học vấn/tay nghề cao.
    • Athens nằm ở mũi 1 bán đảo, gần như bị cắt đứt khỏi tuyến thương mại đường bộ với châu Âu. Dựa vào biển Aegea nhưng lại phải cẩn thận với đối thủ Thổ Nhĩ Kì.
    • 1400 hòn đảo Cần 1 đội tàu chiến mới đủ tuần tra và bảo vệ 1 khoản chi tiêu khổng lồ.