Nàng tiên cá

📒 Summary + Notes

Tiểu thuyết của nhà văn Lôi Mễ, tác giả của series Đề thi đẫm máu. Tác phẩm không hẳn là tiểu thuyết trinh thám, giống đúng như ông nói: Tập trung vào Câu chuyện và Số phận con người hơn là những suy luận logic để phá án. Đọc cuốn này, mình thấy có nét tương đồng với phong cách viết truyện của 1 số nhà văn khác: Tử Kim Trần, Higashino Keigo, … tuy nhiên, Keigo tập trung nhiều hơn vào khắc họa “tâm lý nhân vật”, còn Lôi Mễ tập trung vào “câu chuyện” nhiều hơn.

Nhân vật:

  • Tô Lâm - Nữ sinh lớp 11D, gia cảnh khó khăn, thường hay bị bắt nạt
  • Bác Cố - Cố Hạo - Cựu chiến binh, bảo vệ mới về hưu, hàng xóm của Tô Lâm.
  • Thái Vỹ - 24 tuổi, cảnh sát, con trai của bạn thân Cố Hạo.
  • Mã Na - Bạn học cùng lớp Tô Lâm - con nhà giàu, hống hách, khó bảo, chuyên đi bắt nạt bạn bè, thầy cô.
  • Khương Đình - Bạn học cùng khối với Tô Lâm - chứng kiến cảnh Tô Lâm bị Mã Na bắt nạt, đẩy xuống cống.
  • Vincent - Người vô gia cư, sống trong cống ngầm dưới lòng thành phố. Vincent đã cưu mang Tô Lâm khi cô đi lạc.
  • Ngọc Thục - Mẹ của Khương Đình. …

Câu chuyện bắt đầu vào 1 ngày mưa lớn, nước cống chảy mạnh, cuốn theo 3 thi thể phụ nữ trôi ra cửa sông. Thái Vỹ phụ trách điều tra vụ án này.

Ở trường, Tô Lâm tham gia vở kịch tiếng Anh Nàng tiên cá, với vai chính là Mã Na đảm nhiệm. Trong 1 lần thay đồ, Tô Lâm đã thử chiếc váy trắng của “tiên cá”, và bị Mã Na phát hiện. Cuối giờ, Mã Na cùng 2 người bạn đã đánh Tô Lâm, và dồn cô xuống cống ngầm, sau đó vứt đất, đậy nắp cống. Khương Đình là người đã chứng kiến cảnh tượng đó. Ngọc Thục - mẹ cô cũng đã nhìn thấy, nhưng không chắc chắn là thật hay hoa mắt. Hôm đó, là 1 ngày mưa.

3 ngày sau Tô Lâm không về, mọi người cho rằng cô bé đã chết trong cống ngầm, và bị nước cuốn đi. Để xử lý hậu quả, Mã Đông Thần - cha của Mã Na đã đến nhà họ Tô, và “tìm cách khắc phục hậu quả”, bằng cách: “cho họ Tô một đứa con”. Con trai út nhà họ Tô sẽ được vào hộ khẩu, được đi học, và gia đình sẽ nhận được 1 số tiền đền bù. Nhà họ Tô đã bỏ mặc con gái lớn, chấp nhận đề nghị đó.

Cố Hạo không thấy Tô Lâm xuất hiện tại nhà Lo lắng. Qua hỏi thăm, điều tra, ông biết Tô Lâm đã mất tích. Không ngại khó khăn, ông đã đi tìm dưới cống ngầm. Khương Đình và Ngọc Thục đều cảm thấy hối hận vì hành vi của mình, nên cũng tham gia trong quá trình tìm kiếm Tô Lâm.

Về phần Tô Lâm, cô đi lạc trong lòng cống ngầm, và vô tình lao vào 1 “căn phòng” trong lòng đất. Đây là khu vực bể chứa nước mưa, nhưng bị kẹt cống nên nước không vào được, hình thành 1 căn hầm trong lòng đất. Ở đây, cô gặp Vincent - một người vô gia cư, mắc bệnh tâm thần - chủ của căn phòng này. Hai người sống tạm ở đây. Đêm đến thì lên mặt đất tìm đồ phế liệu, sáng thì quay lại hầm ngủ.

Hành trình đi tìm kiếm Tô Lâm của Cố Hạo rất khó khăn, nhất là với 1 người cao tuổi như ông. Nhưng cuối cùng, sau khi có thông tin từ Khương Đình, ông cũng đã tìm được căn hầm đó, nhưng không gặp được Tô Lâm.

Câu chuyện dần được sáng tỏ khi thầy Chu - Giáo viên ở trường Tô Lâm - một kẻ yếu sinh lý, và biến thái trong tư tưởng, chuyên lái xe dụ dỗ các cô gái về chụp ảnh, sau đó giở trò đồi bại. Trong 1 lần như thế, Vincent đã nhìn thấy. Từ đó, hắn và Vincent đã quen nhau. Hắn dụ dỗ các cô gái Vincent sẽ làm trò thú tính, rồi giết các cô đó, trong khi hắn ở ngoài quay video và chụp ảnh lại. Những cái xác được vứt trong cống ngầm.

Do bị Mã Na xúc phạm là “chó chui gầm chạn”, thầy Chu đã bắt cóc Mã Na và mang tới chỗ Vincent, nhưng lần này, do đã được cảm hóa bởi Tô Lâm, Vincent không còn làm những trò đội bại như trước nữa. Hắn bỏ chạy. Đúng lúc cảnh sát dò ra được, buộc Chu phải tông chết hắn bịt đầu mối. Tô Lâm đã chứng kiến mọi chuyện.

Cô đã tự vạch ra 1 kế hoạch, lừa cho thầy Chu tới căn hầm, sau đó đánh ngất, buộc treo cổ vào miệng cống ngầm. Gọi điện cho Mã Đông Thần tới, làm hắn mở cửa cống để giết chết Chu Ngộ sát. Còn cô, thì bỏ đi nơi khác, như nàng tiên cá bơi ra biển lớn.

Tác phẩm nhẹ nhàng, xoay quanh cốt truyện, đơn thuần là kể chuyện chứ không lồng ghép quá nhiều yếu tố trinh thám.

Truyện đề cao những “người tốt”, đặc biệt là Cố Hạo, Ngọc Thục, Khương Đình.

Tuy nhiên, cảm giác nhiều chỗ còn chưa sâu, chưa chạm được vào cảm xúc của người đọc.