Phương trình hạ chí

Nội dung

Trong một lần đi công tác, nhà vật lý Yukawa tình cờ giúp đỡ một cậu bé trên tàu, và việc này vô tình mở đầu cho một chuỗi các sự kiện, và vén màn một bí mật từ 16 năm trước.

Một vị khách trong nhà trọ Lục Nam Trang bị rơi từ trên vách đá xuống. Lúc đầu mọi người nghĩ là do ông vô tình xảy chân khi đi dạo đêm. Nhưng do vị khách này đã từng làm đội trưởng đội hình sự Tokyo, nên vụ án cần được làm rõ ràng hơn.

Tử thi được khám nghiệm, nguyên nhân chết là do bị ngộ độc khí CO.

Cuộc điều tra diễn ra ở 2 vùng hoàn toàn khác nhau: Tokyo - nơi diễn ra vụ giết người 16 năm trước và Khu quán trọ Lục Nam Trang - nơi vụ ngộ độc diễn ra.

Hai không gian, hai câu chuyện, nhưng cùng bắt đầu từ 1 sự kiện.

16 năm trước, Senba - một người đàn ông đã có vợ, nhưng đã qua đêm cùng với Setsuko. Hai người không đến được với nhau, sau đó Setsuko đã đi lấy chồng. Nhưng đứa con gái duy nhất lại là con gái của Senba. Bí mật này bị lộ ra ngoài, và đồng nghiệp cũ của Setsuko đã dùng nó với ý định tống tiền Setsuko. Trong lúc nóng giận, đứa con gái khi đó mới học cấp 2, đã cầm dao đâm chết người phụ nữ đó.

Để chịu tội thay cho con gái, Senba đã tự nhận mình là người giết chết người phụ nữ đó, và phải ngồi tù 16 năm.

Cảnh sát phụ trách vụ án năm đó, vẫn luôn canh cánh trong lòng. Sau khi Senba ra tù, ông đã tìm lại cậu ta và hiểu đầu đuôi câu chuyện. Ông đã tìm gia đình của Setsuko, và muốn đứa con gái đi gặp cha đẻ của mình lần cuối. Nhưng vì muốn che giấu bí mật cũ, người chồng của Setsuko đã dàn dựng một vụ ngộ độc khí CO để giết chết ông cảnh sát.

⇒ Một phút lỡ lầm, người thân hứng đủ.

  • Đó là phút lỡ lầm của Senba, khi anh không kiềm chế được mình mà đã cùng qua đêm Setsuko, để rồi bắt đầu cho một loạt những sự kiện sau này.
  • Đó là phút lỡ lầm của Narumi khi đã dùng dao đâm chết người, để rồi suốt quãng đời còn lại cô phải sống trong ân hận, và bảo vệ biển để chờ ngày người cha đẻ của mình quay về.
  • Đó là phút lỡ lầm của người chồng Setsuko, vì muốn bảo vệ gia đình mà “mượn tay” đứa cháu mới học lớp 5 của mình để giết ông cảnh sát, mà không nghĩ nếu 1 ngày đứa cháu biết được điều đó, nó sẽ suy nghĩ ntn.

Phong cách kể chuyện

Vẫn giữ nguyên được phong cách của Keigo - thám tử cổ điển phá án bằng suy luận, hung thủ không phải vào tù, nhưng họ sẽ phải chịu phán xét của tòa án lương tâm, và phải ‘trả nợ đời’

Ông vẫn luôn đặt người đọc vào những tình huống phải suy nghĩ, cân nhắc. Đâu là đúng, đâu là sai, ..