Sức mạnh của việc đặt câu hỏi đúng

Cuốn sách gồm 4 chương, tập trung vào các vấn đề:

  1. Tại sao việc đặt câu hỏi đối với bản thân lại quan trọng?
  2. Khi làm trưởng nhóm thì nên đặt những câu hỏi nào?
  3. Những câu hỏi nào giúp bản thân có thể thăng tiến?
  4. Những câu hỏi giúp nhận ra và giải quyết các vấn đề của dự án/ công ty?

⇒ Không giống như 1 cuốn sách về coaching. Chương 1 chỉ để nói về cách đặt câu hỏi sao cho chân thành, cởi mở, khai thác thông tin một cách hiệu quả.

Các chương còn lại hơi quá đà vào việc quản lý và tăng hiệu quả kinh doanh, không đúng với tiêu đề của cuốn sách lắm 🤔

WHAT

  • Mục đích sau cùng của việc đặt câu hỏi là “sự nhận thức”. Nếu mọi người có thể “tự nhận thức” thì họ mới nghiêm túc thay đổi tư tưởng, từ đó hành động cũng thay đổi theo.
  • Câu hỏi Đúng: Việc cố gắng tìm câu trả lời giúp ta trưởng thành hơn trong việc “nhận thức thế giới” và “tự nhận thức”.
  • Câu hỏi Sai: Câu hỏi khiến chúng ta bị nỗi lo sợ, sự bất mãn, ghen tị bao trùm, khiến ta không thể bình tĩnh giải quyết vấn đề.

WHY

  • Giúp mọi người có cảm giác như là 1 phần của công việc, có trách nhiệm hơn với công việc đó.
    • Member sẽ có cảm giác như “được nhờ cậy” ⇒ Tăng nhiệt huyết, khối óc họ cũng vận hành để học cách đưa ra câu trả lời.
  • Bồi dưỡng nhân tài: Giúp cho người khác “động não” để suy nghĩ → phát triển hơn.
  • Phát hiện nhân tài thông qua việc liên tục đặt câu hỏi đúng.
  • Có 2 kiểu nhân viên trong doanh nghiệp: “Chủ động” và “Thụ động”. Việc liên tục đặt câu hỏi sẽ nâng cao “nhận thức” ở mức độ cá nhân, dần sẽ hình thành lên “bản sắc văn hóa” cho cả DN.
  • Tăng năng lực thấu hiểu giữa cấp trên và cấp dưới ⇒ Không khí linh hoạt, thoải mái.

HOW

  • Trước khi làm dự án, hãy làm rõ những vấn đề:
    • Nguyên nhân, mục đích: Tại sao ta phải làm việc này, làm việc này để làm gì?
    • Mục tiêu, thành quả: Khi kết thúc, ta muốn thu được kết quả như thế nào?
    • Vai trò, hành động: Để đạt được mục tiêu, bản thân mỗi cá nhân nên làm gì, vào thời điểm nào?
    ⇒ Khi làm rõ những vấn đề này, ta sẽ hình thành “nhận thức chung” cho cả team. Điều này sẽ làm cho mọi người thấy rằng đây không phải là “việc chung” mà là “việc của mình”.

Chapter 1. Sáu cách tư duy giúp tăng tối đa sức mạnh của câu hỏi

1. Lắng nghe

  • Chuyên tâm vào việc lắng nghe, không ngắt lời, chen ngang, bác bỏ ý kiến trong lúc người khác đang nói.
  • Khi lắng nghe, hãy thực sự chú tâm, và thể hiện sự involve vào cuộc nói chuyện. (Mắt, hoặc thêm các câu như À, Hợp lý, Đúng đó, …)
  • Thực hành bằng cách chơi trò chơi: “Một phút dành cho lắng nghe”.

2. Tạm thời chấp nhận, đừng vội phủ nhận ý kiến của đối phương

  • Khi bị bác bỏ, người khac sẽ này sinh cảm giác căng thẳng, khiến “mạch suy nghĩ” bị đứt. Chuyển từ “Mình muốn nói gì” sang “Mình phải trả lời thế nào để không bị sếp mắng”, Có khi vì sợ câu trả lời không hay hoặc bị gạt bỏ nên cấp dưới trở nên im lặng.
  • Ngay khi bạn phủ nhận ý kiến người khác, thì “mạch kết nối” giữa 2 bên sẽ bị đứt.
    • Thay vì phủ nhận, hãy đặt thêm các câu hỏi về những điều mà mình không hiểu để nắm bắt ẩn ý đằng sau câu trả lời của đối phương.
    • Việc tán thành hay không có thể quyết định sau. Điều cần làm trong cuộc hội thoại là thể hiện thành ý: “Tôi đang chân thành lắng nghe” ⇒ Khoảng cách giữa hai người sẽ được thu hẹp.

3. Thay vì cố khắc phục những điều “không thể”, hãy khuyến khích những điều “có thể”

  • Việc nhìn thấy điểm xấu của người khác thì dễ hơn là điểm tốt. Hãy tìm kiếm điểm tốt của nhân viên và khuyến khích chúng.
  • Khuyến khích điểm tốt ⇒ Tăng động lực làm việc.
  • “Bây giờ, chuyện gì đang tiến triển thuận lợi nhất?”

4. Luôn sẵn lòng hỗ trợ đối phương

  • Cần luôn sẵn lòng giúp đỡ, để nhân viên cảm nhận được “Mình được bảo vệ”. Như thế sẽ tăng tự tin để chiến đầu tới cùng.

5. Khen ngợi tính cần mẫn của đối phương

6. Đừng quên việc tự đáp ứng nhu cầu bản thân

  • Tự mình tạo năng lượng cho bản thân mình. Như thế mới có thể lan tỏa cho người khác.
  • Tìm cách để “bán” cho nhân viên “niềm hạnh phúc” khi làm việc.

Chapter 2. Ma thuật đặt câu hỏi

1. Khuyến khích sự tự tin

  • Tìm ra lý do để khen ngợi bằng các câu hỏi.
    • Việc gì đang diễn ra thuận lợi nhất?
  • Hãy cố truyền đạt Sự thật + Tình cảm, sự Chân Thành tới nhân viên của mình thông qua những lời khen. “Tốt lắm”, “Cậu đã rất cố gắng”, …

2. Làm sáng tỏ mục tiêu công việc

  • Tìm ra muc tiêu công việc ⇒ Phải xác định được mình muốn gì, muốn đi đến đâu, nhìn được viễn cảnh thành công thì mới có hành động được.
    • Kết quả tốt nhất ta có thể đạt được khi hoàn thành việc này là gì?
  • Nếu các thành viên không thể thấy được mục tiêu cụ thể, họ sẽ có cảm giác ‘bị ép phải làm”

3. Xử lý vấn đề

  • Cấp trên thường có xu hướng truy cứu trách nhiệm. “Tại sao cậu k làm đc việc này?”, “Tại sao mọi chuyện xảy ra ntn?”.
  • Câu hỏi mang tính định hướng xử lý vấn đề:
    • Cậu nghĩ nên xử lý việc này như thế nào là tốt nhất?
    • Cậu có thể làm gì đối với vấn đề này?
    • Cậu muốn làm gì, lúc nào và như thế nào?
    • Điều gì khiến mọi chuyện không được thuận lợi?

4. Tăng động lực làm việc

  • Câu hỏi
    • Điểm chung của chúng ta là gì?
    • Đặc điểm mà chỉ chúng ta mới có là gì?
    • Thay đổi điều gì sẽ khiến mọi thứ tốt hơn?
    • Cậu có thể thay đổi việc gì?
  • Chơi trò chơi tìm điểm chung giữa mọi người.

5. Tăng sự sáng tạo

  • Câu hỏi:
    • Nếu được tự do sáng tạo, cậu có ý tưởng gì mới không?
    • Để mọi người đi xa khỏi các tiền đề trước sẽ dễ khiến họ đưa ra sáng kiến mới. Ví dụ: “Nếu giwof dự án có thêm 200 triệu, mọi người có đề xuất gì mới không?

6. Xua tan bất an

  • Câu hỏi:
    • Mọi thứ vẫn thuận lợi chứ?
    • Cậu căng thẳng tới mức nào? Cậu có cần tôi hỗ trợ gì không?
  • Nếu mình hỏi thăm mà cấp dưới không ngay lập tức trả lời → có thể đang gặp chuyện. Hãy để cho nhân viên biết họ không hề đơn độc.

Chapter 3. Quy tắc giúp thăng tiến nhanh trong công việc

1. Coi trọng mối quan hệ tốt đẹp

  • Mqh không cần rộng, chỉ cần sâu.
    • Chuyện tốt đẹp của bạn xảy ra khi nào? Khi chuyện đó xảy ra bạn đang gắn bó với ai?
  • Muốn mạng lưới quan hệ dần mở rộng, chỉ cần hỏi:
    • Mình có thể làm gì cho anh/cô ấy không?
    • Liệu 2 người có thể cùng nhau làm gì?
  • Quý nhân ở ngay bên cạnh ta.

2. Nguyện vọng

  • Sự độc đáo trong sản phẩm
    • Nếu công ty của bạn phá sản, ai sẽ gặp khó khăn, và khó khăn đó là gì?
    • KH muốn cảm nhận được gì? Chúng ta có cung cấp điều đó cho họ không?
    • Giá trị vô song trong sản phẩm của bạn là gì?
  • Sự hài lòng của KH chính là “nguyện vọng”. Làm sao để truyền đạt nguyện vọng của bạn tới cho KH.

Giao điểm của “Sứ mệnh”, “Giá trị vô song” và “Cơ họi” chính là nơi tạo ra thành công.

3. Chia sẻ - Hợp tác gia tăng khả năng cạnh tranh

  • Câu hỏi:
    • Hợp tác với ai sẽ giúp ta thu hút thêm khách hàng?
  • Tôn trọng và bình đẳng, giúp ưu điểm của đối phương được tỏa sáng.

4. Hợp tác

  • Câu hỏi:
    • Bạn có thể chia sẻ điều gì?
    • Gần đây ai đã nói hoặc bày tỏ lòng biết ơn với bạn và tại sao?
    • Điều gì bạn có thể chia sẻ với người khác?
  • Thường ta hay nghĩ tới chia sẻ năng lực. Với năng lực hiện tại, bạn hoàn toàn có thể giúp đỡ người khác. Không cần nghĩ tới chuyện “to tát”, chỉ cần kể những việc bạn thấy vui khi giúp đỡ người khác là đủ.
  • “Ồ, đây là việc nên làm”

5. Bày tỏ lòng biết ơn

  • Câu hỏi:
    • Bạn có thực sự hiểu khách hàng của mình? Khách hàng trải qua một ngày của họ ntn?
    • Lý do khiến KH không sử dụng sp của bạn là gì?
  • Focus vào mục đích của KH chứ k phải là sản phẩm mình bán. VD hỏi KH xem họ muốn chụp 1 bức ảnh ntn để tư vấn, chứ k phải hỏi họ muốn mua 1 máy ảnh ntn.

6. Sự lôi cuốn

  • Câu hỏi:
    • Nghĩ về tương lại, bạn mong muốn ntn?
    • Đây có phải là những gì bạn muốn làm không?
    • 20 năm sau, bạn muốn cuộc sống của mình ntn? Bạn muốn khuyên mình của hiện tại điều gì?
  • Đó chính là nguồn lực giúp cho chúng ta của hiện tại.

7. Thuận theo vũ trụ

  • Câu hỏi:
    • Tuần trước, bạn thấy mình tốt hơn là không nên làm gì?
    • Những việc vô ích mà bạn đang làm là việc gì? Việc gì bạn thấy vui khi không làm trong tuần trước?
  • Nếu bạn bỏ ra ít công sức nhưng lại muốn nhận được thành quả gấp bội ⇒ Đi ngược lại với “quy luật tự nhiên”
  • Hãy tiễn việc xấu đi, mời việc tốt đến. Trời không giúp những kẻ không biết tự giúp mình.
  • Phân loại công việc và ủy quyền những việc có thể ủy quyền.
  • Tinh thần làm việc là thứ nên thuận theo tự nhiên. Hãy tìm cách tăng tinh thần làm việc của members.

Chapter 4. Bản Mandala