Tuổi thơ dữ dội
Đã từ rất lâu, mình mới đọc được 1 câu chuyện mà phải khóc.
Tuổi thơ dữ dội kể về câu chuyện của những cậu bé Vệ Quốc Đoàn trong những ngày đầu của cuộc chiến tại Huế (giai đoạn 1946 - 19xx).
3 nhân vật được nhắc đến nhiều nhất đó là Mừng, Quỳnh và Lượm. Mỗi người mang trong mình một câu chuyện, nhưng đều gặp nhau, chung nhau ở ý chí giết giặc, làm cách mạng, đánh Tây.
Mừng - Cậu bé lẻn vào hàng ngũ của đội Vê cu đê từ những ngày đầu. Ban đầu chỉ là để trèo lên cây hái thuốc đem về chữa hen suyễn cho mẹ. Thật thà, chất phác, người chỉ như que diêm nhưng nhanh nhạy, đọc bản đồ không khác gì một tham mưu trưởng.
Luôn hết mình, nhiệt tình với mọi người, nhưng cũng vì thương người mà em đã dính vào biết bao chuyện rắc rối, bị tình nghi là Việt Gian. Phải chịu tủi nhục, mang tiếng xấu. Nếu không có tình huống cuối truyện, em liều mình báo cáo tình hình lại cho trung đoàn trưởng, có lẽ em vẫn mãi oan ức cho tới khi chết.
Quỳnh sơn ca - Con nhà quan to, được ăn học đàng hoàng, một cậu ấm đúng nghĩa. Nhưng bỏ nhà đi theo Việt Minh. Có năng khiếu với âm nhạc. Sáng tác ra những bài hát Sông Ô Lâu kháng chiến. Em thích sáng tác nhạc, là người cổ vũ tinh thần mọi người trong khu kháng chiến/trong bệnh viện. Bố mẹ em có cử người lên để xin đưa em về cho sang Thụy Sĩ ăn học, nhưng em từ chối. Uất ức vì những việc phản quốc của gia đình, và do bị suy tim, em đã bị vỡ tim mà chết.
Lượm-sứt. Chú bé loắt choắt =)) Làm nhiệm vụ liên lạc, chuyển tin giữa nội thành và chiến khu. Ngoài ra còn đi rải truyền đơn cho trận Hộ Thành. Em sinh ra trong gia đình cách mạng. Từ ông nội, bố, các chú đều là Việt Minh. Bố em bị xử bắn khi em mới 2 tuổi.
Do bị Kim-điệu (một VQD khác) chỉ điểm, em bị bắt và bị giam vào nhà lao Thừa Phủ. Em bỏ trốn 2 lần đều không thành. Khi vào nhà giam, em đã kết thân với Thúi. Về sau, khi được chọn đi làm cỏ-vê, em đã lên kế hoạch tẩu thoát cùng với Thúi và Lép-sẹo - một tay móc túi anh chị ở chợ. Cảm mến trước tấm lòng của người chiến sĩ Vệ Quốc Đoàn, Thúi và Lép sẹo đã cùng Lượm tìm về chiến khu.
Tư-dát: Cậu bé vui tính, hóm hỉnh. Khi đang đi học về, em nghe thấy đoàn VQQ hát bài Xếp bút nghiên lên đường tranh đấu, em đã vứt cặp sách xuống sông rồi lẻn lên tàu đi vào Nam chiến đấu. Biệt tài bắn chim, kể chuyện =))
Vệ-to-đầu: Xuất thân từ gánh xiếc, có tài cưỡi ngựa. Được chỉ huy trưởng khu C chọn làm người liên lạc cho ông. Về sau em bị bắt cùng chỉ huy trưởng.
Bồng-da-rắn: Có đôi mắt tinh tường, có thể nhìn ra những chiến lợi phẩm của địch bị giấu kín. Ngoài ra em còn có tài nhìn người, có thể “ngửi thấy mùi Việt Gian”. Có lần em đã dũng cảm lặn xuống sông để tìm khẩu tôm-xông bị đánh rơi.
Vịnh-sưa: Gương mẫu, kỉ luật, chu đáo. Em đã liều mình leo lên nóc kho vũ khí của địch, dùng cờ tín hiệu để báo về cho tổ đội. Em bị giặc bắn chết khi đang dùng cờ tín hiệu truyền tin, chết đứng trên nóc nhà của địch.
Hiền: Bạn thân của Vệ-to-đầu vì 2 đứa cùng thích xiếc. Em rất giỏi môn cờ tín hiệu. Về sau, em hy sinh trong lần giặc đột kích chiến khu Hòa Mỹ.
Kim-điệu: Là VQD, nhưng sau đã đi theo giặc, chỉ điểm chỗ ở của anh Đồng Râu và Lượm-sứt. Về sau nó làm gián điệp cài vào chiến khu, lấy trộm bản đồ chiến khu về nhưng bị Mừng phát hiện. Sau đó nó đã bắt trói mừng, đưa Mừng về đồn địch để làm “bản đồ sống”.
Thúi: Em bé bán kẹo gừng bị bắt cùng Lượm, do bị nghi ngờ là Tư-dát. Sở trường là kêu cứu với cái giọng to và lanh lảnh =)) Đã giúp đỡ Lượm trong khi Lượm ở tù, sau này theo Lượm vượt ngục và lên chiến khu.
Lép-sẹo: Dân anh chị, trong tù hay bắt nạt các bạn tù, nhưng về sau đã được Lượm cảm hóa.
Câu chuyện của những chiến sĩ nhỏ tuổi trong thời kỳ gian khổ của đất nước. Tuổi nhỏ làm việc nhỏ. Các em không màng tính mạng, tương lai của bản thân, mà hết lòng hy sinh để đổi lấy tự do của dân tộc.
Tinh thần, ý chí của các em thật đáng để nể phục. Chịu đói, chịu rét, chịu khổ nhưng không hề kêu than, lúc nào cũng giữ được tinh thần lạc quan vui vẻ, tin tưởng vào kháng chiến trường kỳ nhất định thắng lợi.
Cuốn sách khắc hoặc một giai đoạn bi thương nhưng hùng tráng của dân tộc. Cho tất cả người đọc cảm thấy tự hào vì cha ông, biết ơn vì những gì mà cha ông ta đã hy sinh để giành lại độc lập, tự do, tương lai cho cả đất nước.