Ác ý

🚀 The Book in 3 Sentences

  • Câu chuyện kể về vụ án mạng, nạn nhân là một nhà văn nổi tiếng, còn hung thủ được xác định là bạn thân của nạn nhân.
  • Qua những ghi chép của hung thủ, cảnh sát xác định rằng: hung thủ chính là ‘tác giả ma’ (người đứng đằng sau các tác phẩm đã được xuất bản) của nạn nhân.
  • Tuy nhiên, càng đi sâu vào vụ án, cảnh sát càng phát hiện ra sự thật đằng sau động cơ giết người: Chúng ta đã bị hung thủ dắt mũi. Tất cả chỉ là màn kịch hắn dựng lên, xuất phát từ lòng đố kị, ghen ghét và ‘ác ý’ trong lòng mà thôi.

🎨 Impressions

How I Discovered It

Who Should Read It?

☘️ How the Book Changed Me

How my life / behaviour / thoughts / ideas have changed as a result of reading the book.

🗝️ Keywords

  • bạo lực học đường
  • tác giả ma

📒 Summary + Notes

Giống với những câu chuyện trước đây của Keigo, tác giả đưa người đọc đi “1 vòng quanh thế giới” =)). Ta có thể đọc từ đầu tới gần cuối, và thấy đây là những câu chuyện/ vụ án rất bình thường. Nhưng do đã quá nhiều lần bị lừa 🤪 nên lần này mình đã cảnh giác hơn =))

Luôn là những pha quay xe cực gắt, hay những câu chuyện diễn ra hàng ngày, tưởng chừng như không thể bình tường hơn, nhưng luôn ẩn chứa những ảnh hưởng vô cùng to lớn. Đôi khi, tác giả còn đặt người đọc vào chính những câu hỏi đạo đức, khiến người ta phải suy ngẫm thật lâu, cảm giác như thế giới quan trước đây của mình sụp đổ vậy =)) Và phải công nhận rằng, trong Ác ý, Keigo đã thể hiện xuất sắc sở trường của mình. Đó chính là khắc họa những vùng tăm tối nhất của con người.

Ác ý, kể về 1 vụ án. Nạn nhân là Hidaka Kunihiko, một nhà văn có nhiều tác phẩm đã được xuất bản. Nạn nhân bị sát hại ngay trước khi cùng vợ sang Canada định cư. Hung thủ nhanh chóng bị đưa ra ánh sáng, đó là người ‘bạn thân’, cũng là người phát hiện án mạng đầu tiên - Nonoguchi Osamu.

Tuy nhiên, câu chuyện không phải về việc truy tìm hung thủ, mà là để tìm ra động cơ thực sự ẩn đằng sau.

Hung thủ liên tục khẳng định mình ra tay là do bộc phát nhất thời. Sau 1 thời gian điều tra, cảnh sát rút ra kết luận: Nonoguchi là ‘tác giả ma’ của Hidaka, tức là người viết ra bản thảo của phần lớn các tác phẩm của Hidaka. Do Hidaka đã nắm được bí mật của Nonoguchi là ngoại tình cùng vợ cũ, đồng thời lại âm mưu sát hại ông ta, nên đã lấy điều đó để đe dọa bắt Nonoguchi phải viết sách cho mình. Khi mâu thuẫn lên tới đỉnh điểm, Nonoguchi đã ra tay sát hại Hidaka, để tự giải thoát cho mình.

Nhưng, mọi chuyện có phải như thế hay không?

Theo chân thanh tra Kaga, ta từng bước khám phá ra sự thật phía sau. Không ‘tác giả ma’, không ngoại tình, không vô tình sát hại, … Tất cả đều là do bản tường thuật của hung thủ đã dẫn dắt chúng ta, gieo vào đầu chúng ta những ý niệm sai lầm về nạn nhân.

Trong các tác phẩm của mình, Keigo luôn lồng ghép các vấn đề tâm lý xã hội vào tâm lý con người. Những thay đổi của ngoại cảnh đã tác động tới sự biến đổi trong tâm lý con người. Lần này, ông chọn 1 vấn đề mà mình nghĩ là tồn tại ở rất nhiều nước, đó là: “bắt nạt học đường”.

Nonoguchi và Hidaka là bạn học thời cấp 2. Ở trường này thường xuyên xảy ra bạo lực học đường, đặc biệt là đối với khối lớp 9. Tuy nhiên, để tập trung cho kì thi cấp 3, nhà trường thường mắt nhắm mắt mở, để cho các em có thể thi cấp 3 thành công trước đã.

Nonoguchi ban đầu cũng là kẻ bị bắt nạt, sau đó, trở thành tay sai cho kẻ bắt nạt mình, đồng thời còn cùng kẻ đó đi bắt nạt những người khác. Hidaka thì ngược lại, cậu bé này bị bắt nạt rất nhiều, nhưng cho dù có thế nào, cũng nhất quyết không chịu khuất phục.

Nhưng, ‘bắt nạt’, ‘ác ý’ và vụ án lần này có liên hệ gì với nhau? Đây cũng là phần gây ấn tượng nhất với mình.

Câu chuyện bắt đầu từ hơn 20 năm trước, khi cả gia đình Nonoguchi chuyển tới sống ở vùng nông thôn này. Khá bất mãn với cuộc sống ở vùng quê, mẹ của Nonoguchi tỏ ra rất khó chịu với những người sống ở đây. Đồng thời, bà đã gieo vào đầu con trẻ 1 suy nghĩ đáng khinh, đó là người ở vùng nông thôn mà họ mới chuyển tới đều là tồi tệ.

Điều này tạo ra thành kiến vô hình trong đầu nhân vật chính. Thành kiến, nảy sinh Ác ý.

Hắn gia nhập hội đi bắt nạt những bạn học khác (một kẻ bị tổn thương lại muốn làm tổn thương người khác), để rồi dần sa sút trong học hành. Sau khi ra trường và muốn trở thành nhà văn, hắn lại không đạt được ước nguyện, mà phải tạm làm giáo viên, đồng thời viết văn thêm. Chính vì lẽ đó, khi biết Hidaka giờ đây đã trở thành nhà văn nổi tiếng, Nonoguchi cảm thấy thật bất công.

Sẵn có Ác ý trong người, Nonoguchi đã nảy sinh sự đố kị, vì kẻ mà mình hay bắt nạt/ khinh thường trước kia lại thành công sớm hơn, được bình chọn là tài năng trẻ văn học. Trong khi mình lại mắc bệnh hiểm nghèo khi chưa thành danh. Từ đó, hắn đã lên kế hoạch giết người. Hắn chấp nhận bị bắt, nhưng muốn đồng thời cũng hủy hoại thanh danh của Hidaka, và nhận luôn những tác phẩm trước đây của Hidaka về thành của mình.

Đọc xong tác phẩm, nhưng bao câu chuyện khác của Keigo, luôn khiến mình suy nghĩ. Ác ý đến từ đâu? Mình đang có Ác ý với những thứ gì? Liệu những “Ác ý” nảy sinh có cần nguyên nhân không, tại sao có những người người ta chẳng làm gì mình vẫn thấy khó chịu? =)))

Ác ý luôn tồn tại trong phần “con” của mỗi người chúng ta. Quan trọng là ta kiểm soát nó như thế nào: Bớt thành kiến, phát triển tư duy tích cực, tập trung vào bản thân và kiểm soát cái tôi, học cách tha thứ, …