Phai Trai Dung Sai - Michael Sandel

Metadata

Highlights

Đọc cuốn sách này xong, bạn sẽ nhìn những vấn đề mâu thuẫn, trái ngược xung quanh bạn dưới con mắt khác: Hiểu và Thấu đáo.

Location: 32 | Date Added: 2023-07-22 12:31:17


cách hành xử của mỗi người hoàn toàn khác nhau và hầu như những cách hành xử đó không hề có 1 chuẩn gọi là pháp lý hay đạo đức nào cả. Tất cả phán quyết đôi khi không nằm ở đầu, nhưng nằm ở trái tim.

Location: 36 | Date Added: 2023-07-22 12:31:42


Kant kết luận: chỉ tình dục trong hôn nhân mới có thể tránh được “hạ thấp phẩm giá con người”. Chỉ khi cả hai người hiến dâng cả bản thân mình cho người kia - không chỉ đơn thuần là khả năng tình dục, tình dục khi đó mới không bị phản đối. Chỉ khi cả hai người chia sẻ với nhau “cả con người, thể xác và tâm hồn, cho dù tốt hay xấu và trong mọi phương diện’, tình dục mới dẫn họ đến “sự hòa hợp giữa con người”.

Location: 58 | Date Added: 2023-07-22 02:16:34


trong xã hội theo cơ chế thị trường, các nhà kinh tế thấy rằng giá cả được thiết lập bởi cung và cầu. Không tồn tại cái gọi là “giá chính đáng”.

Location: 91 | Date Added: 2023-07-22 02:20:05


Sowell giải thích mức giá này không bất công, đơn giản chúng chỉ phản ánh thỏa thuận giữa người mua và người bán về giá trị những thứ trao đổi.

Location: 103 | Date Added: 2023-07-22 02:21:15


Cuộc tranh luận về giá cắt cổ phát sinh sau siêu bão Charley đặt ra câu hỏi khó về đạo đức và pháp luật: Việc cho phép người bán hàng hóa và dịch vụ lợi dụng hoàn cảnh thiên tai để đưa ra bất cứ mức giá nào mà thị trường chấp nhận có sai không? Nếu sai, luật pháp nên xử lý vấn đề này như thế nào? Liệu chính quyền có nên ngăn chặn tình trạng giá cắt cổ, ngay cả khi làm vậy là can thiệp vào sự tự do lựa chọn thương vụ của người mua và kẻ bán?

Location: 120 | Date Added: 2023-07-22 10:34:36


Phẫn nộ là cảm giác tức giận đặc biệt khi bạn tin rằng những kẻ đó nhận được điều chúng không xứng đáng được hưởng. Phẫn nộ là sự tức giận với điều bất công.

Location: 158 | Date Added: 2023-07-22 10:52:13


Aristotle viết rằng công lý có nghĩa là cho mọi người những gì họ xứng đáng có được. Và để xác định xem ai xứng đáng với cái gì, chúng ta phải xác định những đức tính nào có giá trị về mặt đạo đức và xứng đáng được tán dương.

Location: 197 | Date Added: 2023-07-22 11:24:40


các học thuyết công lý cổ đại bắt đầu bằng đạo đức, còn các lý thuyết hiện đại bắt đầu bằng tự do.

Location: 206 | Date Added: 2023-07-22 11:27:57


Chúng ta không thể xác định xem ai xứng đáng được nhận huân chương nếu không hỏi huân chương tôn vinh giá trị gì. Và để trả lời câu hỏi này, chúng ta phải đánh giá những quan niệm đối lập về tính cách và sự hy sinh.

Location: 260 | Date Added: 2023-07-22 11:43:33


Nhưng lập luận về cái đúng và cái sai của các lý lẽ kinh tế thường dẫn chúng ta quay trở lại câu hỏi về mặt đạo đức của Aristotle: con người xứng đáng với điều gì, và lý do tại sao.

Location: 266 | Date Added: 2023-07-22 11:58:55


Một số cuộc tranh luận của chúng ta phản ánh sự bất đồng về ý nghĩa của việc tối đa hóa phúc lợi xã hội hoặc tôn trọng tự do hay khuyến khích đạo đức.

Location: 418 | Date Added: 2023-08-07 11:51:13


hầu hết các lập luận của chúng ta đều liên quan đến việc thúc đẩy sự thịnh vượng và tôn trọng tự do cá nhân, ít nhất là ở bề ngoài.

Location: 211 | Date Added: 2024-01-09 10:21:54


Mặc dù coi thịnh vượng và tự do là quan trọng nhất, chúng ta không thể loại bỏ hoàn toàn các phán xét về công lý. Niềm tin rằng công lý liên quan đến đạo đức đã ăn sâu. Khi nghĩ về công lý dường như ta không thể không nghĩ về cách sống tốt nhất.

Location: 215 | Date Added: 2024-01-15 12:12:04


Sự giận dữ chủ yếu là cảm giác bất công.

Location: 308 | Date Added: 2024-01-15 12:37:53


Câu hỏi một xã hội có công bằng không chính là hỏi cách phân phối những điều chúng ta được thưởng - thu nhập và sự giàu có, trách nhiệm và quyền lợi, quyền lực và cơ hội, chức vụ và danh dự. Một xã hội công bằng phân phối những thứ này đúng cách, mỗi người nhận đúng phần mình đáng được hưởng. Nhưng câu hỏi khó khăn là ai xứng đáng được hưởng gì, và vì sao.

Location: 412 | Date Added: 2024-01-16 10:53:59


thuyết vị lợi, một học thuyết lý giải sâu sắc nhất việc tại sao và bằng cách nào chúng ta nên tối đa hóa phúc lợi, hay tìm kiếm hạnh phúc lớn nhất cho nhiều người nhất (theo lời các triết gia theo thuyết vị lợi).

Location: 429 | Date Added: 2023-08-07 11:52:07


Có lẽ sự khác biệt về mặt đạo đức không nằm trong hậu quả mà nạn nhân gánh chịu - trong cả hai trường hợp nạn nhân đều chết - nhưng nằm trong chủ ý của người ra quyết định. Là người điều khiển xe điện, bạn có thể bảo vệ quyết định chuyển hướng xe điện của mình bằng cách chỉ ra bạn không cố ý gây nên cái chết của người công nhân trên đường ray phụ, mặc dù điều này đã được thấy trước; mục đích của bạn vẫn sẽ đạt được, bởi nếu thần may mắn mỉm cười, năm công nhân được cứu và có thể người thứ sáu cũng vẫn còn sống.

Location: 500 | Date Added: 2024-01-16 11:08:54


sự giáo dục hay đức tin của chúng ta - những thứ nằm ngoài tầm với của lý trí. Nhưng nếu điều này đúng thì niềm tin đạo đức là không thể thuyết phục được, và những điều chúng ta tranh cãi trước đại chúng về công lý và quyền sẽ chẳng khác gì là một chuỗi các xác nhận mang tính giáo điều, một cuộc chiến ý thức hệ.

Location: 608 | Date Added: 2024-01-21 12:14:45


Nếu mục tiêu của suy ngẫm đạo đức là tìm kiếm một sự phù hợp giữa phán xét chúng ta đưa ra và những nguyên tắc chúng ta khẳng định, thế thì làm cách nào mà suy ngẫm đạo đức có thể dẫn chúng ta đến công lý, hay chân lý đạo đức?

Location: 631 | Date Added: 2024-01-21 12:58:57


Quan điểm của Plato là để nắm bắt ý nghĩa công lý và bản chất của lối sống tốt đẹp, chúng ta phải vượt lên những thành kiến và thói quen trong cuộc sống hàng ngày.

Location: 646 | Date Added: 2024-01-21 01:00:14


Hai cách suy nghĩ về vụ thuyền cứu sinh minh họa hai cách tiếp cận công lý đối nghịch nhau. Phương pháp tiếp cận thứ nhất cho rằng đạo đức của hành động chỉ phụ thuộc vào kết quả; sau khi đánh giá tất cả các yếu tố, việc đúng nên làm là hành động nào tạo ra trạng thái kết quả tốt nhất. Cách tiếp cận thứ hai nói rằng xét về mặt đạo đức, kết quả không phải mối quan tâm duy nhất; chúng ta phải tôn trọng một sô nghĩa vụ và quyền nhất định, cho dù kết quả có ra sao đi chăng nữa.

Location: 711 | Date Added: 2024-01-21 03:02:18


Để giải quyết vụ thuyền cứu sinh cũng như nhiều tình huống khó xử ít cực đoan hơn thường gặp phải, chúng ta cần phải suy ngẫm một câu hỏi lớn của triết học đạo đức và chính trị: Đạo đức là vấn đề đếm mạng sống và tính toán lợi ích - phí tổn, hay là có những nghĩa vụ đạo đức và quyền con người nhất định quá cơ bản đến nỗi chúng đúng trên mọi tính toán thiệt hơn? Và nếu có các quyền cơ bản như thế - tức là chúng có tính tự nhiên, thiêng liêng, bất khả xâm phạm và tuyệt đối - làm thế nào chúng ta có thể xác định được chúng? Và điều gì làm cho chúng trở thành quyền cơ bản?

Location: 716 | Date Added: 2024-01-21 03:03:55


Jeremy Bentham (1748-1832) có quan điểm cực kỳ rõ ràng với vấn đề trên, ông khinh miệt gọi ý tưởng quyền tự nhiên là “vô nghĩa”. Triết thuyết ông đưa ra có ảnh hưởng sâu rộng. Thậm chí đến tận ngày nay, nó vẫn tác động mạnh mẽ tới suy nghĩ của nhiều nhà hoạch định chính sách, kinh tế gia, giám đốc điều hành, và cả các công dân bình thường trong xã hội.

Location: 723 | Date Added: 2024-01-21 04:25:54


Bentham, triết gia đạo đức, nhà cải cách luật pháp người Anh, là cha đẻ học thuyết vị lợi[4]. Ý tưởng chính của học thuyết này rất đơn giản và trực quan: Nguyên tắc đạo đức cao nhất là tối đa hóa hạnh phúc, trong mối cân bằng tổng thể giữa hạnh phúc và đau khổ. Theo Bentham, việc đúng nên làm là bất cứ việc gì tối đa hóa sự hữu ích. Ông coi “hữu ích” là bất cứ điều gì tạo ra hạnh phúc hay hạnh phúc, và bất cứ điều gì ngăn cản đau khổ hoặc bất hạnh.

Location: 726 | Date Added: 2024-01-21 04:26:33


Trong việc quyết định xem cần ban hành đạo luật và chính sách nào, chính quyền nên làm điều gì để toàn thể cộng đồng hạnh phúc nhất. Theo Bentham, “cộng đồng” là “một cơ thể hư cấu”, là tổng thể các thành viên tạo nên cộng đồng. Do đó công dân và các nhà lập pháp tự hỏi câu hỏi sau: Nếu chúng ta cộng tất cả những lợi ích từ chính sách này và trừ đi tất cả các phí tổn, chính sách sẽ tạo ra hạnh phúc nhiều hơn hay đau khổ nhiều hơn?

Location: 736 | Date Added: 2024-01-21 04:28:37


Bentham cũng áp dụng logic vị lợi để phân chia phòng trong trại, để giảm thiểu sự khó chịu tù nhân phải chịu đựng từ các bạn láng giềng của mình: “Xếp nhóm A cạnh nhóm B nếu nhóm B miễn nhiễm với những bất tiện do nhóm A gây ra”. Vì thế, chẳng hạn “Xếp cạnh những người điên la hét suốt ngày hoặc những người cực kỳ lắm điều là nhóm câm điếc… Cạnh nhóm gái mại dâm và phụ nữ dễ dãi là nhóm các bà già”, về “nhóm có hình thù biến dạng”, Bentham đề xuất ở cạnh nhóm mù. Mặc dù đề xuất nghe có vẻ khắc nghiệt, mục tiêu của ông không mang tính trừng phạt. Bentham đơn giản chỉ muốn thúc đẩy lợi ích chung bằng cách giải quyết vấn đề làm xã hội bớt hạnh phúc.

Location: 779 | Date Added: 2024-01-21 04:32:45


Tuy nhiên, như một cách kiểm nghiệm lý luận đạo đức của thuyết vị lợi, trường hợp bom nổ chậm lại gây hiểu nhầm. Nó có ý nghĩa chứng minh rằng số lượng là quan trọng nhất, do đó nếu nhiều mạng sống đang bị đe dọa thì chúng ta nên sẵn sàng bỏ qua sự đắn đo về nhân phẩm và quyền con người. Và nếu điều đó đúng, thì cuối cùng đạo đức là sự tính toán phí tổn và lợi ích.

Location: 838 | Date Added: 2024-01-21 04:52:54


Chúng ta có thể thấy điều này rõ ràng hơn nếu thay đổi kịch bản bằng cách loại bỏ yếu tố tội lỗi giả định. Giả sử cách duy nhất để nghi can khủng bố khai là tra tấn cô con gái bé bỏng của hắn (cô bé chẳng biết gì về các hoạt động xấu xa của ông bố), về mặt đạo đức có chấp nhận làm thế không?

Location: 850 | Date Added: 2024-01-21 04:55:55


Lý lẽ phản đối thứ nhất đối với thuyết vị lợi của Bentham, vốn nhân danh quyền cơ bản của con ngươi, nói rằng không thể chấp nhận được - ngay cả vì sự thịnh vượng của một thành phố. Vi phạm quyền của đứa trẻ vô tội, ngay cả vì hạnh phúc của số đông là hoàn toàn sai trái.

Location: 871 | Date Added: 2024-01-21 04:58:31


Cuốn sách Bàn về tự do (On Liberty, 1859) của ông là tác phẩm bảo vệ tự do cá nhân kinh điển trong thế giới Anh ngữ. Nguyên tắc chính là người dân phải được tự do làm bất cứ điều gì họ muốn, miễn là điều này khống gây hại cho người khác. Chính phủ không được can thiệp vào tự do cá nhân với lý do bảo vệ chính bản thân họ, hoặc để áp đặt ý kiến về lối sống tốt nhất cho đa số. Mill cho rằng xã hội chỉ nên xét các hành động có tính hưởng đến người khác. Miễn là tôi không làm hại bất cứ ai khác, “Tôi tuyệt đối độc lập. Tôi là chủ nhân tuyệt đối của cả thân thể lẫn tâm hồn”.

Location: 1036 | Date Added: 2024-01-26 11:31:45


Mill cho rằng chúng ta nên tối đa hóa lợi ích - không phải trong từng trường hợp riêng lẻ - mà là về lâu về dài. Và ông lập luận tôn trọng tự do cá nhân sẽ dần dần mang đến hạnh phúc lớn lao nhất cho loài người. Cho phép đa số bịt miệng nhóm bất đồng chính kiến hoặc kiểm duyệt các nhà tư tưởng tự do có thể tối đa hóa lợi ích ngày hôm nay, nhưng về lâu dài sẽ khiến xã hội tồi tệ hơn (ít hạnh phúc đi).

Location: 1052 | Date Added: 2024-01-30 12:29:14


Theo Mill, buộc một người sống theo phong tục, quy củ hoặc ý kiến hiện hành là sai, vì điều đó ngăn cản anh ta đạt được mục tiêu tối thượng của cuộc đời con người: sự phát triển toàn diện và tự do các khả năng của người đó. Mill lý giải sự tuân thủ là kẻ thù của lối sống tốt đẹp.

Location: 1072 | Date Added: 2024-01-31 12:33:39


Đối với Bentham, hạnh phúc là hạnh phúc và khổ đau là khổ đau. Cơ sở duy nhất để đánh giá một trải nghiệm tốt hơn hay tệ hơn một trải nghiệm khác là cường độ và thời gian hạnh phúc hay đau khổ nó tạo ra.

Location: 1097 | Date Added: 2024-01-31 12:37:05


Bentham hỏi: Ai có thể nói hạnh phúc nào lớn hơn, có giá trị hơn, cao thượng hơn những hạnh phúc khác? Việc từ chối không phân biệt hạnh phúc lớn và hạnh phúc nhỏ gắn kết với niềm tin của Bentham rằng tất cả các giá trị đều có thể được đo và quy đổi trên cùng một thang giá trị. Nếu các trải nghiệm chỉ khác nhau ở mức độ hạnh phúc hoặc nỗi đau mà chúng tạo ra - chứ không phải là chất lượng, thì người ta có thể đo nó bằng một thang đo nào đó. Nhưng một số người phản đối thuyết vị lợi ở điểm này: họ tin rằng một số hạnh phúc thực sự “lớn” hơn những hạnh phúc khác.

Location: 1106 | Date Added: 2024-01-31 12:39:35


Mill bắt đầu bằng cam kết trung thành với các tín điều của thuyết vị lợi: “Hành động là đúng nếu nó có xu hướng thúc đẩy hạnh phúc; hành động là sai nếu có xu hướng tạo ra bất hạnh. Bởi vì hạnh phúc là niềm vui được mong đợi và không có đau khổ; bởi thế bất hạnh là sự đau khổ và thiếu vắng niềm vui”.

Location: 1131 | Date Added: 2024-01-31 12:42:13


Bằng cách nào chúng ta biết được những hạnh phúc nào có chất lượng cao hơn? Mill đề xuất một thử nghiệm đơn giản: “Trong hai niềm vui, hạnh phúc được mong muốn hơn là hạnh phúc được đa phần những người trải nghiệm cả hai hạnh phúc thích hơn - không vì bất kỳ cảm giác nghĩa vụ đạo đức nào phải thích nó”.

Location: 1138 | Date Added: 2024-01-31 12:45:59