Bảo hiểm nhân thọ
Tản mạn
Khoảng tầm nửa năm trở lại đây, mỗi khi đứng trước 1 quyết định xem có thể làm 1 việc gì đó hay không, mình thường có quan điểm: “Chỉ cần mình không chết và việc này không ảnh hưởng quá lớn tới người thân thì không việc gì phải sợ”. Suy nghĩ này giúp mình khá nhiều, đặc biệt mỗi khi đang phân vân trước những bước ngoặt lớn.
Rồi một ngày gần đây, mình lại nghĩ: “Chỉ cần mình không chết …”, nhưng nếu mình chết thì sao =))) Mình sẽ để lại được gì, người thân mình rồi sẽ ra sao, hoặc nếu mình không chết mà kiểu ngấp ngoải thì thế nào, … Nghe có vẻ hơi tiêu cực =)) Mình mà không loại trừ được tiêu cực thì dễ bị down mood lắm, nên mình quyết định quay lại với kế hoạch mua Bảo hiểm Nhân thọ (BHNT) đã bị bỏ dở từ 2 năm trước.
Bài viết này được viết vào 2/2023, bao gồm:
- Các câu hỏi mà mình đã đặt ra khi tìm hiểu BHNT.
- Thông tin mà mình tìm hiểu được.
- Quan điểm cá nhân.
Có thể sau 1 thời gian, thông tin sẽ bị outdate, nên mọi người đọc tham khảo thôi nha =))
Q & A
Bảo hiểm và Bảo hiểm nhân thọ là gì?
Bảo hiểm, thực chất là 1 loại hình mua bán sự bảo vệ. Bạn sợ rủi ro (tử vong, ốm đau, bệnh tật, tai nạn, thất nghiệp, …) thì bạn tìm đến công ty bảo hiểm. Nếu họ có sản phẩm bảo vệ cho cái mà bạn đang lo lắng, họ sẽ bán cho bạn. Bạn thì hết lo, CTBH thì có tiền, 2 bên đều vui =))
Các loại bảo hiểm:
- Bảo hiểm Nhà nước: BH tiền gửi, BH Y tế, BH Xã hội.
- Bảo hiểm Thương mại:
- BH Nhân thọ: Bảo vệ trước rủi ro về sức khỏe, thân thể, tính mạng.
- BH Phi nhân thọ: Bảo vệ trước rủi ro tổn thất về mặt vật chất: Cháy nổ, thiên tai lũ lụt, trộm cắp, hỏng xe, …
- BH Sức khỏe: Hỗ trợ chi phí y tế trong trường hợp chăm sóc sức khỏe, hoặc tai nạn, nằm viện, bệnh hiểm nghèo, …
Trong BH Nhân thọ lại có nhiều loại, mỗi công ty lại có nhiều gói khác nhau. Nhưng chủ yếu có các gói về Đầu tư và Không đầu tư. Các gói Đầu tư thường sẽ “ưu việt” hơn, linh hoạt và được ưu đãi về giá. Nhưng nhược điểm sẽ là “số tiền nhận về” =)))
BHNT bảo vệ trước rủi ro gì?
- Rủi ro tử vong: Nếu tử vong thì người thân nhận được tiền.
- Rủi ro bệnh hiểm nghèo: Nếu mắc bệnh hiểm nghèo thì sẽ được hỗ trợ. Kết hợp được với BHYT hoặc BH Sức khỏe.
- Rủi ro tai nạn: Nếu bị tai nạn thì sẽ được hỗ trợ tiền. (Ví dụ tai nạn xe, hoặc tai nạn máy cưa, …)
- Trợ cấp nằm viện: Khi vào nhập viện thì sẽ được hỗ trợ mỗi ngày 1 số tiền nhất định.
Một cốc trà sữa, thì gồm phần Trà sữa và Topping. Bảo hiểm cũng tương tự.
- Trà sữa: Phần trà sữa trong BHNT còn được gọi là: Hợp đồng chính/ Sản phẩm chính. Đó chính là gói bảo vệ trước Rủi ro tử vong.
- Topping: Khi đi mua BH, tư vấn viên sẽ giới thiệu thêm các topping:
- BH Tai nạn: Bảo vệ trước Rủi ro tai nạn.
- BH Bệnh hiểm nghèo/ Bệnh lý nghiêm trọng: Bảo vệ trước rủi ro bệnh hiểm nghèo.
- BH Hỗ trợ viện phí: Hỗ trợ tiền / ngày nằm viện.
- Thẻ sức khỏe: Hỗ trợ chi phí khi nhập viện.
⇒ Bạn nên sắp xếp độ ưu tiên của mình, từ đó cân đối số tiền phân bổ.
Ví dụ:
- Bạn sợ rằng nếu mình tử vong thì gia đình mất đi trụ cột ⇒ Có thể tăng số tiền bảo hiểm cho sản phẩm chính.
- Nếu bạn nghĩ rằng mình tử vong thì vấn đề tài chính cũng không ảnh hưởng nhiều tới gia đình, bạn quan tâm tới việc chăm sóc sức khỏe mình hơn, thì tăng phần Topping cho các sản phẩm sức khỏe hơn, giảm phần sp chính xuống.
- Nếu bạn làm trong môi trường nguy hiểm (Công trình, nhà máy xẻ gỗ, …), thì bạn nên ưu tiên phần BH Tai nạn hơn.
Lưu ý: Một số gói BH đã có sẵn topping từ đầu. Bạn nên hỏi TVV xem từng gói, sản phẩm chính đã bao gồm quyền lợi gì rồi?
Tôi sẽ được bảo vệ tới khi nào?
- Khi làm bảng tư vấn, TVV sẽ ghi thời hạn bảo hiểm cho bạn. Ví dụ sản phẩm chính bảo vệ tới năm 99 tuổi, sản phẩm sức khỏe bảo vệ tới năm 70 tuổi, …
- Nếu sau 15 năm đóng bảo hiểm, bạn không rút quá 80% tiền trong tài khoản ra thì bạn vẫn được bảo vệ. Tiền còn thì Bảo vệ còn, Tiền hết bảo vệ hết. Con số 80% có thể confirm lại với TVV.
Số tiền BH nên là bao nhiêu sẽ phù hợp?
- Lời khuyên mình đọc được là: Nên bỏ ra 10-15% thu nhập để tham gia bảo hiểm. Việc này đảm bảo được là bạn sẽ đủ khả năng duy trì việc đóng phí.
- Khi xây dựng kế hoạch bảo hiểm, mình nên cân nhắc để tìm ra số tiền nhận về trong TH rủi ro:
- Rủi ro tử vong: STBH = 3-4 lần thu nhập/ năm của người được bảo hiểm.
- Nếu chỉ mua gấp 1 - 2 lần thì mức BH không tương xứng với thu nhập bị mất đi nếu mình nghẻo.
- Nếu mua > 5 lần thu nhập năm thì phí quá đắt, nên để tiền đầu tư cho cái khác.
- Rủi ro bệnh hiểm nghèo: STBH = 1-1.5 lần thu nhập năm.
- Rủi ro tai nạn: STBH = 0.5 - 1 lần thu nhập năm
- Rủi ro tử vong: STBH = 3-4 lần thu nhập/ năm của người được bảo hiểm.
NOTES:
- Khi so sánh quyền lợi giữa các loại bảo hiểm với nhau, bạn đừng chỉ nhìn vào số tiền bảo hiểm. Có rất nhiều yếu tố liên quan:
- Danh mục bệnh được bảo vệ: Bên Manulife đang là 135 bệnh, Daichi: 88 bệnh, Prudential: 99 bệnh.
- Bệnh viện liên kết: Bảo lãnh viện phí dễ dàng trong TH mình nhập viện, mình không phải lo thủ tục gì. (Manulife/Prudential liên kết khá nhiều, Daiichi thì ở HN ít hơn)
- Chính sách chi trả: Sau bao lâu sẽ nhận được tiền
- Tỉ lệ chi trả: Mỗi bệnh/ tổn thương sẽ được chi trả bao nhiêu? Và phải tổn thương như thế nào mới được chi trả?
- Một số gói bảo hiểm, mặc dù chỉ ghi là hợp đồng chính 1 tỷ. Nhưng khi nhận về thì khoản đó sẽ cao hơn do nó đi kèm với số tiền mình đã đóng/đem đi đầu tư. Điều này được ghi rõ trong Quyền lợi tử vong
- Cần cân nhắc giữa STBH và nhu cầu của mình. Ví dụ chị mình được tư vấn gói 25 triệu, quyền lợi tử vong là được 2 tỷ 6. Nhưng hợp đồng này dồn toàn bộ 25 triệu vào mua sp bảo vệ rủi ro mà không có 1 chút nào bảo vệ sức khỏe. Thế cũng rất nguy hiểm.
Yếu tố nào ảnh hưởng tới tiền đóng BHNT?
WHY
Tại sao chúng ta cần bảo vệ? Chủ yếu là trước những nỗi lo không lường trước
HOW
Lựa chọn bảo hiểm như thế nào? Dựa trên tiêu chí gì?
- Mục đích
- Từ Mục đích, tìm ra gói phù hợp (Dựa thêm vào thu nhập → số tiền)
- Ngoài công ty, còn cần lựa chọn tư vấn viên.
Tại sao có nhiều trường hợp nói bảo hiểm lừa đảo, không uy tín, …?
- Lý do mình nghĩ xuất phát từ 2 thứ:
- Lợi ích của người tư vấn.
- Chính chúng ta cũng không nghiêm túc về việc mua bảo hiểm: Không tìm hiểu về điều khoản, không clear rõ quyền lợi bảo hiểm, phó mặc hoàn toàn cho TVV.
Vậy chốt lại tôi cần mua loại nào?
- Phải đưa ra được mục đích của mình: Bạn sợ cái gì?
- Với cùng 1 mức giá tiền, tham khảo các cty khác nhau xem quyền lợi ra sao:
- STBH cho sản phẩm chính - Nhân thọ
- STBH cho
Tài khoản cơ bản, tài khoản đóng thêm, Giá trị tài khoản hợp đồng …
Yếu tố nào cần quan tâm khi mua BH?
- Nếu chết tôi được bao nhiêu tiền?
- Nhập viện t được chi trả bao nhiêu
- Có phải cứ tiền to thì ngon không?
- Số tiền nhận về cuối kì là bao nhiêu?
- Nếu tôi tất toán hợp đồng trước hạn thì sao? Có mất thêm phí gì không?
Nên đưa ra 1 số case cụ thể: Hãy nghĩ về những case tiêu cực, sau đó cân nhắc về lợi ích nhận về
- Nếu giờ năm thứ 8 sau khi đóng, bạn A bị tai nạn tử vong, A nhận về bao nhiêu?
- Nếu giờ đang đi ra đường, A gặp tai nạn, chấn thương sọ não và nằm viện (nhưng k tử vong). Thì A sẽ được bảo vệ những gì?
- Nếu hỏng 1 tai vĩnh viễn do bị biến chứng từ 1 bệnh gì đó, thì có bảo hiểm không?
Một số câu hỏi:
- Trong trường hợp tử vong (ví dụ năm thứ 10), thì sẽ nhận về được bao nhiêu tiền?
- Nếu tôi tất toán hợp đồng trước hạn, hoặc dừng giữa chừng, … thì có mất thêm phí gì không? Số tiền t nhận về sẽ là bao nhiêu?
- Sau 15 năm đóng phí, tôi sẽ nhận về bao nhiêu tiền?
- Bên bạn có linh hoạt khoản phí đóng không? Trong TH tôi không có tiền đóng, tạm ngừng hợp đồng 1 thời gian có được không?
- Nếu bạn A bị tai nạn, bị điếc 1 bên tai, thì sẽ được đền bù bao nhiêu?
- Làm thế nào để xác nhận thương tật đó có phải là do tai nạn hay không? Cần giấy tờ gì để chứng minh?
- Khi đi claim bảo hiểm, thì sau khoảng bao lâu sẽ nhận lại tiền? Quy trình làm thủ tục như thế nào? Có được hỗ trợ trong TH thanh toán ở viện không liên kết không?
Thế nào là bảo vệ tới năm 99 tuổi, trong khi vẫn được rút tối đa 80% từ năm thứ 16???
Khoản bảo vệ tối đa: tận x2 → 2,5 lần số tiền bảo hiểm là gì? Chỉ dùng trong trường hợp tối đa thôi.