Giấc ngủ

Key Takeaways

  • Cơ chế sinh học: Nhịp sinh họcÁp lực ngủ là 2 nguyên nhân chính khiến chúng ta ngủ. Nhịp sinh học hình thành do hormone melatonin - báo hiệu bóng đêm, còn Áp lực ngủ là do adenosine tích tụ. Ngoài ra còn có 1 số chất khác như GABA, orexin, …
  • Cấu trúc Giấc ngủ:
    • Giấc ngủ chia làm 2 giai đoạn: NREM và REM, kéo dài trong khoảng ~90 phút.
      • NREM: Cơ thể chữa lành, tăng trưởng, loại bỏ độc tố, phục hồi, …
      • REM: Giúp giải tỏa cảm xúc, chuyển thông tin ngắn hạn thành trí nhớ dài hạn. Giấc mơ cũng diễn ra ở đây.
    • Trong 1 đêm, càng về gần sáng (các chu kỳ sau) thì REM càng kéo dài.
    • Ngủ “đủ chu kỳ hoàn chỉnh” là ngủ khoảng 5-6 chu kỳ. Không bị gián đoạn, có đầy đủ REM và NREM.
    • Tỉnh dậy vào lúc gần kết thúc một chu kỳ (REM hoặc Stage 1) thì sẽ thấy tỉnh táo và dễ dậy hơn. Nếu dậy vào Stage 3-4, mình sẽ rất mệt, uể oải, khó tập trung, tâm trạng kém.
    • Công thức Giờ đi ngủ = Giờ thức - n * 90 - 15p để dễ ngủ

Cơ chế sinh học

Nhịp sinh học - Chu kỳ Thức-Ngủ

  • Đồng hồ sinh học của cơ thể, được điều hành bởi một cụm tế bào thần kinh trong não, gọi là nhân suprachiasmatic (SCN)
  • SCN điều khiển cơ thể sinh ra hormone melatonin vào buổi tối, khi ánh sáng giảm dần, tạo cảm giác buồn ngủ. Vào buổi sáng, ánh sáng ức chế tiết melatonin, giúp ta tỉnh táo.
  • Melatonin - Hormone “báo hiệu bóng đêm”, do tuyến tùng trong não tiết ra, tăng cao vào buổi tối, đạt đỉnh vào giữa đêm, và giảm dần về sáng sớm.
    • Ánh sáng, đặc biệt là ánh sáng xanh bước sóng ngắn, khi chiếu vào võng mạc sẽ gửi tín hiệu đến SCN, ức chế tuyến tùng tiết ra hormone melatonin. Ngược lại, bóng tối kích tích sản sinh ra melatonin.
  • Sự giao động của nhiệt độ cơ thể cũng ảnh hưởng tới nhịp sinh học – nhiệt độ giảm vào buổi tối và tăng vào sáng sớm – nhằm hỗ trợ cơn buồn ngủ đến đúng thời điểm ban đêm và sự tỉnh táo vào ban ngày.

Áp lực ngủ

  • Trong thời gian tỉnh táo, cơ thể ta tích tụ chất hóa học gây buồn ngủ - nổi bật là adenosine - chất dẫn truyền thần kinh trong não, gây ra nhu cầu ngủ.
  • Thức càng lâu, adenosine có nồng độ càng cao, thúc đẩy cảm giác buồn ngủ ngủ bù. Đồng thời nó cũng ức chế hoạt động của các neuron thúc đẩy sự tỉnh táo.
  • Caffeine giúp tỉnh táo bằng cách gắn vào thụ thể adenosine, ngăn adenosine tác động lên não, từ đó tạm thời đẩy lùi cảm giác buồn ngủ.

GABA và các chất dẫn truyền thần kinh khác

  • GABA - gamma-aminobutyric acid là chất dẫn truyền thần kinh ức chế chủ đạo trong hệ thần kinh trung ương, đặc biệt quan trọng để thúc đẩy giấc ngủ.
  • Khi GABA được tiết ra, nó sẽ ức chế hoạt động của những neuron gây thức (bao gồm neuron tiết histamine, norepinephrine, serotonin và orexin). Orexin giữ ta tỉnh táo và ngăn chặn giấc ngủ vào ban ngày.
  • GABA là “công tắc hóa học” giúp tắt trạng thái thức và làm dịu hệ thần kinh, tạo điều kiện cho giấc ngủ đến.
  • serotonin, acetylcholine, dopamine, GABA, orexin, … đều là các chất dẫn truyền thần kinh tham gia vào quá trình điều chỉnh chu kỳ thức - ngủ. serotonin và noradrenaline tăng cao khi thức và giảm khi ngủ, trong khi acetylcholine có vai trò quan trọng cho giai đoạn REM (não bộ sử dụng acetylcholine để kích hoạt trạng thái mơ).

Cấu trúc Giấc ngủ

  • Ngủ không cử động mắt nhanh - NREM, chia làm 3 giai đoạn liên tục
    • N1 - Giai đoạn Ru ngủ - Ru ngủ nhẹ nhất, kéo dài vài phút. Lúc này cơ thể bắt đầu thả lỏng và dễ bị đánh thức
    • N2 - Giai đoạn ngủ nông - Giấc ngủ đi vào trạng thái sâu hơn. Ở người trưởng thành thì 1 nửa thời gian ngủ đêm là ở N2. Sóng não chậm dần kèm theo cách đợt sóng nhanh ngắn xuất hiện, được cho là liên quan tới quá trình củng cố trí nhớ và học tập.
    • N3 - Ngủ sâu sóng chậm - Giấc ngủ sóng chậm, ngủ sâu, là giai đoạn sâu nhất của NREM. Sóng não delta tần số chậm chiếm ưu thế, cơ bắp thư giãn hoàn toàn, huyết áp hạ thấp, nhịp tim và nhịp thở đều chậm lại. Cơ thể tiết ra hormone tăng trưởng, sửa các mô tổn thương và phục hồi năng lượng. N3 chiếm khoảng 10-20% tổng thời gian ngủ, chính là giai đoạn giúp ta thức dậy với cảm giác khoan khoái, sảng khoái.
  • Ngủ cử động mắt nhanh - REM
    • Sau khoảng 70-90 phút ngủ NREM, não bộ sẽ chuyển sang trạng thái REM.
    • Những giấc mơ rõ nét thường xảy ra, đôi mắt di chuyển nhanh dưới mí, hầu hết các cơ xương bị liệt tạm thời, để ngăn hành thực hiện hành vi theo giấc mơ.
    • Não bộ trong REM hoạt động tích cực gần như khi thức, đặc biệt là vùng liên quan tới trí nhớ và học tập.
    • REM là gđ quan trọng cho việc củng cố trí nhớ, xử lý thông tin và duy trì các chức năng nhận thức.
    • REM chiếm khoảng 20-25% tổng thời gian ngủ.
  • Bộ não luân phiên chuyển đổi giữa NREM và REM theo chu kỳ khoảng 90 phút mỗi vòng, lặp lại 4-6 lần ở người trưởng thành.
  • Càng vào các chu kỳ sau, thời gian cho REM càng kéo dài

Ảnh hưởng của Giấc ngủ tới cơ thể

Vai trò chính

  • Phục hồi cơ thể và tăng cường sức khỏe sinh học
  • Củng cố trí nhớ và hỗ trợ chức năng nhận thức
  • Điều hòa cảm xúc và sức khỏe tâm lý
  • Vai trò tiến hóa và sinh tồn

Tác hại của thiếu ngủ

  • Suy giảm chức năng não bộ và hiệu suất nhận thức
    • Cụ thể
      • Khó tập trung, mất tỉnh táo, khó ghi nhớ và học tập, phán đoán và ra quyết định sáng suốt
      • Dễ cáu gắt, bực bội, trầm uất
      • Tăng nguy cơ tai nạn lao động/ giao thông.
    • Nguyên nhân
      • Não không được dọn dẹp và tái tổ chức: Ở NREM sâu, não loại bỏ chất độc thần kinh (như amyloid-beta liên quan tới Alzheimer). Độc tố tích tụ ảnh hưởng tới trí nhớ và khả năng nhận thức.
      • Giảm hoạt động của vùng vỏ não trước trán (Prefrontal Cortex). Vùng này chịu trách nhiệm cho Tư duy logic, ra quyết định, kiểm soát hành vi. Khi thiếu ngủ, vùng này yếu đi Quyết định sai lầm, phản ứng chậm và mất kiểm soát cảm xúc.
      • Tăng hoạt động của hạch hạnh nhân (Amygdala): Amygdala là trung tâm xử lý cảm xúc tiêu cực; Khi thiếu ngủ, vùng này trở nên quá nhạy cảm phản ứng mạnh hơn Dễ cáu gắt, lo âu, trầm cảm.
      • Rối loạn hormone: Mất cân bằng cortisol, melatonin, leptin & Ghrelin
  • Ảnh hưởng tới sức khỏe thể chất
    • Hệ miễn dịch suy yếu. Nguyên nhân là do thiếu ngủ làm giảm sản xuất cytokine và khán thể bảo vệ.
    • Chuyển hóa và nội tiết cũng rối loạn (Ghrelin và leptin)
    • Nguy cơ béo phì, tăng nguy cơ tiểu đường, ảnh hưởng cả tới hệ tim mạch.
  • Sức khỏe tâm thần và chất lượng cuộc sống.

Rối loạn giấc ngủ

  • Mất ngủ (Insomnia): Khó đi vào giấc ngủ, khó duy trì giấc ngủ hoặc thức dậy quá sớm.
    • Nguyên nhân: Căng thẳng tâm lý, lo âu, trầm cảm, thói quen sinh hoạt, môi trường ngủ kém, bệnh lý, …
  • Ngưng thở khi ngủ (Sleep Apnea): Hơi thở của người ngủ bị gián đoạn lặp đi lặp lại do đường thở tắc nghẽn, hoặc do bất thường tín hiệu hô hấp từ não.
  • Rối loạn nhịp sinh học giấc ngủ (Circadian Rhythm Sleep Disorders): Đồng hồ sinh học bên trong không đồng bộ với chu kỳ ngày-đêm bên ngoài.

Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ

  • Môi trường ngủ (Ánh sáng, tiếng ồn, nhiệt độ)
    • Ánh sáng là kẻ thù của giấc ngủ - Gây ức chế cơ thể tiết ra melatonin Giữ phòng ngủ tối. Tránh thiết bị điện tư rcos màn hình hoặc bật sáng trong vòng 1 - 2h trước khi đi ngủ.
    • Tiếng ồn: Làm gián đoạn cấu trúc giấc ngủ, có thể kéo giấc ngủ từ sâu sang nông.
    • Nhiệt độ và độ thoáng khí: Cơ thể ngủ ngon nhất ở môi trường mát mẻ vừa phải (18-20 độ). Phòng ngủ lý tưởng nên yên tĩnh, tối, mái mẻ, ..
  • Thói quen sử dụng thiết bị điện tử
    • Ánh sáng
    • MXH kích thích trí óc tỉnh táo
    • Nên ngừng sử dụng thiết bị điện tử ít nhất 30-60 phút trước khi đi ngủ.
    • Đọc sách, nghe nhạc nhẹ, thiền, .. giúp não hạ nhiệt.
  • Lịch trình và thói quen ngủ (nhịp sinh học cá nhân)
    • Lịch trình ngủ - thức đều đặn, đúng giờ, kể cả ngày cuối tuần.
    • Duy trì thời gian đi ngủ và thức dậy ổn định.
    • Tiếp xúc ánh sáng mặt trời tự nhiên buổi sáng (15-30 phút)
  • Hoạt động thể chất và tập luyện
    • Tăng nhu cầu phục hồi của cơ thể khi ngủ.
    • Không nên tập nặng sát giờ đi ngủ, vì cơ thể có thể sinh ra adrenaline, tăng thân nhiệt khó đi ngủ.
  • Chế độ ăn uống và chất kích thích
    • Caffeine và Nicotine: tránh ít nhất 4 - 6 giờ trước khi ngủ.
    • Rượu: Gây buồn ngủ nhanh do ức chế thần kinh, nhưng nó làm giảm chất lượng ngủ sâu và REM Ngủ không ngon, dễ tỉnh giấc vào giữa đêm.
  • Stress và Sức khỏe tâm lý
    • Khi stress, cơ thể sinh ra cortisol và adrenaline Giữ cho não đề phòng, gây khó thư giãn và ngủ sâu, mất ngủ do lo âu.
    • Nên thiền, hít thở sâu, tập yoga nhẹ, viết nhật ký, …

Notes

Thời gian ngủ trưaTác dụng chínhGhi chú
10 – 20 phútTăng tỉnh táo, cải thiện tập trung và trí nhớ ngắn hạnNgắn, dễ tỉnh, không bị “đơ não” khi dậy (sleep inertia)
30 phútCó thể gây cảm giác mệt, choáng khi thức dậyBạn có thể rơi vào giấc ngủ sâu, khó tỉnh táo ngay
60 phútCải thiện trí nhớ, khả năng học và xử lý thông tinCó thể cảm thấy uể oải khi thức dậy
90 phútMột chu kỳ ngủ hoàn chỉnh (có cả REM)Giúp phục hồi thể lực và tinh thần, ít gây choáng sau khi dậy

Questions

  • Tại sao thiếu ngủ gây ra suy giảm trí nhớ/ hoặc mệt mỏi uể oải?
    • Nếu ngủ ít, giai đoạn REM ngắn Não bộ không được củng cố trí nhớ suy giảm trí nhớ
    • Ở giai đoạn N3 của NREM, cơ thể sẽ được phục hồi. Nếu ngủ ít, quãng thời gian này ngắn Người mệt mỏi, uể oải.
  • Nếu 1 đêm tôi ngủ ít, nhưng ngày tôi ngủ nhiều quãng bù, 1 ngày vẫn đủ 8 tiếng thì có được không?
    • Không nên. Vì như ảnh trên, chu kỳ giấc ngủ, càng về sau thì REM càng kéo dài Nếu ngủ ngắn quá, mới được 1, 2 chu kỳ thì REM không dài Vẫn mệt mỏi