Nguyên lý phân mảnh tối ưu

Được nhắc tới trong cuốn Súng, Vi trùng và Thép, để giải thích cho câu hỏi: Tại sao là Châu Âu đi xâm chiếm các nước khác chứ không phải là Trung Quốc?

Notes

Sự đổi mới diễn ra nhanh nhất ở xã hội nào có sự phân mảnh ở cấp độ trung gian tối ưu - Xã hội nào thống nhất quá thì bất lợi, song xã hội nào phân mảnh quá thì cũng bất lợi nốt.

Do Châu Âu phân mảnh thành nhiều quốc gia. Trong khi Trung Quốc thì thống nhất. (Về mặt lãnh thổ, ngôn ngữ, chữ viết, …)

Sự phân mảnh cho phép các quốc gia cạnh tranh với nhau. Nếu không được tài trợ ở nước này thì có thể xin tài trợ ở nước kia. Bị o ép ở xứ này thì có thể xin trú ẩn ở xứ kia. Trong khi Trung Quốc thì không.

Ví dụ điển hình cho luận điểm này là việc Colombo đã xin tài trợ cho chuyến thám hiểm của mình ở Ý, Pháp, Bồ Đào Nha, một số công tước ở Tây Ban Nha và đều bị từ chối. Sau 7 năm vận động, cuối cùng ông cũng được Vua Ferdinand II và Nữ hoàng Isabella I của Tây Ban Nha

Notes

Có cạnh tranh thì sẽ có phát triển!

Sự phân mảnh như thế nào là “tối ưu”, cũng còn tùy thuộc ta dùng thước đo nào để lượng giá sự tối ưu. Mức độ phân mảnh tối ưu cho sự cách tân công nghệ có thể không phải là tối ưu đối với năng suất của nền kinh tế, sự ổn định chính trị hay hạnh phúc con người.

Nếu mục đích của ta là đổi mới và năng lực cạnh tranh, ta không nên tập trung quá cũng không nên phân mảnh quá. Thay vì vậy, ta nên để quốc gia, ngành, hay công ty mình phân nhỏ thành nhiều nhóm cạnh tranh với nhau, đồng thời duy trì sự liên thông tương đối tự do.

Ví dụ

  • Ngành bia Đức có năng suất chỉ bằng 43% so với ngành bia ở Mỹ. Trong khi ngành luyện kim và thép của Đức lại có năng suất tương đương ở Mỹ.
    • Bia Đức khác ngành khác ở chỗ nó sản xuất ở quy mô nhỏ. Có hàng ngàn công ty bia nhỏ trên khắp nước Đức. Tất cả đểu được bảo hộ nên không cần cạnh tranh với nhau, bởi mỗi công ty đó lại độc quyền ở mỗi địa phương, và được bảo hộ trước bia nhập khẩu.
    • Hoa Kỳ có 67 nhà máy bia, chính, sản xuất 23 tỷ lít bia mỗi năm (gấp đôi sản lượng của Đức).
    • Người Đức uống “bia dân tộc” Thị hiếu khác. Các công ty bia ở Đức hoạt động không hiệu quả lắm, do không đầu tư được thiết bị ủ lạnh lớn và dây chuyền đổ bia vào chai dài. Thêm việc không có cạnh tranh Khó để phát triển mở rộng.
  • Ngành chế biến thực phẩm Nhật chỉ bằng 32% so với ngành tương đương ở Hoa Kỳ.
    • Có tới 67.000 công ty chế biến thực phẩm ở Nhật, so với 21.000 công ty ở Hoa Kỳ, trong khi dân số Hoa Kỳ gấp đôi của Nhật.
    • Thị hiếu địa phươngChính sách của Chính phủ đã ảnh hưởng tới sự phát triển của ngành này.
    • Sữa của Nhật phải đóng gói lúc 12:01, để ghi ngày sx là ngày hôm nay. Vì nếu ghi ngày hôm qua, sẽ khó bán hơn. Các công ty ở xa sẽ không có cửa với các công ty địa phương. Chính phủ cũng có chính sách kiểm dịch 10 ngày với hàng hóa nước ngoài Không bán được cho người dân do thị hiếu chuộng đồ tươi.