Summary

Một số kinh nghiệm, suy nghĩ về việc taking notes thế nào cho có hệ thống, dễ cho việc thống kê, tìm lại sau này.

Notes

  • Note nên có metadata ở đầu. Các trường trong metadata thì sẽ tùy từng loại notes.
    • Ưu điểm:
      • Dễ filter, dễ hiển thị với dataview plugin
    • Một số metadata có thể tham khảo:
      • date
      • aliases
      • tags
      • context
      • type

Context có thể là tên khóa học, @phone, @family, …

  • Workflow:

    • Take notes
    • Assign tag, metadata, date, …
    • Use Dataview to auto create MOC
    • View and share by using MOC file
  • The evolution of note taking:

    • Just note: Ghi chép đầy đủ vào sổ, các tờ giấy note, todo note, …
      • Ưu điểm: Nhanh gọn, dễ thực hiện
      • Nhược điểm:
        • Khó search
        • Lúc nào cũng cần sổ, giấy bút ở bên.
    • Note bằng app note: Vẫn ghi note, nhưng dùng công cụ hỗ trợ là điện thoại, laptop (Evernote, Notes, Google Keep, …). Ý tưởng của các app này là để người dùng đánh context, tổ chức thư mục, gắn tags, … focus chính vào việc note + search
      • Ưu điểm:
        • Dễ search: Command + F là ra ngay
        • Dễ note bằng điện thoại, laptop (mang sẵn bên người)
        • Ít bị giới hạn về không gian vật lý (do giờ được lưu trong điện thoại/cloud)
      • Nhược điểm:
        • Luôn phải suy nghĩ xem note nào đặt ở đâu =)) phân loại note, gắn tag như thế nào cho dễ tìm
        • Nếu các loại notes có 1 phần liên quan, nhưng lại nằm ở các folder khác nhau thì sẽ khó để nhớ. (VD 2 môn học cùng nói về 1 chủ đề, nhưng note lại được lưu ở 2 folder môn học khác nhau)
        • Có vẻ không giống với cách bộ não hoạt động cho lắm.
    • Note and linking: Notion - Ghi notes, support database để filter, gom các notes có điểm chung vào lại với nhau, dễ dàng hơn
      • Ưu điểm:
        • Linking được thông tin
        • Đồng bộ cloud, chia sẻ dễ
      • Nhược điểm:
        • Không dùng được offline.
        • Chúng ta vẫn phải chủ động ghi nhớ để linking thông tin. (Vd khi đang viết note A, có liên quan tới note B, thì ta phải nhớ đã từng viết Note B để mà link vào)
    • Note and auto linking connection: Obsidian. Đây chính là cách mà bộ não chúng ta hoạt động.
      • Ưu điểm:
        • Take note, việc lưu note tùy chúng ta lựa chọn thư mục, cách lưu, nhưng Obsidian sẽ tự động suggest linking nếu ta nhập 1 từ trùng với tên note khác.
        • Có thể visualize lại graph.
      • Nhược điểm:
        • Hiện tại app này vẫn đang

Điều này khá giống với những gì mình đã từng trải nghiệm trước đây. Đó chính là việc lướt web/ đọc tech articles hoặc lướt Github trending. Cứ mỗi article sẽ cho ta thêm 1 số keyword, link articles khác, tên blogger khác để đi search. Rồi với mỗi thông tin như thế, ta lại nhận được rất nhiều thông tin mới khác, … Như một mạng lưới crawler =)) Từ đó mình càng củng cố niềm tin là: Everything is connected.

Một số phương pháp để notes:

College Success

  1. The List Method
    • Theo flow của người giảng, nội dung bài học, ta tóm tắt nội dung thành các câu nói, đoạn văn nhỏ bằng chính ý hiểu của mình.
  2. The Outline Method
    • Viết theo các chỉ mục (ví dụ mục lục chương 1 nói về gì, chủ đề chính, các sub topic trong chương)
    • Sử dụng kiểu fold.
  3. The Concept Map Method
    • Tóm tắt dưới dạng mind map hoặc chart.
  4. The Cornel Method
    • Cấu trúc: 1 header, 2 columns và 1 footer.
      • Header lưu tên khóa học
      • 1 column lưu notes (sử dụng 1 trong 3 phương pháp trên kia)
      • 1 column lưu ideas, keywords, questions, clarifications, and other notes. - cue/recall
      • Footer lưu summary của cả bài bằng chính từ của mình.

Lựa chọn phần mềm take note phù hợp

Có 4 phong cách quản lý thông tin (hay đúng hơn là 4 kiểu tính cách):

  • Người kiến trúc sư: Thích lên kế hoạch, xây dựng hệ thống. Cần 1 công cụ để tùy biến xây dựng lên ngôi nhà kiến thức.
    • Notion:
      • Thông tin được lưu dưới dạng block (các viên gạch)
      • Các “kiến trúc sư” ghép những viên gạch đó lại thành 1 “page” - ngôi nhà riêng.
      • Mạnh ở khả năng customizable.
    • Coda
    • Craft
  • Người làm vườn: Yêu thích khám phá, thử thách, không ngại sự không rõ ràng. Cần công cụ để kết nối ý tưởng với nhau.
    • Obsidian:
      • Cho phép nhìn thấy toàn bộ “khu vườn” của mình.
      • Gieo hạt giống, chăm bẵm, nhìn chúng ngày 1 lớn lên (note linking nhiều thì “cây” sẽ lớn hơn)
      • Cây ra lá lớn nhanh, người ta sẽ “giâm cành, chiết cành” để tạo thành cây mới. Ý tưởng đủ lớn, đủ phức tạp thì sẽ được tách thành các ý tưởng nhỏ hơn để tiếp tục phát triển mấy ý tưởng đó.
    • Roam Research
  • Người quản thư: Thích thu thập, sắp xếp mọi thứ gọn gàng. Cần công cụ dễ dàng “cất” ý tưởng để mai sau tìm lại.
    • Evernote
      • Ưu tiên sắp xếp theo chủ đề (giống với người quản thư, gắn mã gồm số và chữ cho từng cuốn sách, mỗi số, chữ sẽ có 1 ý nghĩa)
      • Mạnh về tính năng: gán nhãn, chia thư mục, lọc, tìm ghi chú.
      • Support ghi chú dạng viết, âm thanh, ảnh, tập tin
      • Dễ dàng lưu trữ thông tin đọc trên mạng bằng 1, 2 cú click chuột.
    • Bear
    • OneNote
  • Người họa sĩ: Yêu khám phá, nhưng sự khám phá rất ngẫu hứng, lúc lên lúc xuống. Cần công cụ giúp họ thu được ý tưởng trong đầu, còn làm gì thì k biết.
    • Apple Notes:
      • Do họa sĩ là người làm việc bằng cảm xúc, nên họ cần 1 công cụ sẵn sàng ngay khi họ cần để bộc bạch cảm xúc của mình.
      • Công cụ đơn giản nhất, và cơ động nhất.
      • 1 kiểu hơi lai tạp giữa note-taking và todo-list
    • Tick Tick
    • Typora

Công cụ không có ý nghĩa gì nếu như bạn không thay đổi phương pháp làm việc của mình.

  • How to take smart notes - Sonke Ahrens -

Questions

  • Mọi người dùng note taking workflow nào? Ưu, nhược điểm của từng loại đấy?
  • Làm thế nào để có thể truy cập lại các notes đã lưu một cách dễ dàng?
  • How smart people in the world take notes?
  • Có những kiểu take notes nào? Ngoài 4 kiểu take notes đã list ở trên thì còn loại nào nữa không?