Đúng Việc - Giản Tư Trung
Đặt vấn đề
Một lần tình cờ đi qua quảng trường ở London, tác giả có đọc được một câu trích dẫn:
England expects that every man will do his duty.
Điều này khiến chúng ta đặt ra 1 câu hỏi, thế Công việc - Bổn phận của chúng ta là gì? Chúng ta đã thực hiện nó chưa? Nếu đã làm rồi thì đã làm đúng và làm tốt những công việc đó chưa?
Trong đời sống, chúng ta luôn phải đấu tranh để có thể làm được đúng “Công việc & Bổn phận” của mình. Đó là cuộc chiến của những sự lựa chọn: giữa cái đúng và cái sai, giữa khai minh và vô minh, giữa cõi phàm và cõi thiêng, giữa cái cao đẹp và thấp hèn trong mỗi con người.
Nhưng làm sao lựa chọn nếu không hề biết tới sự tồn tại của những lựa chọn, không rõ đâu là sự khác biệt giữa chúng và đâu là “mình” giữa các lựa chọn đó? Làm sao làm “đúng việc” khi chưa biết đâu là cái “đúng”? Làm sao “làm ra chính ” khi chưa biết “đâu là mình”, …
You must be the change you wish to see in the world.
— Mahatma Gandhi —
Vậy để “be the change you wish to see” thì chúng ta cần làm gì? Cuốn sách đưa ra một số câu hỏi, để thảo luận và suy ngẫm, chiêm nghiệm, hướng chúng ta tới hành trình tự lực khai hóa, để thay đổi bản thân, góp phần vào việc thay đổi xã hội mà mình đang sống.
I. Làm người
Ngay từ khi còn nhỏ, chúng ta thường được nói cần phải học để “làm người”, vậy làm người là làm gì? Chẳng phải chúng ta sinh ra đã là người rồi sao =))
Thế nào là làm người?
Con người là sinh vật luôn đi tìm ý nghĩa. (của cuộc sống, của mọi thứ)
— Paolo —
Điều giúp con người trở nên khác biệt chính là lẽ sống - là thứ mà ta luôn hướng tới. Và một thứ khiến con người ta chiến đấu, đó là lẽ phải. Trên đời này không có gì “trên hết” ngoài lương tri và phẩm giá của mình. Nói cách khác, vĩ đại nhất chính là “con người bên trong” của ta, và ta cần hành động theo “tiếng gọi lương tri từ bên trong” của mình.
Làm được như thế, ta sẽ thành con người tự do/ tự trị. Một con người tự do/ tự trị sẽ sở hữu hai thứ: (1) Tự trọng và (2) Tôn trọng.
1. Tự trọng
- “Tự trọng” là biết coi trọng mình, nhưng không phải theo nghĩa vị kỷ (chỉ quan tâm tới danh lợi bản thân) mà là coi trọng phẩm giá/ đạo đức của mình.
- Người tự trọng thường đối diện với lương tri và phẩm giá của bản thân, với “con người bên trong” của mình để hành động hơn là đối diện với sự răn đe của pháp luật/ sự phán xét của dư luận bên ngoài.
- Họ không muốn làm điều xấu, sẵn sàng làm điều tốt, ngay cả khi không có ai biết đến/ ghi nhận. Phần thưởng lớn nhất với họ là được sống với đúng con người mình.
⇒ Nếu được dẫn dắt bởi “con người bên trong” (lương tri, lương tâm, đạo đức, phẩm giá, phẩm hạnh, giá trị, nhân cách, lẽ sống, lẽ phải, …) ta sẽ trở nên hướng thiện hơn, hành vi của ta sẽ không bị phụ thuộc vào ngoại cảnh mà được quyết định bởi lương tri và phẩm giá bên trong con người mình.
2. Tôn trọng
Con người tự do cần biết tôn trọng người khác, vì nếu không tôn trọng sự tự do của người khác thì rất khó yêu cầu người khác tôn trọng sự tự do của cá nhân mình.
John Stuart Mil cho rằng: Mỗi con người đều có quyền tự do, mưu cầu hạnh phúc riêng của mình, “trong chừng mực ta không mưu toan xâm phạm đến hạnh phúc của người khác hoặc ngăn trở những nỗ lực của người khác đạt được hạnh phúc của họ”.
⇒ Một người được tự do hoàn toàn đối với mọi thứ liên quan đến anh ta, nhưng anh ta sẽ phải giao nộp một phần tự do của cá nhân mình nếu như sự tự do đó làm phương hại tới người khác.
Vậy làm thế nào để cân bằng giữa “tự trọng và tôn trọng”? Nên coi trọng bản thân tới mức nào để không là 1 con người tự do hoang dã? Nên giao nộp tự do của mình đến mức nào để không đánh mất bản thân mình? Đâu là ranh giới giữa kiểm soát xã hội và quyền tự do cá nhân? Đâu ra ranh giới giữa tự do cá nhân và trách nhiệm xã hội?
Notes
Con người bên trong (tự trọng và tôn trọng) sẽ vừa là “chân ga”, vừa là “chân thắng” của chiếc xe cuộc đời.
Năng lực để làm người
1. Khai phóng
- Khai minh và giải phóng bản thân.
- Khai minh: “minh” là sáng, “khai” là mở → Khai minh là mở toang con người tăm tối, vô minh, giáo điều, ấu trĩ của mình để đưa ra ánh sáng chân lý, sự thật và tự do.
- Con người cần “trưởng thành” hơn, bắt đầu bằng việc tư duy lại, nhận thức lại những quan niệm của bản thân về những vấn đề quan trọng nhất trong cuộc đời.
⇒ Mình hiểu được “mình là ai”, “đâu là mình”, hiểu biết của mình ra sao, mình giỏi cái gì và giỏi cỡ nào, mình đóng góp được gì, …
Để trả lời được điều đó, cần giữ tâm thế luôn hoài nghi về sự hiểu biết của bản thân, luôn phản tư và phản tỉnh chính mình.
2. Khai tâm
- Cần có một trái tim “có hồn”, biết rung lên trước cái hay cái đẹp, biết thổn thức trước những nỗi đau, biết phẫn nộ trước cái sai, cái xấu, cái ác, một trái tim tràn đầy tình thương yêu và giàu lòng trắc ẩn.
Câu chuyện “Làm người”
Mục đích sau cùng là hình thành nên một tư tưởng nền tảng, làm nền cho việc hình thành ước muốn, hành động của chúng ta. Hệ thống các quan điểm nền tảng này cũng có thể gọi là “hệ điều hành”, “hệ giá trị” hay “ý thức hệ” của mỗi người.
Notes
Hệ quy chiếu chung thường sẽ dựa vào 4 “đạo”:
- Đạo luật - Hiến pháp của nhân dân, pháp luật của nhà nước, luật pháp quốc tế.
- Đạo lý - Của gia đình, của tổ chức, của địa phương, của dân tộc, của thế giới tiến bộ.
- Đạo thiêng - Đạo của 1 tôn giáo: đạo Phật, đạo Hồi, đạo Thiên chúa.
- Đạo sống - Của bản thân, chính là “con người bên trong” của mình.
Nếu điều gì phù hợp với cả 4 đạo này thì được gọi là “đúng/tốt”, chỉ cần vi phạm 1 trong 4 đạo này thì thường bị xem là “sai/xấu”
Con người suy nghĩ sâu xa thường biết cách xác lập và hình thành “đạo sống” của mình sao cho phù hợp với cả “đạo luật”, “đạo lý” và “đạo thiêng”. Khi đó, họ chỉ cần sống đúng với con người của mình là được.
⇒ Sau cùng, con người ta cần có một cái đầu sáng để minh định và một trái tim nóng để rung cảm. Và tất nhiên chúng sẽ “sáng” và “nóng” hơn khi được cất giữ trong 1 cơ thể khỏe mạnh.
Tôi cho rằng, mỗi người chỉ có một cuộc đời, do đó phải biết rõ là ta sẽ dùng đời mình vào việc gì và việc đó có đáng để dùng không.
Hãy cố gắng làm đầy cho “túi văn hóa” (đầu “minh định”, tim “có hồn”), “túi chuyên môn” (đầu “chuyên gia” và tim “yêu nghề”), sau đó mới tới “túi vật chất”.
- Con người văn hóa: Đâu là lương tri và phẩm giá của mình? Đâu là sẽ sống và giá trị sống của mình? Đâu là những giá trị làm nên chính mình, là thứ mà vì nó hay để bảo vệ nó, mình sẵn lòng hi sinh mọi thứ khác? Đâu là “chân ga” để giúp mình bay đèo cao? Đâu là “chân thắng” để giúp mình không rơi xuống vực sâu?
- Con người chuyên môn: Mình thực sự thích cái gì? Mình giỏi cái gì? Hiểu được mình giỏi tới mức độ nào? Đâu là công việc phù hợp với cái chất con người mình?
Lẽ ra, cái ta phải chọn trước hết là chọn lẽ sống, giá trị sống của mình (tức là chọn cuộc đời để sống, mình phải biết rõ là mình muốn trở thành một con người như thế nào và sống một cuộc đời ra sao); và khi ta đã biết mình sống để làm gì và muốn dùng cuộc đời của mình cho mục đích gì rồi, ta mới chọn công việc, nghề nghiệp, sự nghiệp phù hợp với cuộc đời đó.
Ai cũng biết, nếu muốn thành công lớn và bền thì phải được làm những điều mà mình thực sự đam mê (do what you love). Nhưng tôi không biết mình mê cái gì thì làm sao? Nếu muốn tìm ra “what you love” (đam mê của mình) thì trước hết cần phải “love you do” (dấn thân cho những gì mà mình làm). - Stay hungry! Stay Foolish! - Slide Connecting the dots.excalidraw
Hạnh phúc, là khi những gì bạn nghĩ, bạn nói và bạn làm nhất quán và hòa quyện với nhau.
— Mahatma Gandhi —
Notes
Khai phóng bản thân ⇒ Tìm ra chính mình ⇒ Làm ra chính mình ⇒ Sống với chính mình ⇒ Giữ được chính mình
Vậy, thực sự thì, ta đã “rời hang” chưa?
II. Làm dân
“Làm dân” hay “Làm việc” chính là cách để hiện thực hóa chuyện “làm người” trong đời sống công việc hay đời sống xã hội.
Mỗi chúng ta đều sống trong một xã hội, một đất nước nào đó. Vì thế, việc tìm hiểu về xã hội/ đất nước đó cần gì, đang được vận hành như thế nào, … là điều cần thiết.
Để có thể tới cái đích “dân sinh” hạnh phúc, ta phải bắt đầu trước với “dân quyền” tự do, mà trước khi có “dân quyền” tự do, điều ta cần là phải có “dân trí” khai phóng.
Vì thế, con đường đúng đắn cho 1 quốc gia chưa thịnh vượng phải là: “Dân trí, dân quyền và dân sinh”. Con đường đúng đắn cho một người làm dân tốt cũng như thế. Phải bắt đầu nâng cao, khai phóng “dân trí”, rồi mới đấu tranh/ sống với dân quyền, từ đó làm cho xã hội hạnh phúc hơn.
Tự vấn
- Công việc làm chủ đất nước của một công dân gồm những gì?
- Cần phải có năng lực gì để thực hiện được công việc “làm chủ” đó?
- Cần học gì để có được năng lực “làm chủ” này?
Nhân dân với Đất nước
Người “làm dân” tốt thì phải hiểu về bộ máy nhà nước và cách nó đang vận hành.
-
Cử tri bầu ra Quốc hội/ Nghị viện, Chính phủ, Tổng thống/ Thủ tướng và Tòa Án, Viện kiểm sát quốc gia, cũng như bầu ra người lãnh đạo, đại diện mình ở cấp địa phương.
- Quốc hội/ Nghị viện: gồm các đại biểu, nghị sĩ. Được trao quyền lập pháp.
- Chính phủ: Thường do Tổng thống/ Thủ tướng đứng đầu. Được trao quyền hành pháp.
- Tòa án: Xử án dựa trên pháp luật. Được trao quyền tư pháp.
-
Làm dân trước hết là làm một con người tự do và một công dân có trách nhiệm - Trách nhiệm với cộng đồng/xã hội, trách nhiệm tạo ra một nhà nước để bảo vệ quyền tự do của mình và của người khác.
-
Nếu hành trình làm người tự do cần người ta phải “rời hang”, thì để có được “năng lực làm dân”, con người phải nhìn ra thế giới (đặc biệt là thế giới văn minh) để tìm hiểu xem những đất nước khác đang được quản trị như thế nào, người dân ở đó đang “làm dân” ra sao, năng lực của họ ra sao để so sánh, đối chiếu, lựa chọn và học hỏi cái hay, cái hợp với mình.
-
Không thờ ơ với đất nước, xứ sở của mình.
III. Làm việc
Làm việc cũng là Làm người, chỉ là áp dụng quy tắc “làm người” vào trong công việc mà thôi.
Quản trị hay cai trị?
- Hãy tự hỏi xem chính ta/ lãnh đạo của chúng ta, đang “quản trị” hay “cai trị” cộng đồng, tổ chức của mình?
- Nếu nhà lãnh đạo quản lý, điều hành bằng quyền lực và áp đặt, đó là “cai trị”.
- Nếu nhà lãnh đạo quản lý, điều hành bằng năng lực và tự do thì đó là “quản trị”.
Doanh nhân, trọc phú hay con buôn?
- Đồng tiền không có lỗi gì hết, đồng tiền chỉ là vật trung tính, bản thân nó không tốt cũng chẳng xấu gì cả. Tốt hay xấu chính là cách người ta kiếm tiền và cách người ta xài tiền.
- Doanh nhân: Kiếm tiền bằng cách mang (mang lại giá trị cho người khác)
- Trọc phú: Kiếm tiền bằng cách gây (gây hại cho người khác)
- Con buôn: Kiếm tiền bằng cách vừa mang vừa gây.
Trí thức hay trí nô?
- Trí thức: Là người có trí, và dùng cái trí của mình để góp phần thức tỉnh xã hội, hướng mọi người đến cái đúng cái đẹp.
- Trí thức:
- Sự hiểu biết (có trí)
- Thức tỉnh xã hội
- Vì mục đích cao quý (hướng xã hội đến cái đúng, cái đẹp, chân - thiện - mỹ)
Tiền lương và Làm việc
- Nếu công ty trả cho bạn 5 triệu, bạn sẽ chọn làm theo kiểu mấy triệu?
- Nếu trả 5 triệu, tôi làm 5 triệu, rất fair, nhưng như thế thì “mất mình”. Mình làm ra tiền hay tiền làm ra mình? - Làm nửa mình.
- Nếu trả 5 triệu, tôi làm 10 triệu, thì ta không mất mình, nhưng lại “mất tiền”. Người khôn ngoan sẽ làm theo kiểu 10 triệu. - Làm hết mình.
- Nếu trả 5 triệu, tôi làm 15 triệu. Làm việc quên mình. Kiểu làm 10 triệu ngoài mất tiền còn mất đi 1 thứ quan trọng hơn, đó là “mất cơ hội để biết mình là ai”.
- Còn làm kiểu 2.5 triệu là mất mình, kiểu 1.5 triệu là bán mình. ⇒ Dấn thân - Trách nhiệm - Đối phó.
⇒ Làm nghề gì cũng được, miễn là ta phải đem cái đạo “làm người” vào trong công việc. Luôn phải biết “phản tư bản thân”, rồi sau đó mới đi “phản tỉnh xã hội”.
Phai khai minh cho bản thân trước, rồi mới nghĩ tới chuyện khác sau. Bởi một cái đầu không được khai minh thì sẽ trở nên vô minh, một trái tim không được khai tâm thì sẽ trở nên vô hồn. Khi con người vừa vô minh vừa vô hồn thì sẽ trở nên vô tâm, vô cảm…, mà vô tâm thì rất gần với… nhẫn tâm, và đó cũng là nguồn gốc của mọi cái sai, cái xấu và cái ác.
IV. Làm giáo dục
Ba điểm mấu chốt cần ưu tiên đổi mới:
- Đổi mới về triết lý giáo dục.
- Đổi mới về định chế.
- Đối mới về vai trò của các chủ thể then chốt trong hệ thống giáo dục. ⭐
Phần lớn chương này nói về ý thứ 3, vai trò của các chủ thể. Vì theo tác giả, chỉ khi các chủ thể hiểu được công việc của mình, giành lấy quyền vốn có của mình và trả lại quyền cho các chủ thể khác thì giáo dục mới thay đổi được.
5 chủ thể gồm: Nhà nước, nhà trường, nhà giáo, gia đình và người học.
Nhà trường
- Cần có sự độc lập cần thiết với tôn giáo, nhất là về mục đích và nội dung học tập (tránh trường hợp như khi xưa của Galileo)
- Cần có sự độc lập tương đối với chính trị, nếu không trường học sẽ trở thành “trại tuyên huấn” - nơi tạo ra công cụ cho các chế độ/ nhà cầm quyền chứ không phải là những con người tự do như nhẽ ra nó phải hướng tới.
- Cần độc lập với tiền bạc.
⇒ Nhà trường nên là nơi truyền dạy “lương giáo” (lương tri, phẩm giá) và “khoa giáo” (chân lý, khoa học). Tức là dạy làm sao, học làm sao để trở thành người lương thiện, biết hướng đến và sống với chân - thiện - mỹ, biết yêu chuộng lẽ phải, công lý và sự thật.
Nhà giáo
- Các nhóm nhà giáo:
- Thầy bình thường: Chia sẻ cái gì mình biết trong lĩnh vực của mình cho học trò của mình.
- Thầy giỏi: Truyền phương pháp học, nói nôm na là “cho cần câu chứ không cho con cá”.
- Thầy lớn: Không chỉ dạy kiến thức và phương pháp học, mà còn cho động cơ học và lòng hiếu tri (khát khao tri thức và sự hiểu biết). Nói nôm na là không phải cho cần câu, mà là cho động cơ vác vần đi câu.
- Thầy khai minh: Giống thầy lớn, nhưng ở trong phạm vi toàn xã hội, khiến cả xã hội thức tỉnh và say mê tìm kiếm tri thức đẻ khai sáng cho bản thân, giải phóng con người mình khỏi sự vô minh, giáo điều, ấu trĩ. (Giống như Fukuzawa Yukichi)
Nhà mẹ/ Gia đình
- Cha mẹ nên giúp con biết “khai phóng bản thân”, “tìm ra chính mình”, “làm ra chính mình”, … chứ không nên biến con mình thành người mà mình muốn, cũng không nên dùng con để hiện thực hóa giấc mơ của mình (nhưng không phải giấc mơ của con).
- Phải giúp con trở thành “con người” trước khi trở thành “con mình”.
- Nền tảng văn hóa, nền tảng giáo dục của một con người không phải là thứ có thể mua bằng tiền.
- Khoảng cách thế hệ ngày càng xa. Nên để hiểu con, không có cách nào khác ngoài “đối thoại”.
- Gia đạo là một phần vô cùng quan trọng. Nếu chưa có “gia đạo”, hãy tạo ra nó, bằng việc xây dựng những “nếp nhà”.
- Cách cha mẹ đối xử với ông bà ảnh hưởng tới cách con cái đối xử với cha mẹ.
- Hình ảnh cha mẹ thành kính thắp nén nhang ở bàn thờ tổ tiên → Ký ức của đứa con về cội nguồn, về sự biết ơn.
- …
Người học
- Giáo dục không phải xoay quanh người học, mà xoay quanh sự học của người học.
- Nhiệm vụ của người học là cần nhận thức về sự học và về quá trình tự học, tự rèn luyện, tự thân vận động. Chúng ta học vì ta chứ không phải vì gia đình, vì bằng cấp, vì danh tiếng hay vì muốn kiếm một chỗ làm lương cao.
- Help me do it myself.
“Hãy dám biết và hãy can đảm sử dụng trí tuệ của chính mình!“.
Nhà nước
- Tạo hệ sinh thái lành mạnh cho các chủ thể
Tổng kết
- Hiểu được việc “Làm người - Làm dân - Làm việc” là như thế nào, và vai trò của ta trong “Làm giáo dục”.
- Lựa chọn được “hệ điều hành” cho bản thân, và thực sự sống với những giá trị đó, bảo vệ được những gì mình tin tưởng.
- Tin vào “chuyện tử tế”. Tin vào việc “thay đổi đến từ TÔI”, “Ta là sản phẩm của chính mình”. Nếu ta tự do và biết tự lựa chọn cho đời mình một “đạo sống” tốt và sống đúng với đạo sống đó, ta sẽ được là chính mình và có một hạnh phúc đích thực.