BTN - CTCP Mirae - KMR
Detail
Công ty A đã niêm yết trên sàn CK, và công ty B là công ty tư nhân.
- Tại ngày 31/12/2021, hai bên báo đã hoàn thành lắp đặt, bàn giao chạy thử và phát hành hóa đơn 100 tỷ. Trong khi Doanh thu 2021 là 120 tỷ.
- Điều khoản trả chậm theo hợp đồng:
- Vào ngày 31/1/2022: Bên B thanh toán cho bên A 30 tỷ
- Vào ngày 31/12/2022: Bên B thanh toán nốt cho bên A 70 tỷ.
- TH1: Tại ngày 31/3/2022
- Doanh thu của giao dịch trên có được ghi vào BCTC 2021 của công ty A không? Nếu có thì ghi bao nhiêu?
- TH2: Tại ngày 27/4/2022
- HĐQT công ty A điều chỉnh hồi tố doanh thu 2021: Giảm 70 tỷ. Vậy doanh thu có được ghi nhận không? Nếu có thì ghi bao nhiêu?
⇒ TH1 ta đánh giá sai, Vẫn ghi doanh thu, ghi 100 tỷ. Trong đó 30 tỷ đã nhận và 70 tỷ vào Khoản phải thu. Lý do là do lượng thông tin nhận được.
Vậy ở ngày 31/3/2022, ta nên nhận định như thế nào?
- Tại sao lại hoàn thành vào đúng ngày 31/12?
- Khoản này danh thu rất lớn, 100/120 tỷ.
- Cho nợ rất dài, 70 tỷ mà cho nợ hẳn 1 năm. ⇒ Các khoản phải thu càng dài thì càng dễ có vấn đề.
- Con số chắc chắn nhất là 30 tỷ - Bán hàng đã thu tiền.
- Vậy tại sao A và B lại làm việc này?
- A là công ty niêm yết ⇒ Họ cần doanh thu/ lợi nhuận trong BCTC.
- B vẫn nhận lời làm giả vì:
- Các công ty tư nhân này thường trốn thuế. Mà muốn trốn thuế thì bình thưởng phải đi mua hóa đơn. Giờ tự nhiên có ông cho mình hóa đơn 70 tỷ, tha hồ làm khấu hao giảm thuế, thuế đầu vào, làm các thủ tục thanh toán để thuế đầu vào tốt hơn, …
- Công ty B vay tiền ngân hàng. Ngân hàng tài trợ cho 70% giá trị máy móc, nên nếu hợp đồng ký 30 tỷ thì họ chỉ vay được 21 tỷ. Nếu fake hợp đồng 100 tỷ thì họ sẽ vay được 70 tỷ cơ.
- Tại sao lại làm hợp đồng bán máy móc?
- Vì nó khó định giá =))
Công ty A là KMR. Còn anh giám đốc công ty B, sau khi vay được 70 tỷ thì anh này cầm tiền chuồn mất =))