1.3 Phân tích chiến lược kinh doanh
Notes
Sử dụng các mô hình kinh doanh như BCG, SWOT, … để đánh giá xem DN làm thế nào để nâng cao hiệu quả và mở rộng quy mô.
Chiến lược kinh doanh
Chiến lược
Chiến lược là “Công ty muốn đi đến đâu?” và “Công ty đến đích bằng cách nào?”
Where you want to go and How to get there?
Mục tiêu chiến lược của công ty: “Tối đa hoá giá trị cổ đông trong dài hạn”
- Mục tiêu: Đích đến công ty mong muốn. Ví dụ Viettel dùng chiến lược: “Lấy nông thôn để vây thành thị” (chiến lược của cty viễn thông Trung Quốc 20 năm trước)
- Chiến lược: Cách thức để đạt được mục tiêu
- Cấu trúc: Mô hình công ty để đạt được chiến lược
- Kế hoạch chiến lược
Case Study
- HPG: A ⇒ B
- B - Doanh thu 200k tỷ/ năm
- Quy mô: Dự án Dung Quất GĐ2
- Phát triển sản phẩm: Bất động sản
- Khép kín chuỗi giá trị ngành thép
- B - Doanh thu 200k tỷ/ năm
Chiến lược định vị
- Chi phí thấp: Dell, Lightning … → Bán nhiều hàng hơn
- Khác biệt sản phẩm: Nike, Adidas, Iphone, …
Case study
-
Có thể áp dụng được cả 2 không? Chi phí thấp và Khác biệt sản phẩm?
- Thường là không, ví dụ
Li_Ning
. Ông này là vđv nổi tiếng, là người cầm đuốc trong Olympic Bắc Kinh 2008. Thương hiệu này sản xuất đồ thể thao, bán giá rẻ phi phi thấp. - Sau này ông ý thấy là mình làm ra đồ tốt, nhưng giá lại rẻ quá, thế là công ty tung ra 1 sản phẩm khác, bán với giá 120 đô. Kết quả thất bại thảm hại. Vì với từng đó tiền, người dân sẽ bỏ ra để mua Adidas, Nike, …
- Thường là không, ví dụ
-
Nếu vẫn muốn thực thi theo cả 2 chiến lược, người ta phải dùng tới Dual Branding.
- Thị trường chính của Toyota cần áp dụng chiến lược Chi phí thấp. Đối với khác biệt sản phẩm, họ lập ra công ty con Lexus - hãng bán xe sang.
- Hyundai thì lập ra Genesis, Honda thì Acura, Nissan thì có Infiniti
Có 1 cách khác là Tập trung vào Thị trường ngách, và làm thật tốt ở thị trường đó.
Phân tích Lợi thế cạnh tranh
-
Xác định được phân khúc thị trường nào để quyết định lợi thế khác biệt, công cụ truyền thông, phương pháp phân phối tương ứng.
-
Đa dạng hóa trong kinh doanh khá nguy hiểm, nếu không có đủ năng lực lõi (đội ngũ nhân sự) thì rất rủi ro, gây ảnh hưởng đến dòng tiền
Chiến lược trọng tâm
Với mỗi giai đoạn của doanh nghiệp, cần lựa chọn chiến lược trọng tâm của mình.
Chiến lược tăng HIỆU QUẢ
Tác động vào Bộ chỉ số Sinh lợi.
BCG’s Matrix
- Tốc độ tăng trưởng của thị trường
- Thị phần tương đối so với đối thủ gần nhất
- STAR: Đầu tư (Invest) + Cask Absorter ⇒ HPG đang ở đây
- Cash Cow: Harvest - Cask Generator ⇒ VNM đang ở đây
Note: BCG là đánh giá với đối thủ cạnh tranh gần nhất. Ví dụ: HPG - NKG ở mảng thép cuộn?
Chiến lược tăng QUY MÔ
Tác động vào Bộ chỉ số Hoạt động.
Viettel liên kết với doanh nghiệp địa phương. → Gia nhập thị trường Phát triển thị trường bằng cách sang Campuchia, Châu Phi, … Phát triển sản phẩm: ĐTDĐ sang Điện máy xanh, Bách hóa xanh, đồng hồ, … Đa dạng hóa: (Ansoff cho rằng ô này nguy hiểm) - Rủi ro cao. (HAG, Vingroup, …) ⇒ Phải xoay quanh NĂNG LỰC LÕI của mình, xem mình giỏi cái gì nhất.
Trong đầu tư, Đa dạng hóa là kĩ thuật, chứ họ vẫn phải tập trung vào năng lực lõi của mình.
- Vin mấy năm trước học theo mô hình của Chaebol bên Hàn, đa dạng hóa ngành nghề ⇒ Việc này tăng rủi ro ⇒ Ảnh hưởng tới dòng tiền ⇒ Họ thu hẹp lại, tập trung phát triển mũi nhọn vào BĐS và Công nghiệp ô tô (Vin AI, Vin Mec, Vin School, … chủ yếu phục vụ cho 2 nhánh này)
- HAG đa dạng hóa nhưng không có năng lực lõi. Chuyển từ BĐS, trồng cao su, trái cây, chăn nuôi, thủy điện, … Ông này còn mời các đội ngũ phân tích lên trang trại, về viết bài phân tích rất hay =))
- HPG thành công vì họ đa dạng hóa (BĐS, chăn nuôi, ..) nhưng vẫn tập trung chính vào năng lực lõi
- Hải sản Hùng Vương, đa dạng hóa nên a Bá Dương vào xong thoát luôn.
- Chủ tịch Vinashin ra điều trần trước Quốc hội, bị hỏi là Tại sao ông lại đem tiền của nhà nước đi đầu tư toán loạn lung tung. Ông trả lời là do ông thực hiện đúng nguyên tắc: Không bỏ hết trứng vào 1 giỏ =)))
- Người quản lý quỹ ETF là đa dạng hóa hay tập trung?
- Tập trung.
- Đa dạng hóa là kỹ thuật của a ý. Vì trong đầu tư cp có 2 loại rủi ro: RR thị trường và RR cổ phiếu. Do là quỹ cổ phiếu nên a ấy đã loại bỏ rủi ro của từng cổ phiếu, không cần quan tâm. Chỉ tập trung vào quản lý rủi ro của thị trường (vĩ mô, ..)
- Năm 2007, bà Mai Thanh, chủ tịch HĐQT của REE lên báo, nói là REE theo chiến lược Kiềng ba chân, các công ty trong nước nên học theo REE. 3 chân là: Cơ điện lạnh - BĐS - Đầu tư Cổ phiếu. Nước lên thuyền lên. Năm 2008, thị trường xuống, REE báo lỗ âm tới 40% vốn. Smart Money chạy trước :v REE ở lại dính đòn. Vài năm sau, thị trường hồi phục, REE quay lại đầu tư, nhưng với kinh nghiệm, họ đầu tư vào các DN cơ bản: Thủy điện, Than, Nước và nắm giữ dài hạn chứ không trading nữa.
- 2017, FPT bán FPT Retail, quay trở lại Core Competency
- Ngày 31/12/2006, FPT lên sàn. giá lúc lên sàn là hơn 400k, sau 6 tháng nó lên hơn 600k/ 1 cổ phiếu. Cổ đông “chiến lược” nước ngoài mua giá 150k/ cp, 6 tháng sau giá lên 600k họ bán sạch =)).
- Nhân viên mắc bệnh “đột kim” ⇒ trì trệ.
- Sau đó, lãnh đạo FPT thấy kiếm tiền trên tttc dễ quá nên lấy tiền công ty mẹ, mở các cty con: FPT Land, FPTS, ngân hàng FPT (TPB bây giờ), FPT Capital, … với mong muốn có thể thành công như thương hiệu FPT, lên sàn và X10, x100. Nhưng thị trường không ngon như thế. Các cổ đông nước ngoài chất vấn: “Tại sao anh lại đa dạng hóa quá mức?”, a Hoàng Minh Châu có trả lời: Chúng tôi có 10k nhân viên, 10k người có nhu cầu mở ngân hàng thì chúng tôi mở ngân hàng, 10k người có nhu cầu nhà ở thì chúng tôi mở FPT Land, …
- Tầm năm 2013, chiến lược của FPT là thành: One FPT. họ chỉ mua lại cổ phần các cty nhỏ, không còn mang tên “Tập đoàn” nữa
⇒ Tập trung vào 1 số cổ phiếu thôi, stock picking
Phân tích SWOT
Iphone:
- Khởi động: Thứ 3, tuần 2, tháng 9. Họ sẽ có 3 ngày trong tuần để xem số lượng đơn đặt hàng.
- Tăng trưởng: Từ tháng 9 → Giáng sinh
- Trưởng thành: thêm 2-3 tháng, đến tầm tháng 2, Samsung ra điện thoại mới
- Suy thoái: Từ tháng 2 -9, tín đồ Apple chờ thế hệ mới.
Hai góc nhìn chiến lược
- Từ ngoài vào trong (Porter) - Con Trâu đằm
- Môi trường kinh doanh
- Cấu trúc ngành
- Lợi thế cạnh tranh
- Vị thế chiến lược
- Từ trong ra ngoài - Con Nhện
- Chiến lược dựa trên năng lực (Capability based strategy)
- Chiến lược dựa trên nguồn lực (Resource-based strategy)