Nhận thức độc lập

1. RỦI RO - RISK

Biến cố xảy ra không lường trước.

Mọi người thường nói là: Rủi ro lớn thì Lợi nhuận nhiều. Thế là không chính xác =)) Rủi ro lớn thì Lợi tức KỲ VỌNG nhiều.

Nếu bạn biết 1 cổ phiếu chắc chắn tăng lên 500k, thì bạn sẽ làm gì? A. Âm thầm mua B. Nói với mọi người nó sẽ lên 500k, để mọi người cùng mua =)) Câu ch rất đơn giản, hô thì mọi người vào mua, mn vào mua thì giá nó lên, giá lên thì bạn lại thấy họ nói đúng =))

2. BIẾN ĐỘNG THỊ TRƯỜNG - ASSET CLASSES

Tất yếu - Random walk

Muốn an nhiên qua cái biến động thị trường thì cần xây dựng tháp tài sản vững chắc. Khi thị trường biến động chỉ cần dịch chuyển các loại tài sản

3. CÁC LỚP TÀI SẢN - ASSET CLASSES

  1. Tiền
  2. Trái phiếu
  3. Cổ phiếu
  4. Vàng
  5. BĐS (Tài sản số)

Tại sao lại phân thành 5 lớp tài sản?

  • ! Vì trong từng gian đoạn, các lớp tài sản này có những biến động khác nhau Ví dụ cổ phiếu xuống, cầm tiền, trái phiếu ngon. Vàng thì tăng giá.

4. PHÂN BỔ TÀI SẢN (ASSET ALLOCATION)

Thời gian là cực kì quan trọng.

Nếu ta coi thời gian là dài, thì biến động 1, 2 năm nó cũng chỉ là nhiễu ngắn hạn. Có khi chỉ theo 3 ngày, theo tuần :v

Cần biết những gì:

  1. Hiểu về các lớp tài sản
  2. Có khả năng phân bổ các lớp tài sản
  3. Thời gian đầu tư đủ dài thì các biến động trên thị trường chỉ là nhiễu ngắn hạn.

Mỗi năm trên TTCK VN sẽ có 1 2 lần sụt giảm như thế này =)) thì đó sẽ là cơ hội.

RỦI RO

Nhu cầu rủi ro

  • Độ tuổi - Nhiều tuổi thì sẽ ảnh hưởng tới nhiều người
  • Hệ quả thua lỗ
  • Tỷ suất lợi nhuận kỳ vọng

Khả năng chịu rủi ro

  • Chấp nhận thua lỗ ảnh hưởng tới cuộc sống
  • Thái độ và tâm lý

Kiến thức về rủi ro

  • Loại rủi ro ưa thích
  • Kiến thức

Hồ sơ rủi ro

  1. Rất an toàn
  2. Thận trọng
  3. Thận trọng vừa phải
  4. Cân bằng
  5. Tăng trưởng
  6. Tăng trưởng mạnh

Lợi nhuận kỳ vọng của từng hồ sơ khác nhau

Lợi tức = LÃI SUẤT TIẾT KIỆM + x %

Ví dụ với Hồ sơ Cân bằng = Lãi suất tiết kiệm + 5%

Cấu trúc danh mục đầu tư khác nhau

Nên khi hỏi: Bạn kỳ vọng mức lợi nhuận là bao nhiêu %? Người hiểu về rủi ro sẽ nói họ là người ntn trước =))


Theo pháp luật Việt Nam là không có: Cam kết lợi nhuận.

Lợi nhuận của các app thường để là: “Hợp đồng hợp tác đầu tư”, 2 bên hợp tác với nhau.

Ngay cả khi đem gửi ngân hàng thì cũng k phải là Cam kết lợi nhuận, mà họ cũng kí cái Hợp đồng tiền gửi.

Vì thế mới sinh ra cái Bảo hiểm tiền gửi (chuyển rủi ro sang cho 1 bên thứ 3). Vì vẫn có khả năng ngân hàng phá sản.