The Only Crypto Story that you need

I. Ledgers, Bitcoin, Blockchains

  • Life in database
    • Các khoản vay, giấy tờ, cccd, … đều nằm trong DB và chúng ta tin tưởng vào người nắm giữ chúng. (Bank, Chính Phủ, …) WE TRUST THE KEEPERS OF THE DATABASES.
  • What if you don’t like it?
    • Không phải lúc nào ta cũng tin tưởng vào Bank/ Chính Phủ (họ có thể điều hành không tốt, lạm phát cao, tiền mất giá, bank sụp đổ, …) Bạn cần bằng chứng để được tin cơ =))
    • Nhiều hệ thống của bank được viết bằng các ngôn ngữ/ kiến trúc cũ từ xưa Khó maintain, có thể dẫn tới delay, hoặc lỗi vận hành.
  • Digital Cash
    • Năm 2008, Satoshi publish 1 white paper về Bitcoin, ông nói rằng ông đã tìm ra 1 công nghệ (blockchain) - nơi mọi người có thể chuyển tiền cho nhau, mà không cần trust 1 bên thứ 3 (giống như cách ta tin tưởng bank/ chính phủ)

    • “hashing function” - Cơ chế mã hóa 1 chiều. Nó giống như việc mình có thể đổ sữa vào cafe, nhưng từ 1 ly bạc sỉu lại cực khó để biết được bao nhiêu sữa, bao nhiêu cafe đã được đổ vào.

    • public key + private key

      • Hãy tưởng tượng tất cả các tài khoản NH đều được public số dư, ai cũng xem được nhưng không biết tài khoản nào là của ai. (public key)
      • Khi A muốn chuyển cho B 50USD, A sẽ gửi 1 thông điệp: “Chuyển từ tài khoản A, tới tài khoản B 50USD”. Ngoài thông điệp, A cần dùng private key để tạo ra 1 chữ kí (eg: SIGN456).
      • Thuật toán cho phép mọi người sử dụng public key để kiểm chứng xem chữ kí kia có đúng được sinh ra từ private key hay không.
    • Mining

      • Thực chất việc đào coin được hiểu là: Đoán ngẫu nhiên 1 số nonce, sao cho hash(block) bắt đầu bằng X chữ số 0 (x hiện tại năm 2025 đang là 19).
      • Họ không hề “giải” 1 bài toán khó nào cả =)) Chỉ là đoán mò hàng triệu tỷ con số mỗi giây, để cố gắng tìm ra số băm đúng.
      • Việc này rất tốn điện. Nhưng đổi lại, vì việc đoán ra số này rất khó Khó để giả mạo Đảm bảo được tính an toàn cho blockchain.
      • Proof of Work

II. What does it mean?

A Store of Value

  • Blockchain: Công nghệ giúp ghi lại, quản lý, và đảm bảo tính minh bạch cho các thông tin, sử dụng sổ cái (ledger)
  • Bitcoin là một hệ thống tiền tệ kỹ thuật số (tiền mã hóa). Hệ thống này sử dụng công nghệ Blockchain để lưu trữ, xác nhận và quản lý các giao dịch chuyển số dư giữa các tài khoản với nhau.

Nhưng giá trị của BTC nằm ở đâu =))) Nó giống như việc ông A gửi cho ông B một email, trong đó có ghi số 123$, và nói là tôi vừa chuyển cho bạn 123 đô đấy?? =)) Thay phần email kia bằng 1 hệ thống blockchain, bảo mật và minh bạch hơn, chẳng lẽ cái số 123$ lại có giá trị hơn??

Giá trị ở đây, thực chất là do mọi người công nhận rằng, BTC có giá trị. Càng nhiều người công nhận nó thì tính “hợp lý” của nó lại càng tăng.

Nhưng thành tựu công nghệ không phải là toàn bộ câu chuyện, có lẽ càng không phải là phần quan trọng nhất. Điều điên rồ, nhưng hấp dẫn, về Bitcoin không phải là Satoshi đã phát minh ra một cách cụ thể để người ta gửi các con số cho nhau và rồi gọi chúng là các khoản thanh toán. Mà đó là người ta chấp nhận các con số đó như các khoản thanh toán.

<i>Minh họa: C.W. Moss</i>

i. Shitcoin

Khái quát hóa cực đơn giản khác về Bitcoin =)))

Về mặt xã hội, tiền mã hóa là một trò chơi phối hợp đồng thời (coordination game); mọi người muốn có loại coin mà những người khác muốn có, và một số sự tương đương mang tính kỹ thuật đầy trừu tượng không làm cho một loại tiền mã hóa trở thành một sự thay thế tốt cho một loại khác. Sự chấp thuận có tính xã hội – tức tính hợp lệ – là cái khiến một loại tiền mã hóa có giá trị, và đó là thứ bạn không thể chỉ cần sao chép mã là có được.

Không phải vì BTC là open source, mà người khác có thể sao chép và tạo ra Blitcoin được :v Quan trọng nhất là “sự chấp thuận” của mọi người với đồng coin đó.

ii. An uncorrelated asset

Nhiều quỹ đầu tư muốn cho BTC vào danh mục, coi nó như 1 loại tài sản (dùng cho việc đa dạng hóa danh mục), tách biệt với các loại tài sản khác (cổ phiếu, trái phiếu, ccq, …)

A Distributed Computer

i. Ethereum

  • Ethereum Virtual Machine chính là cái máy mà Vitalik nhắc tới.
  • Là 1 cái máy ảo, phân tán giữa các node. Các node đều biết về state của máy ảo (những thứ nằm trong bộ nhớ của máy). Mỗi giao dịch trên hệ thống sẽ cập nhật state đó.
  • Hoạt động giống Bitcoin: Mọi người tạo giao dịch, phát tán trong network, các giao dịch được gộp thành block, các blocks xâu chuỗi với nhau, mọi người đều thấy giao dịch, … Đồng tiền dùng trong giao dịch của chain Ethereum là Ether (ETH).
  • Tuy nhiên, Vitalik cho rằng, Bitcoin có hạn chế, hầu như nó chỉ “giữ 1 một danh sách các thanh toán”. Vậy nên anh ta đã tạo ra Ethereum, cho phép người dùng có thể viết thêm ứng dụng/ chương trình chạy trên chain này - Smart Contract
    • Chương trình có địa chỉ ví riêng của nó, chứa ETH (ví dụ 1000 ETH)
    • Có thể lập trình logic ghi đại loại kiểu: “Nếu Trump thắng trong bầu cử” thì “gửi số tiền 1000 ETH trong tài khoản này tới tài khoản A, còn không thì gửi 1000 ETH trong tài khoản này tới tài khoản B”
      • Phần mềm sử dụng giải pháp “oracle” - nhà tiên tri - một chương trình sẽ định kỳ truy vấn 1 số công ty/ website/,… để theo dõi thông tin liên quan. Đây là cách đưa thông tin từ internet vào block
    • Ví dụ các chương tình khác: “Gửi cho tôi 1 ETH, tôi sẽ gửi lại bạn 1 bức ảnh”, hoặc “Gửi tôi 1 ETH, tôi sẽ đăng ký cho bạn 1 tên miền”, …
    • Khá giống với một “máy bán hàng tự động” - nhưng trong crypto, nó được gọi là Smart Contract.

Từ đây, các lập trình viên có thể tạo ra nhiều dApps - Ứng dụng có thể gắn data với blockchain. (vd game lưu trữ thông tin nhân vật, vật phẩm trong game)

ii. Proof of Stake

  • Thay vì sử dụng Proof of Work, Ethereum đổi sang sử dụng cơ chế Proof of Stake - Bắng chứng cổ phần. Thợ đào (miners) trong Bitcoin tương đương với Người xác thực (validators) trong Ethereum. Trong Bitcoin, bạn sử dụng nhiều điện để chạy hàm băm, còn trong ETH, bạn cần có nhiều Ether để chứng minh.

  • Đặt cược (stake) 32 ETH để được làm validators
  • Hệ thống lựa chọn ngẫu nhiên người thêm khối, ngẫu nhiên 1 số lượng người validators. Kiểm tra lại tính đúng đắn và bỏ phiếu.
  • Ai làm đúng, trung thực thì được thưởng, ai gian lận mà bị phát hiện thì bị trừ tiền =))
    • Ethereum có hàng trăm nghìn validators. Việc chọn ra validators dựa trên trọng số coin mà họ stake. Khi gian lận thì sẽ bị phạt rất lớn Thao túng 50% là khó, và nếu gian lận thì sẽ bị phạt nặng Hạn chế việc gian lận.
    • Việc pick validators sẽ pick khá nhiều Xác suất để chọn ra toàn validators gian lận là rất nhỏ.

Validators: ông stake càng nhiều ETH cho hệ thống thì trách nhiệm của ông càng lớn. Xác suất ông được chọn làm người xác thực sẽ cao lên dễ được phí. Tuy nhiên, nếu ông gian lận, ông sẽ phải mất rất nhiều.

Việc thay đổi cơ chế từ PoW sang PoS này giúp Ethereum tiết kiệm khoảng 99.95% điện.

iii. Staking - Đóng góp cổ phần

Bitcoin

Ethereum

“Đầu tư rất nhiều tiền mã hóa và sau đó được trả tiền lãi bằng chính loại tiền mã hóa đó.”

Tuy nhiên, không phải lúc nào bạn cũng có 32 ETH để tham gia làm validators. Đó là lý do các Staking Pools ra đời. Bạn có 1 ETH, bạn có thể đóng góp cùng 31 người khác (mỗi người 1 ETH) để trở thành 1 validators. Các sàn như Coinbase, Binance, Kraken, … đều có sản phẩm như vậy.

Nó giống kiểu gửi tiết kiệm bằng ETH, sẽ được trả 4%/ năm, bằng ETH. Tuy nhiên, hãy nhớ rằng giá của ETH sẽ biến động thất thường.

Crypto sinh ra 1 khái niệm nữa, đó là Yield Farming - Bạn gửi crypto vào 1 tài khoản, và nó sẽ trả lãi cho bạn. Nếu bạn cho NH vay tiền, NH sẽ cho người khác vay lại và trả bạn tiền lãi. Còn trong Crypto không giống vậy. Nó trả lãi cho bạn vì bạn đang giúp duy trình cho hệ thống hoạt động. (thông qua stake cổ phần, và xác thực giao dịch).

iii. Gas

Chi phí để thực hiện các giao dịch trên Ethereum.

Phí giao dịch (ETH) = Gas Limit × Gas Price
  • Gas Limit: Số lượng gas tối đa bạn sẽ trả cho mỗi giao dịch. Cái này dApps hoặc bạn quyết định. (Có thể hiểu cơ bản là số lượng các bước tính toán)
  • Gas Price: Giá gas tại thời điểm đó (tính bằng Gwei). 1 ETH = 1 tỷ Gwei. Cái này cung cầu của thị trường quyết định.

Gas càng cao thì giao dịch càng được ưu tiên xử lý. Ít giao dịch thì Gas Price giảm xuống. Nhiều thì nó tăng lên. Nói chung nó giống như 1 cái máy tính, mà bạn trả nhiều tiền thì được ưu tiên dùng trước :v

Ví dụ:

  • Bạn gửi giao dịch có:
    • Gas Limit = 21.000 (giao dịch đơn giản gửi ETH).
    • Gas Price = 100 Gwei (0.0000001 ETH).
Phí = 21.000 × 100 Gwei = 2.100.000 Gwei
2.100.000 Gwei = 0.0021 ETH

Nếu có người spam, gửi các giao dịch siêu dài làm tắc nghẽn mạng lưới cần nhiều bước tính toán hơn gas limit Giao dịch thất bại, vẫn phải trả phí gas. Việc này sẽ hạn chế người dùng spam.

iv. Tokens

  • ERC-20:
    • Trong Ethereum, bạn có thể tạo ra các loại tiền mã hóa mới. Nó được gọi là Token
    • Một câu hỏi diễn ra trong thời gian dài, đó là: Nếu bạn tạo ra 1 App trên Ethereum, người dùng có thể giao dịch với nhau, thế họ sẽ trao đổi bằng gì? Có thể là ETH. Tuy nhiên, sẽ tốt hơn nếu nó được trao đổi bằng “đồng tiền” của riêng bạn. Nếu app phát triển lớn hơn, đồng này sẽ có giá hơn. Và Token ra đời.
    • Token có thể tạo được vô hạn không?
      • Có, điều này phụ thuộc vào logic của Smart Contract ban đầu. (vậy nên mới có nhiều vụ hack từ lỗ hổng của smart contract, hoặc úp bô từ đội dev do contract không rõ ràng)
      • Fixed Supply - Cố định, được define số lượng token từ đầu, không thể tạo thêm. Loại 2 là Mintable: Có thể tạo thêm token sau này.
  • ERC-721
    • Loại token không thể thay thế. (nonfungible token, hay NFT)
    • Các dApps dạng này hay nhận đầu vào là tokenId, sau đó cho ra 1 hình ảnh thứ gì đó thú vị, như zoombie, vũ khí, ảnh, …

v. An ICO

  • Nếu Vitalik và cộng sự vận hành 1 công ty, họ có thể bán cổ phần để lấy tiền vận hành. Tuy nhiên, do muốn duy trì hệ sinh thái phi tập trung, họ đã không thành lập công ty. Để có tiền, họ đã bán Token. Vào tháng 7 năm 2014 họ đã bán Ether ở mức giá 1000-2000 ether/BTC, một cơ chế nhằm tài trợ cho tổ chức Ethereum và chi trả cho việc phát triển.
  • Sự kiện này được gọi là ICO - Initial Coin Offering - hình thức gọi vốn ban đầu, bán trước token để lấy tiền. Sau này nhiều dự án (có cả các dự án lừa đảo) đã học theo.

vi. Other chains

Layers, trilemmas
  • Layer 1

    • Bitcoin, Ethereum, BNB Chain, Solana, Avalance, Cardano, Tezos, Polkadot, Algorand, Tron, Terra 2.0, …
    • Layer 1 blockchain - Những chain tự duy trì sổ cái riêng của nó. Xử lý và ghi nhận giao dịch trực tiếp trên mạng chính
    • Cạnh tranh vs nhau bằng nền tảng công nghệ, hiệu suất, môi trường tốt hơn cho developers, …
  • Blockchain trilemma - Bộ ba bất khả thi trong Blockchain. Chỉ được chọn 2 trong 3.

    • (1) Khả năng mở rộng - scalable: Có thể xử lý 1 lượng lớn các giao dịch nhanh chóng

    • (2) Phi tập trung- decentralized: Không phụ thuộc vào 1 bên thứ 3

    • (3) Bảo đảm - secure: thiểu số các máy tính trong mạng lưới không thể tấn công nó.

    • Bitcoin và Ethereum chọn (2) và (3). Chậm hơn nhưng bảo mật và phi tập trung.

  • Layer 2:

    • Được xây dựng trên Layer 1 nhằm giảm tải, tăng tốc độ giao dịch, giảm chi phí mà không cần thay đổi hạ tầng của Layer 1.
    • Giao dịch được xử lý ngoài chuỗi chính (off-chain hoặc sidechain), sau đó tổng hợp và gửi lên Layer 1 để xác nhận
    • Arbitrum, Optimism, Base (Layer 2 trên Ethereum); Lightning Network (Layer 2 trên Bitcoin)
Bridges, wrapping
  • Nếu bạn muốn sở hữu token của chain này trên 1 chain khác thì sao? Ví dụ bạn muốn đổi ETH lấy SOL thì làm thế nào, trong khi smart contract nào thì chỉ chạy trên blockchain đó thôi? Từ đó, Bridges ra đời

  • Bridge là một giao thức hoặc công cụ cho phép chuyển tài sản hoặc dữ liệu giữa các blockchain khác nhau.

    • Nếu muốn đổi ETH lấy SOL, bạn cần tìm 1 Bridge.
      • Gửi ETH tới Smart Contract trên Ethereum của Bridge. Contract sẽ khóa số Ether đó lại. Giờ số Ether là của Bridge đó.
      • Chương trình off-chain (ngoài chuỗi) sẽ nhận thông báo, báo cho Smart Contract bên Solana để trả cho bạn phần 1 tương đương trên Solana chain.
  • ETH không trực tiếp sử dụng được trên nhiều smart contract, do nó là native token, không phải của ERC-20. Do đó, để hoạt động tốt trên các app defi, nó cần được wrap lại.

    • WETH là phiên bản “đóng gói” (wrapped) của ETH – giúp ETH có thể hoạt động như token ERC-20 để tương tác dễ dàng hơn với các smart contract trên Ethereum.
      • Bạn gửi ETH vào một smart contract → hợp đồng đó giữ ETH của bạn
      • Nó mint ra WETH theo tỷ lệ 1:1 (ví dụ: gửi 1 ETH → nhận 1 WETH)
      • Khi bạn không cần nữa → bạn có thể unwrap (đổi lại) để lấy ETH gốc
    • wETH được dùng trên các sàn DEX, lending, yield farming, staking, liquidity pool, .. hoặc làm tài sản thế chấp (collateral) trên các nền tảng như Aave, Compound.

A Slow Database

Ta đã xây dựng xong 1 CSDL phân tán, phi tập trung, đảm bảo, không cần bên thứ 3, không cần sự cho phép. Nó theo dõi quyền sở hữu với các đồng coin.

Sẽ thế nào nếu ta xây dựng 1 cơ sở dữ liệu giống vậy để theo dõi quyền sở hữu thứ khác?

i. Map and territory

  • Sẽ rất thú vị nếu ta có thể đưa được các “mapping” sản phẩm/ vật thể từ thế giới thực vào trong blockchain. Nhưng hiện tại, không phải cái gì ta cũng đưa vào được.
  • Ví dụ ngôi nhà, việc kết nối “token nhà” ở blockchain với ngôi nhà trong thế giới thực, vẫn là 1 vấn đề nan giải. (Nếu ngôi nhà bị cháy/ sập rồi thì sao?)
  • Tuy nhiên, ý tưởng đưa những thứ quan trọng lên blockchain, vẫn là khá thú vị. Nếu làm được, ai cũng có thể xây dựng app trên hệ thống này.

ii. Enterprise blockchain

  • Nếu các doanh nghiệp có nhu cầu, họ có thể xây dựng hệ thống private blockchain
  • Ví dụ 12 người cùng đứng ra, tạo 1 hệ thống giao dịch riêng tư, giữ chung 1 cuốn sổ cái, xác minh các giao dịch không bị thay đổi, tin tưởng lẫn nhau và không cho ai khác tham gia vào mạng lưới đó Không

Web3

  • Bitcoin: vừa là phương pháp kỹ thuật, vừa là tiền. Một vài chains khác là nơi người ta sử dụng công nghệ để tạo ra các smart contract, xây dựng phần mềm. Một vài thứ khác là về tiền - người ta đẩy giá các token crypto sẽ tăng lên.

  • Chúng ta đang ở giai đoạn Web2, khi dữ liệu trên mạng bị các công ty khác kiểm soát (Facebook, Google, AMZ, …). Sẽ thế nào nếu ta build được các giao thức phi tập trung, không bị sở hữu bởi các công nghệ lớn Web3

i. Token và tokenomics

  • Crypto đã xây dựng một hệ thống hiệu quả để biến KH của một doanh nghiệp đồng thời trở thành cổ đông của doanh nghiệp đó.
    • vd: Filecoin là hệ thống phi tập trung về lưu trữ files. Nơi bạn có thể trả tiền để lưu trữ file, hoặc được trả tiền để lưu trữ file cho người khác. Bạn trả/ được trả bằng Filecoin.
    • Helium là hệ thống phi tập trung về các điểm truy cập không dây, nơi bạn có thể được trả tiền để phát 1 điểm truy cập, hoặc trả tiền để truy cập. Trả/được trả bằng token của helium.
    • Các video game dạng play-to-earn như Axie Infinity. Bạn trả tiền mua token của game, và nhận phần thưởng bằng token của game.
  • Đặc điểm của crypto: Càng nhiều người dùng thì token của nó càng có giá trị. Tuy nhiên, nếu những người dùng sớm của mạng lưới crypto nhận được token giá rẻ, thì khi nó trở nên phổ biến, token của họ sẽ rất có giá trị.
  • Web3 nhìn giống như 1 mô hình Ponzi =)) Nơi những người đi đầu (hoặc nhà đầu tư) cố gắng tuyên truyền tới cho mọi người, lôi kéo nhiều người sử dụng hơn, để cho token họ nắm giữ ban đầu có giá trị hơn.

ii. DAO

  • DAO - decentralized autonomous organization - tổ chức tự trị phi tập trung.
  • Các tổ chức này chia quyền bỏ phiếu cho mọi người dựa trên tỷ lệ token mà người đó đang nắm giữ. Mọi quyết định đều base trên số lượt vote.
  • Ví dụ: Quỹ đầu tư phi tập trung (The DAO, BitDAO). quản trị các dự án blockchain (MakerDAO, Uniswap DAO), …

iii. Identity, reputation, credentials

  • Bitcoin - là tiền mặt kỹ thuật số, ẩn danh và có thể giao dịch.
  • Ethereum - như một cộng đồng lập trình mã nguồn mở, nơi mà danh tiếng và uy tín là cái được đánh giá cao. Và để tích lũy danh tiếng và uy tín, bạn cần 1 identity nhất quán.
  • Reputation and credentials?

Uncensorable Ledgers

  • Những cuốn sổ cái không thể bị kiểm duyệt
  • Satoshi đã tạo ra 1 hệ thống, mà ở đó, các giao dịch không thể bị đảo ngược.

i. Censorship resistance

  • Bitcoin mang tính chống kiểm duyệt.
  • Nếu muốn tài trợ cho khủng bố, hoặc tiêu thụ nội dung khiêu dâm trên internet, … 1 phần hướng tới Crypto.

ii. Or not?

  • Do tính minh bạch của blockchain, các giao dịch rất dễ bị truy vết. Bạn có thể hack hàng nghìn BTC, nhưng sẽ đến lúc bạn phải rút nó ra (bằng cách chuyển tới các ví khác, qua các sàn khác nhau). Và đây là lúc chính phủ lần theo dấu vết của bạn.

Digital Scarcity

NFT

  • Sự khan hiếm: Ai cũng thích sở hữu những thứ “khan hiếm”, độc nhất.
  • Nếu bạn mua 1 Bitcoin, BTC đó cũng giống hệt các BTC của bất kỳ ai khác. Nhưng nếu bạn mua 1 NFT, nó sẽ có số riêng.
  • Tuy nhiên, NFT khá là bullshit =)) NFT chứa 1 URL, trỏ tới 1 nơi nào đó (có thể là bức tranh kỹ thuật số). Nếu trang đó bị hack thì sao?

Metaverse

  • Các ngôi nhà trên internet là các NFT. Mục tiêu là làm cho nó trở nên khan hiếm. Vd bạn có 1 ngôi nhà cạnh nhà của Elon Musk trên internet chẳng hạn.
  • Về mặt lý thuyết làm cái này không khó (vì chỉ là thao tác file trên máy tính, nhưng lập trình viên sẽ không làm, vì họ cần tạo ra sự khan hiếm) Giống như tạo ra các vật phẩm trong game. Càng hiếm càng giá cao.

The Crypto Financial System

Your keys, Your coin, Your hard drive in a garbage dump

i. Hold Crypto

  • Nếu bạn giữ tiền ở ngân hàng, và quên mật khẩu, bạn có thể ra NH để reset, và lấy lại tiền.
  • Nếu bạn giữ crypto, và làm mất private key, bạn sẽ mất luôn chỗ tiền đó =)) không ai có thể lấy lại cho bạn được.

ii. Not hold crypto

  • Dù không sở hữu Bitcoin, ta có thể tham gia các hợp đồng phái sinh của quỹ hedge fund, đặt cược giá BTC lên/xuống và nhận tiền.
  • Quỹ ETF có Bitcoin, người ta giao dịch quỹ này như 1 giao dịch chứng khoán.

Các hình thức đầu tư vào crypto vẫn đang được dự thảo, phát triển, dưới nhiều hình thức khác nhau, mà không nhất thiết bạn phải nắm giữ keys, coin, hard drive =))

CeFi

i. Fiat on-ramps

  • on-ramps: Nạp tiền đổi lấy crypto. off-ramps: đổi crypto lấy tiền bình thường.

  • Ngày mới bắt đầu, bạn có thể có Bitcoin nhờ việc “đào”. Nhưng càng về sau, việc này càng khó. Hiện giờ, muốn có BTC, bạn cần đổi tiền pháp định (USD, nhân dân tệ, …) để lấy BTC, thông qua các sàn giao dịch tập trung (Coinbase, Binance, …)

  • Các sàn thời xưa cho phép đổi USD lấy BTC mà không hỏi gì. Nhưng họ có thể ăn cắp BTC của bạn. (các sàn đó không bị quản lý và thuận lợi cho môi trường phạm tội). Các sàn crypto hiện đại đòi hỏi nhiều câu hỏi và khiến bạn khó chuyển hàng tấn tiền 1 cách bí mật, nhưng họ sẽ không lấy cắp BTC của bạn.

ii. Custodians (Giám hộ)

  • Nếu đưa cho người dùng giữ keys như trước, thì khả năng họ có thể làm mất. Các sàn sẽ có DB riêng. Khi bạn mua BTC, họ sẽ đưa BTC về ví của họ và bảo quản. Việc của bạn chỉ là đăng nhập vào tài khoản, sau đó sàn cho hiển thị con số BTC mà bạn có =)))

  • Có 1 vụ khá thú vị đó là năm 2018, CEO của QuadrigaCX đã chết 1 cách bí ẩn khi đang đi nghỉ dưỡng ở Ấn Độ, và sàn giao dịch này (lớn nhất Canada), thực chất lại chạy trên máy tính của ông CEO này Khách hàng mất hết coin =))

iii. Also exchanges, though

  • Sàn giao dịch, cho phép mua bán, trao đổi, swap từ coin này sang coin khác, cho phép sử dụng đòn bẩy để mua coin, long short =))

Stablecoins

  • Giá của BTC và các đồng coin biến động rất mạnh Nhu cầu có 1 stable coin, giá của 1 đồng này sẽ luôn ổn định ở mức 1 USD.

i. Collateralized (thế chấp)

  • eg: USDT (Tether) hoặc USDC
  • Vậy điều gì sẽ xảy ra nếu có 1 tổ chức, mua cổ phiếu Tesla, sau đó cất đi trong kho, rồi phát hành 1 token wTSLA tương ứng với mỗi cổ phiếu Tesla mà họ nắm giữ? Nếu thế thì việc mua bán cổ phiếu sẽ dễ hơn rất nhiều cho các nđt nước ngoài?
  • Đây là cách để hệ thống tài chính crypto thâu tóm hệ thống tài chính truyền thống =)) Bạn có 1 tài sản tài chính, bạn để nó vào cái hộp và phát hành token cho nó. Giờ đây nó đã là 1 tài sản crypto.

ii. Algorithmic

iv. Bad algorithmic

  • Lỗ hổng chính là ở bước 4, khi Sharecoin chẳng có chút giá trị gì cả :v và vì thế, không có lý do gì mà 1 Dollacoin đáng giá 1 đô.
  • Một ngày nào đó, nhiều người bán Dollacoin để đổi ra USD thật. Điều này đẩy giá của Dollacoin xuống dưới 1$. (có thể là 99 cent). Một vài người lo lắng, vì vậy họ dùng smart contract, giao dịch Dollacoin lấy lượng Sharecoin, sau đó họ bán Sharecoin lấy USD thật Sharecoin tụt giá do bị bán Càng nhiều lượng sharecoin tràn ngập thị trường.
  • Đây chính là câu chuyện xảy ra với TerraUSD và Luna (giống Sharecoin của chúng ta trong ví dụ trên)

DeFi

  • Hạn chế của CEX là bạn phải tin tưởng vào công ty tạo ra sàn đó (vd: Binance).
  • DEX - Sàn giao dịch token dựa trên Smart Contract
  • Ý tưởng tạo ra 1 hệ thống tài chính, kèm hoạt động cho vay và các hợp đồng phái sinh, … hoạt động như các smart contracts trên blockchain, được gọi là Tài chính phi tập trung - aka DeFi
  • Giao thức (protocol) là một tập hợp các smart contracts, chạy trên blockchain và thực hiện việc gì đó. 1 sàn DEX là một Giao thức - tập hợp các smart contracts cho phép mọi người di chuyển tiền mã hóa.

i. Some background on exchanges and market makers

  • CLOB - Central Limit Order Book: Sổ khớp lệnh trong CEX. Khớp giữa lệnh mua và lệnh bán.

    • Mình hoàn toàn có thể lập trình 1 smart contracts, theo kiểu CLOB bên CEX, nhưng hầu hết các sàn DEX không hoạt động theo kiểu này.
  • Market Maker

    • Người tạo lập thị trường, đặt các lệnh chào mua/ bán và ăn chênh lệch
    • Trong DEX, đây phần lớn đều là các chương trình máy tính luôn =))
  • Vấn đề với blockchain đó là tốc độ của nó khá chậm, nên việc khớp lệnh liên tục như trên rất khó khăn. (do cần xác nhận giao dịch qua mạng)

  • Mỗi hành động trên Ethereum yêu cầu phí gas Tạo ra các Market Maker là cực kỳ tốn kém. (Tạo lệnh và xóa lệnh đều tốn gas)

ii. Automated market makers - AMM

  • Mechanics: Vitalik đã đề xuất 1 ý tưởng khác:

    • ==Cơ chế hoạt động sẽ là một hợp đồng thông minh giữ số lượng A các token loại T1, và số lượng B token loại T2, và duy trì sao cho A nhân B luôn luôn bằng k với k là một hằng số nào đó (trong phiên bản mà mọi người có thể đầu tư, k có thể thay đổi, nhưng chỉ trong quá trình các giao dịch đầu tư/rút tiền, KHÔNG trao đổi). Bất kỳ ai cũng có thể mua hoặc bán bằng cách chọn một điểm trên đường cong xy = k trên đồ thị, và cung cấp số lượng A token còn thiếu để đổi lấy số lượng B token bổ sung (hoặc ngược lại). “Giá cận biên (marginal price)” chỉ đơn giản là đạo hàm ẩn của đường cong xy = k, hoặc y/x.==
  • Pool thanh khoản (Liquidity Pool)

    • Để cái này hoạt động thì người dùng cần cho vào đó cặp token. vd: ETH và USDT
    • Nhà cung cấp thanh khoản (Liquidity Provider) nhận được token đại diện cho quyền sở hữu tỷ lệ của họ trong pool (LP token)
    • Thuật toán định giá: x * y = k (x: Số lượng token A; y: Số lượng token B; k: hằng số không đổi)
    • Ví dụ: một pool thanh khoản ETH-USDT như sau
      • 10 ETH và 20,000 USDT được đưa vào pool.
      • Hằng số k=10×20,000=200,000k
      • Khi người dùng muốn mua 1 ETH, pool còn 9 ETH Lượng USDT trong pool cần tăng để giữ k không đổi.
      • 9×(20,000+ΔUSDT)=200,000 ΔUSDT = (200k / 9) - 20k =~ 2k2 Người dùng sẽ phải trả 2k2 USDT để mua 1 ETH.
    • Liquidity Provider sẽ nhận được phí giao dịch.
    • Impermanent Loss: Tổn thất tạm thời khi giá token bị biến động mạnh. Nó sẽ được hiện thực hóa nếu LP rút cặp token ra khỏi pool.

iii. Lending

  • Được đảm bảo:
    • Trong thực tế, nếu bạn có cổ phiếu trị giá 100 đô, bạn sẽ vay được 50 đô. Nếu cp xuống giá 70 đô, CTCK sẽ thông báo bạn nộp thêm tiền, hoặc cẩn thận tôi sẽ bán cp của bạn. Nếu giá cp về 65 đô mà bạn không nộp tiền, họ sẽ bán luôn, lấy phần gốc + lãi, và trả lại bạn chỗ còn lại.
    • Các sàn như Compound cũng vậy. Người cho vay bỏ tiền vào và kiếm lãi. Người đi vay vay token (được thế chấp bằng các token khác) và trả lãi. Các điều khoản thanh lý tự động tương tự như trên.
  • Không được đảm bảo
    • DeFi làm tốt khoản thế chấp crypto, nhưng nó không làm tốt cho việc “thế chấp dòng tiền tương lai về hiện tại”, tương tự như việc vay tiền mua nhà, và trả dần trong tương lai. Tuy nhiên, 1 số dự án như Goldfinch vẫn làm kiểu cho vay này, thông qua 1 DAO. Mọi người chat với nhau, bỏ phiếu xem sẽ cho ai vay tiền.

iv. Tokenomics of DeFi

  • Khi ta đóng góp Ether cho Lido, nó sẽ đưa cho ta 1 token tên là stETH, về cơ bản là biên lai cho số ETH ta đóng góp. Ta có thể dùng stETH để đi đầu tư cái khác kiếm thêm tiền.

Nói rộng hơn, hoạt động kinh doanh của DeFi là về việc tái sử dụng các token càng nhiều càng tốt. Bạn có một số token, bạn khóa chúng lại trong một hợp đồng thông minh, cái mà làm việc gì đó và trả bạn một số tiền lãi nào đó, hợp đồng thông minh đó đưa cho bạn một dạng kiểu token biên lai, và bạn cầm số token biên lai này đi và khóa chúng lại trong một hợp đồng thông minh khác, cái mà làm việc gì đó và trả bạn một số tiền lãi nào đó. Mọi người nói về “khai thác lợi suất (yield farming),” quá trình nhảy qua nhảy lại giữa các giao thức DeFi để cố gắng đạt lợi suất tối đa, tái sử dụng token, và được trả bằng loại token riêng của các giao thức để kiếm nhiều tiền nhất có thể.

  • Vòng tuần hoàn ponzi =))
    1. Có 1 giao thức xxx với Ether
    2. Bạn bỏ Ether/ stablecoin vào giao thức này, nó sẽ đưa lại cho ta stETH - token riêng của nó.
    3. Ta bỏ token đó vào lại trong giao thức, khóa chúng lại, giao thức sẽ đưa cho bạn thậm chí còn nhiều token đó hơn. (eg: 10% tiền lãi mỗi giờ?). Do token này nó dễ tạo ra mà =))
    4. “Mua token này đi, lãi 10% mỗi giờ”. Người tạo ra protocol này nói như thế =)) APY cao đông ng tham gia.
    5. Người ta mua token đó, giá nó sẽ tăng. Hoặc họ sẽ bỏ ETH / stable coin vào pool TVL tăng lên.
    6. TVL tăng “có vẻ” uy tín, token thì tăng giá họ mua nhiều token này hơn.
    7. Token sinh ra quá nhanh, nhưng không ai quan tâm, vì giá token vẫn đang lên, và họ được trả lãi nhiều
    8. Lượng tiền mới đổ vào dừng lại, token thì quá nhiều Toang.

v. Some arbitrages

  • Đôi khi trong Smart Contract nào đó tồn tại các lỗ hổng. Và người phát hiện ra lỗ hổng đó sử dụng Flash loans - Vay nhanh không thế chấp, ăn được rất nhiều tiền từ hợp đồng đó.
  • MEV - miner-extractable value: Bạn có 1 ý tưởng, bạn vay tiền/ gửi lệnh để thực hiện nó, nhưng ai đó chú ý, làm lệnh y hệt, nhưng trả phí cao hơn để thực hiện trước Tới lượt bạn thì đã mất cơ hội =))

Reinventing 2008