Yield Farming

What

  • Ý tưởng: Dùng coin để kiếm thêm token phần thưởng. Thường bằng cách cung cấp thanh khoản hoặc tham gia các chương trình Airdrop của dự án.
  • Các Liquidity Provider (LP) cung cấp thanh khoản vào các Liquidity Pool của giao thức (Smart Contract chứa tiền trong đó). Các pool này cho phép người dùng vay, cho vay, giao dịch trao đổi token trong đó.
  • Khi người dùng thực hiện các hoạt động trong pool Sinh phí Doanh thu này sẽ chia lại cho các LP theo tỷ lệ phần trăm thanh khoản mà họ cung cấp.
  • Ngoài ra, các Pool còn triển khai bootstrapping liquidity cho protocol bằng cách phát hành thêm các token cho LP cung cấp thanh khoản vào giao thức của họ. Đây được gọi là Liquidity Mining.

Why

AMM - Automated Market Maker

x * y = k

Liquidity Pool

  • Các dự án mới cần thu hút vốn và người tham gia. Họ phát token miễn phí (hoặc lãi suất cao) để lôi kéo

  • Tăng tính thanh khoản: Farming thường gắn với Liquidity Providing, giúp dự án có đủ coin trong pool để giao dịch.

  • Cơ chế:

    • Khóa coin vào pool hoặc staking trên nền tảng của dự án (vd: PancakeSwap, Curve)
    • Nhận phần thưởng là token của dự án đó. (ví dụ: CAKE, CRV) và phí giao dịch.

Where

  • MakerDAO: Dùng Maker mint đồng DAI, dùng DAI đi yield farming ở các giao thức khác như Compound.
  • Compound: Cung cấp thanh khoản vào Compound để farm COMP và kiếm được lợi nhuận từ hoạt động vay và cho vay.
  • Uniswap: Cung cấp thanh khoản vào pool để thu được phí giao dịch.
  • Balancer: Farm BAL và các token quản trị (governance token) khác hỗ trợ pool trên Balancer.
  • Synthetix: Dùng SNX mint sUSD, mang sUSD đi cung cấp thanh khoản ở các pool trên các nền tảng khác.
  • Aavee: Vay và cho vay tiền, cho vay nhanh (flash loan). Từ đó cung cấp thanh khoản ở các nền tảng khác, farm nhiều hơn.
  • Curve Finance: Cung cấp thanh khoản và thu được phí, lãi suất và CRV.
  • yEarn Finance: Cung cấp thanh khoản và thu được phí, farm YFI.

Risks

  • Smart Contract Risk: Các hợp đồng thông minh có bug.

    • Vụ hack Poly Network (2021), hacker khai thác lỗi smart contract, lấy đi hơn 600 triệu USD tài sản.
  • Rủi ro Impermanent Loss: Mất mát lợi nhuận tạm thời. (Lỗ sẽ hiện thực hóa nếu rút khỏi pool)

    • Các nhà đầu tư cung cấp thanh khoản cho Uniswap giai đoạn 2020-2021 mất lợi nhuận khi giá ETH tăng mạnh, dẫn đến lợi nhuận thấp hơn so với việc chỉ hold token.
    • Cách hạn chế: Kỹ thuật đơn giản nhất mà ai cũng có thể làm được, đó là nên đóng góp thanh khoản cho những cặp tài sản có xu hướng di chuyển cùng chiều nhau.
  • Liquidity Risk: Các pool bị giảm đột ngột về thanh khoản.

    • Vụ sụp đổ token TITAN của Iron Finance (2021), giá giảm đột ngột về gần 0 trong vài giờ do rút thanh khoản hàng loạt, Mark Cuban mất hàng triệu USD.
  • Market Risk: Rủi ro biến động giá

    • Terra LUNA (2022), khi giá token LUNA giảm mạnh gần 100%, khiến nhà đầu tư tham gia yield farming mất gần hết tài sản chỉ sau vài ngày.
  • Rủi ro token lừa đảo (Rug Pull Risk)

    • Dự án Squid Game token (2021), đội ngũ phát triển bất ngờ rút toàn bộ thanh khoản, giá token giảm gần như 100% trong vài phút.
  • Rủi ro pháp lý (Regulatory Risk)

    • Sàn Tornado Cash (2022) bị Mỹ cấm vận, nhiều tài khoản người dùng và tài sản bị đóng băng.
  • Rủi ro nền tảng (Platform Risk)

    • Vụ sập hệ thống của Solana (2021-2022) khiến các ứng dụng DeFi bị đình trệ, nhà đầu tư không thể rút hoặc quản lý vốn.
  • Rủi ro cạnh tranh (Competition Risk)

    • Các nền tảng như PancakeSwap, SushiSwap (2021) ban đầu trả APY cao hàng nghìn %, sau đó giảm mạnh do lượng người tham gia tăng nhanh, làm giảm đáng kể lợi nhuận.

Yield đến từ đâu?

Real Yield?

Source

Nếu bạn tham gia vào 1 cái game mà không biết yield đến từ đâu, thì bạn chính là yield của cái game đó.

  • Nguồn yield 1: Yield đến từ việc người vào sau làm thanh khoản cho người vào trước → đây là loại yield “đa cấp”.
    • Nếu kiếm thêm được F0 thì sống. Hết F0 vào thì chết.
  • Nguồn yield 2: Yield đến từ việc trả token lạm phát của 1 protocol → Loại yield này trung tính.
    • Các protocol sẽ trả token để lôi kéo người dùng, như 1 hình thức tự marketing.
    • yield này không có cơ chế cân bằng, khiến token lạm phát quá lớn giá token bị dump sâu Người dùng có thể rời bỏ nền tảng.
  • Nguồn yield 3: Yield đến từ working capital thật sự → Loại yield này tốt và ổn định.
    • Farmer đóng góp thanh khoản vào Uniswap, Cetus, FlowX, Camelot, … thu lại service fees.
    • Nếu monetize thành công, không cần build game đa cấp hay phát token, protocol vẫn thu hút được đông người dùng Có passive income ổn định để trả cho farmer.
    • Users (Market Taker) cũng có xu hướng giao dịch trên nền tảng đó, do thanh khoản dồi dào, rate tốt hơn, trading fee rẻ hơn, trải nghiệm người dùng tốt hơn
  • Nguồn yield 4: Yield dược tạo nên từ mục 3. Nếu protocol “ăn nên làm ra”, họ sẽ cắt % nhất định từ trading fee, share back lại cho người hold native token của nền tảng đó. (vd: Camelot, FlowX, Cetus, Curve, Pendle, GMX…)
    • Đây gọi là Real yield - Hàm ý là “yield thực đến từ lợi nhuận kinh doanh, chứ không phải yield giả đến từ việc lạm phát token hay “úp bô” xuống đầu người vào mới.

Notes

Real Yield hàm ý là yield đến từ lợi nhuận kinh doanh thực, chứ không phải yield giả đến từ việc lạm phát token hay “úp bô” xuống đầu người vào mới.

Risk/Reward

  • Utility token:
    • Phục vụ cho 1 mục đích nhất định trong platform để đổi lấy 1 dịch vụ nào đó.
    • Giá trị của token không liên quan tới định giá của công ty.
    • Không cần tuân theo luật của Ủy ban chứng khoán.
  • Security token:
    • Token đại diện cho việc sở hữu các tài sản vật lý hoặc số có thể xác minh trên blockchain.
    • Giá trị của token liên quan mật thiết tới định giá của công ty phát hành token đó.
    • Cần tuân thủ theo luật của Ủy ban chứng khoán.

Rủi ro 1: loại token đó có thể được coi là “chứng khoán”

  • Cái ‘real yield’ nghe giống kiểu 1 loại cổ phần. Đóng góp vào công ty, sau đó hưởng lãi nếu công ty ăn nên làm ra Giống 1 loại chứng khoán.

  • Tuy nhiên, Ủy ban chứng khoán Mỹ SEC hay kiện các đồng là Security Token, do nghi ngờ họ lách luật, phát hành “chứng khoán” không hợp lệ.

  • Năm 2023, họ đã kiện Binance vì list các token như BNB, BUSD, SOL, ADA, MATIC, FIL, ATOM, SAND, MANA, ALGO, AXS, COTI… Coin nào mà ở dạng Security token thì sẽ khó list lên sàn, do sàn ngại dính kiện tụng.

  • Các công ty lách luật bằng cách:

    • Issue ra 1 token, list trên CEX, bán cho users để gọi vốn/ marketing
    • Convert đồng đó về thành untransferable token, chỉ dùng để stake, hoặc vote trong DAO, được share lợi nhuận của protocol.
    • Nếu bị kiện thì bảo là: Tôi không gọi vốn bằng đồng này, thêm nữa nó không thể chuyển đi đâu được Nó không phải là chứng khoán.
  • Ví dụ:

    • Với Curve Finance, đồng utility token của họ là CRV, đồng security token của họ có vẻ là veCRV.
    • Với Cetus, đồng utility token của họ là Cetus, còn đồng security token của họ có vẻ là xCetus.
    • Với Camelot, đồng utility token của họ là Grail, còn đồng security token của họ có vẻ là xGrail

Rủi ro 2: Mình bị lừa vào stake để làm thanh khoản cho… thằng khác xả

  • Phần lớn tổng cung của token đó ở trong các vị thế khóa (locked positions) thông qua vesting và các chương trình staking.
  • Chỉ một phần nhỏ tổng cung trôi nổi ngoài thị trường, được trade trên các sàn DEX và CEX, và phần nhỏ này tạo nên market price (giá thị trường) hay spot price (giá giao ngay).

Phần trôi nổi dễ được dùng để làm giá. aka “siết cung - thổi giá”. Cung ít mà Cầu nhiều thì giá sẽ lên vù vù.

Nếu 1 protocol không đủ mạnh để cân bằng giữa lực xả từ cá voi cùng nhà cái bên ngoài (unlocked position), thì các anh em đang stake để kiếm yield (locked position) sẽ được “hưởng” cả. (bị úp bô =)) )

  • Ví dụ đơn giản:
    • 1 token sẽ bao gồm 2 phần: 1 phần trong Locked (của user đã stake), và 1 phần unlocked (của những người không stake). Do không stake nên phần này trôi nổi ngoài thị trường Cung đã bị siết.
    • Nếu dự án kêu gọi stake, với APR/APY rất cao: 300% - 8000%/năm nhiều người bị thu hút, sau đó đổ tiền vào mua token này (phải mua mới đem đi Stake được) Cầu tăng Giá tăng lên. (Khi Cung đã bị siết, lượng token trôi nổi ít, thì rất dễ để đẩy giá - Điều này đúng cả trong cổ phiếu, bđs, …)
    • Người cũ (early holders, team, VC…) không stake, mà chỉ xả vào đầu người mới.
    • Đến 1 mức nào đó, tiền mới không có nữa Cầu giảm Giá token thi nhau giảm. Nhưng những người đã stake không thể rút token ra mà bán được Thua lỗ.

Staking tạo áp lực mua (buy demand), nhưng phần lớn nguồn cung lại đến từ những người không stake (unlocked holders), và họ sẵn sàng xả.

Vậy farm Real Yield thế nào cho đúng?

Cách 1: Farm ra token đó, chứ đừng mua nó

Farm it, don’t buy it

TODO =)))

Cách 2: Mua token “real yield”, nhưng chọn loại “mạnh” mà mua

  • Mua token của những thằng bluechip =))
    • Token CRV của Curve Finance, với vốn hóa $519mil.
    • Token PENDLE của Pendle Finance, với vốn hóa $507mil.
    • Token GMX của GMX Exchange, với vốn hóa $248mil.
    • Token CAKE của Pancakeswap, với vốn hóa $690mil.
    • Token JOE Của Traderjoe, với vốn hóa $175mil.
    • Token CETUS của Cetus Protocol, với vốn hóa $33mil.
    • Token GRAIL của Camelot Exchange, với vốn hóa tầm $25mil.
  • Đem token này đi stake. Eg:
    • Stake 12,000 xCETUS, mang lại cho tôi khoảng 15 “real yield” bằng các đồng SUI, USDC, CETUS.
    • Staking 6,234 JOE trên Tradejoe mang lại cho tôi khoảng $12 “real yield” mỗi tuần bằng đồng USDC

Cách 3: tính toán chỉ số P/E (mối tương quan giữa giá token và lợi nhuận sản sinh)

Dựa vào PE, từ 5 - 12 là hợp lý APR khoảng 8.3% - 20%/năm là hợp lý.

Với kinh nghiệm “chơi coin và bị coin chơi” của tôi, real yield trong crypto nó được xếp vào các cấp sau đây

  • 1% - 4% là “super legit”. → Do vốn hóa token lớn nên tỷ suất Price/Earn (PE) của “real yield” thấp. Hay nhiều người tham gia stake. Nhưng có thể giá đang bị overbought.
  • 5% - 20% là “legit”. → Đây là vùng an toàn của tôi.
  • 20% - 50% là “hơi rủi ro” → Vốn hóa bé, P/E cao. Hay ít người tham gia stake
  • 50% - 100% là “siêu rủi ro”. → Vốn hóa siêu bé, P/E siêu thực. Hay chả có ai ngoài… F0 ngu ngơ stake vào.
  • 100% → Rất có thể ace đang tham gia vào 1 game ponzi khổng lồ, hoặc 90% là scam.

Notes

  • APR cao không bao giờ miễn phí. Nếu phần thưởng nghe quá tốt để là thật, thì… chắc chắn là không thật.
  • Nếu stake, hãy chỉ dùng lợi nhuận (không phải vốn gốc) để stake.
  • Ưu tiên thanh khoản, nhất là trong thị trường chưa xác định xu hướng.
  • Luôn đặt câu hỏi: “Ai đang stake, ai đang bán?”

Questions

  • Capital Efficiency ?
  • AMM protocol khác như TraderJoe, KyberSwap, Maverick nối đuôi theo Uniswap
  • Uniswap V2, V3, … khác nhau ntn?

References