Giải trí đến chết

🚀 The Book in 3 Sentences

  • Từ ngàn xưa, phương tiện truyền thông có vai trò rất lớn trong việc định hình lối tư duy, ứng xử và dẫn dắt một nền văn hóa. (từ truyền miệng chữ viết in ấn truyền hình internet, …). Khi phương tiện truyền thông thay đổi, thì nhận thức luận của con người cũng thay đổi.
  • Với sự thay đổi chóng mặt của công nghệ, chúng ta đang ngày càng bị chìm trong bể thông tin, nhưng lại bị khát kiến thức. Thông tin vô thưởng vô phạt, nhưng không dẫn tới hành động nào có ý nghĩa.
  • Content ngắn, không đầy đủ bối cảnh, thô sơ và rời rạc, khơi gợi cảm xúc hơn là tư duy, … Chúng kích thích não bộ, làm ta thấy “hứng thú và vui vẻ”. Đây chính là viễn cảnh mà Huxley đã lo sợ. Chúng ta không quan tâm tới những gì ta mất, miễn là được giải trí.

🎨 Impressions

How I Discovered It

  • Một cuốn sách được gợi ý từ Tết 2025 =))
  • Lúc mới đọc cuốn này, mình thấy tác giả so sánh với 2 thế giới trong 1984 và Brave New World, nên đã đọc thử 2 cuốn kia trước. Đều rất thú vị.

Who Should Read It?

☘️ How the Book Changed Me

How my life / behaviour / thoughts / ideas have changed as a result of reading the book.

🗝️ Keywords

  • Phương tiện truyền thông Văn hóa Nhận thức luận
  • Content khơi gợi cảm xúc hơn tư duy Hứng thú, kích thích
  • Tin tức đứt đoạn; Tôn giáo; Chính trị; Giáo dục, … đều có thể biến thành giải trí.

✍️ My Top 3 Quotes

Notes

“Chúng ta đang chết chìm trong biển cả giải trí.” Truyền thông đại chúng – đặc biệt là truyền hình – không chỉ thay đổi nội dung thông tin, mà làm biến đổi hình thức tư duy của cả xã hội. Khi tất cả trở thành giải trí, thì nghiêm túc, phản biện và sâu sắc không còn chỗ đứng.

📒 Summary + Notes

Short notes

  • Cuốn sách được viết năm 1985
  • Công chúng ngày càng coi trọng các yếu tố giải trí hơn là các thông tin mang chiều sâu hay cần sự suy ngẫm (Do não bộ dễ bị kích thích bởi những thứ đơn giản, thích tư duy nhanh hơn là tư duy chậm. Xu hướng sử dụng ít năng lượng) Các content chất lượng thường ít viral, được để ý.
    • Cách hình ảnh làm suy yếu đi các hình thức giao tiếp khác, đặc biệt là nội dung văn bản. Giải trí càng cao, con người càng xa cách nhau hơn. Việc trẻ con ngồi xem tivi, hay những người lớn ngồi bên nhau nhưng cầm điện thoại thật lâu, …?)
  • Lướt lướt các bài đăng Não bộ quen với việc kích thích ngắn hạn, tiết tấu nhanh, ngắt quãng liên tục Khó tập trung sâu để thảo luận các vấn đề phức tạp, hoặc nảy sinh tư duy phản biện. (Quen với việc tiếp nhận thông tin hời hợt, thiếu bối cảnh)
    • Sự thèm muốn vô tận của chúng ta đối với tivi khiến nội dung trở nên thừa mứa, không ai quan tâm tới ngữ cảnh cụ thể và đời sống của chúng ta bị chìm trong núi thông tin khổng lồ.
  • Xã hội tiến dần với dự báo trong Brave New World, trở thành 1 nơi mà chúng ta bị chìm trong những “trò giải trí” đến mức mất dần năng lực tự vấn và thảo luận nghiêm túc.
  • Thời đại kỹ thuật số tạo điều kiện cho các thông tin ngắn, giật gân, giải trí, … Bất cứ ai cũng có thể trở thành content creator. Việc này có lợi cho việc đa dạng thông tin, nội dung sáng tạo, … nhưng cũng có mặt trái là dẫn tới tình trạng thông tin bị xé nhỏ, thiếu kiểm chứng, lan truyền nhanh chóng, đôi khi ưu tiên tính giải trí, câu view hơn là chiều sâu/ độ chính xác. Ngày nay, sau màn hình, ai cũng có thể trở thành Anh hùng bàn phím =))

Những điều có ý nghĩa bị vùi lấp, và ta cũng không quan tâm tới những gì ta bị mất, miễn là ta được giải trí.

  • Bài học cho người trẻ:
    • Khả năng phản biện và Chọn lọc Thiện, Ác và Smart phone. hoặc Ngụy biện
    • Cân bằng giữa Giải trí và Kiến thức
    • Khuyến khích các diễn đàn thảo luận nghiêm túc

Lập luận của tác giả

  • Khẳng định phương tiện là thông điệp: Mỗi loại hình truyền thông có logic riêng – truyền hình không thể là công cụ nghiêm túc vì bản chất nó là thị giác và giải trí.

  • So sánh giữa các thời đại:

    • Thời kỳ chữ viết: ưu thế cho tư duy phản biện, lập luận.
    • Thời truyền hình: ưu tiên cho cảm xúc, hình ảnh, nhịp nhanh – làm suy giảm khả năng tư duy sâu.
  • Phân tích hậu quả trong từng lĩnh vực: Tin tức, Tôn giáo, Chính trị, Giáo dục

  • Cảnh báo: thế giới mà Huxley lo sợ đang tới. Chúng ta càng ngày càng chìm trong sự tiêu khiển. Giải trí đến chết!

Nội dung

  • Có một mối quan hệ giữa các hình thức giao tiếp của con người với chất lượng của một nền văn hóa

  • Một số cách diễn đạt thực sự tốt hơn những cách khác. “Trăm nghe không bằng một thấy”. “Thấy là tin”, ..

    • Nói - Viết (văn bản in ấn) - Truyền hình
    • Cách thức diễn đạt ảnh hưởng tới “Nhận thức luận” của mỗi chúng ta.
    • Một phương tiện truyền thông (tivi, sách báo, …) đủ lớn, sẽ làm thay đổi cấu trúc truyền thông > Thay đổi về tư duy > Thay đổi nhận thức luận
  • Để chứng minh điều này, ông đưa ra 1 luận điểm: Đất nước đề cao việc đọc.

    • Mô tả lại nước Mỹ giai đoạn thế kỉ 19, khi sách báo được in ấn nhiều, trào lưu đọc báo, văn học, … Xã hội của người đọc.
    • Điểm sáng của chương này là: Liệu hình thức truyền tải có quan trọng hơn nội dung?
  • Nền văn hóa hiện nay lấy hình ảnh làm trung tâm. Khi nhắc tới Albert Einstein, điều gì hiện ra trong đầu bạn? là 1 bức ảnh hay là 1 từ ngữ nào đó?

    • Sự phổ cập giáo dục, làm chủ con chữ 21 tuổi mới được đi bỏ phiếu.
  • Thời đại Diễn giải đã bị thay thế dần thành Thời đại Giải trí.

  • “Giải trí hóa” mọi lĩnh vực

  • Điện báo và Máy ảnh xuất hiện, các tờ báo chuyển qua việc đăng tin “nhanh, nhiều” (số lượng) hơn là “chất lượng”.

    • Thông tin rất dồi dào, nhưng tràn lan, ít giá trị.
    • Thông tin hời hợt, phù phiếm (nghe giống như mấy chuyện ở quê mình thế nhỉ =)))) )
    • Thử nghĩ về ngày nay, thông tin ca sĩ A cãi nhau với ông bầu, KOL B mới ly hôn vợ, … ??? wth =))

Notes

Hầu hết tin tức hàng ngày của chúng ta là vô nghĩa, chỉ toàn những thông tin cung cấp cho chúng ta thứ gì đó để bàn luận nhưng không thể dẫn tới bất kỳ hành động nào có ý nghĩa.

Thực tế này chính là di sản chính yếu của công nghệ điện báo: Bằng cách tạo ra một lượng lớn thông tin vô thưởng vô phạt, điện báo đã thay đổi hoàn toàn “*tỷ lệ hành động dựa trên thông tin.

  • Thực ra thời nào cũng thế, nhưng do từ ngày có điện báo (hoặc internet), lượng thông tin mà chúng ta có được nhanh chóng/ tăng lên rất nhiều.

  • Thông tin giật gân, tràn lan, nhưng không hề có tính liên kết hay ý nghĩa cụ thể. Người nhận tin phải tự đưa ra 1 ý nghĩa cho thông tin nếu anh ta có thể.

  • “Biết” thông tin giờ đây mang 1 ý nghĩa mới, vì nó không có nghĩa là người ta thấu hiểu hàm ý, kiến thức nền hoặc nhưng điều liên quan tới thông tin đó.

  • Tin tức thay đổi liên tục. Xoa dịu con người. Còn thứ mà độc giả cần chỉ là sự mới lạ, kích thích não bộ, thay đổi liên tục, dễ dàng chuyển kênh, …

  • Chúng ta thích ứng với sự không mạch lạc, và được tiêu khiển đến mức thờ ơ với những chuyện khác. Viễn cảnh mà Huxley lo sợ.

  • Mọi thông tin giờ biến thành “giải trí”.

  • Phần lớn các thông tin mà ta nhận được thô sơ rời rạc, và chủ yếu nhằm mục địch khơi gợi cảm xúc hơn là tư duy. Ngôn ngữ thì bị thiếu ngữ cảnh và tính liên tục.

  • Chúng ta quen dần và “thích” những nội dung ngắn: Review phim, tóm tắt văn bản, tổng hợp thông tin, …

  • Từ tôn giáo, tới chính trị, mọi thứ đều có thể sử dụng truyền thông như 1 công cụ để nó đạt được mục đích của mình.

  • Các chính trị gia xuất hiện nhiều trên truyền hình, các show giải trí, … làm hình ảnh. Và họ chiếm được cảm tình của khán giả.

    • 2025, những tweet của tổng thống Mỹ Donal Trump đã xoay thế giới như chong chóng =)) 4/2025, ông liên tục sử dụng tweet để nói về chính sách thuế áp lên các nước trên thế giới.
  • Con người luôn tạo ra các vị thần dựa trên hình ảnh của chính họ.

  • Giải trí content ngắn đưa tới những hệ quả về content thiếu bối cảnh, mạch lạc, khiến ta không cần phải suy nghĩ quá nhiều, và cũng không cần phải ghi nhớ. Việc này lâu dần làm ta mất đi kết nối với lịch sử.

Questions

  • Tại sao chúng ta lại thích các nội dung ngắn? (tiktok, review phim, reel, short videos, …)
    • Tôi là một người rất nghiện content review, summarize, … và việc này càng dễ dàng thực hiện hơn trong thời đại của AI. Nhưng liệu điều đó có đúng?
    • The Map Is Not the Territory =)) Việc đọc những thứ “tóm tắt” có thể cho ta về key ideas, nhưng không thể thay thế cho trải nghiệm đọc/ xem/ research về 1 vấn đề gì đó. Và cơ bản, chính nó đã được “lược bỏ” đi rất nhiều thứ và thêm vào những “kinh nghiệm” của người viết tóm tắt/ review.
  • Nếu không có tính giải trí thì việc truyền tải 1 thông tin tới cho người khác có phải là sẽ rất khó khăn không?