Brave New World

🚀 The Book in 3 Sentences

  • Lấy bối cảnh 1 xã hội tương lai, nơi con người được sản xuất hàng loạt trong ống nghiệm, đau khổ được giải quyết bằng thuốc Soma, tình yêu, gia đình, tôn giáo bị xóa bỏ, tình dục tự do.
  • Bernard Marx - Một Alpha suy nghĩ khác biệt, luôn thấy lạc lõng trong xã hội, đã tìm thấy John - một người sinh ra trong khu bảo tồn tự nhiên, nơi vẫn giữ cuộc sống như trước, và đưa anh về thành phố.
  • Bị sốc bởi xã hội giả tạo và vô cảm, John đã đối đầu với xã hội “lý tưởng” đó, và lựa chọn cái chết để bảo toàn nhân tính của mình.

🎨 Impressions

How I Discovered It

Lần đầu mình biết tới cuốn này khi tác giả Kalanithi nhắc tới trong Khi hơi thở hóa thinh không. Check Goodreads thì số lượt đọc và rating khá cao, nên đã add vào list To-Read.

Gần đây, đứa em mình mới đọc cuốn Giải trí đến chết, rate 5⭐️ nên mình định đọc thử. Lại thấy quan điểm của Brave New World được dẫn tới trong sách, nên thôi tạm dừng đọc cuốn này trước =))

Who Should Read It?

☘️ How the Book Changed Me

How my life / behaviour / thoughts / ideas have changed as a result of reading the book.

🗝️ Keywords

  • New World: Phân tầng cấp bậc (Alpha Epsilon); Giáo dục khi ngủ (tiềm thức); ma túy soma; tình dục tự do; không nghệ thuật, triết học; …

✍️ My Top 3 Quotes

📒 Summary + Notes

Ngay khi đọc những trang đầu tiên, cuốn sách đã khiến mình bị ấn tượng =)) Ấn tượng bởi 1 người từ năm 1932, cách đây gần 100 năm, lại có thể tưởng tượng về 1 thế giới tương lai như vậy =)) Cảm giác như 1 bộ óc vượt thời đại.

Tóm gọn:

  • “Thế giới mới tươi đẹp” là câu cảm thán của nhân vật Miranda trong vở The Tempest (Giông tố) của William Shakespeare. Cô gái lớn lên ở hoang đảo, lần đầu tiên nhìn thấy những con người đến từ thế giới bên ngoài đã thốt lên:

O wonder!
How many goodly creatures are there here!
How beauteous mankind is! O brave new world,
That has such people in’t!

(Ôi kỳ diệu làm sao! Bao nhiêu sinh vật tốt đẹp nơi đây! Nhân loại tươi đẹp làm sao! Ôi thế giới mới tươi đẹp, nơi có những con người như thế!)

Aldous Huxley đặt tên cuốn sách như vậy để tạo nên sự mỉa mai. Trong Brave New World, thế giới tương lai trông có vẻ hoàn hảo—con người luôn vui vẻ, khỏe mạnh, không có chiến tranh hay bất công. Nhưng thực chất, đó là một xã hội bị kiểm soát chặt chẽ, nơi con người bị tước mất tự do, cá tính và khả năng suy nghĩ sâu sắc.

Tên sách phản ánh sự trớ trêu: cái thế giới mà những người trong đó cho là “tươi đẹp” thực ra lại vô hồn, vô nghĩa và thiếu đi bản chất thực sự của con người.

Xã hội trong “Thế giới mới” theo chủ nghĩa Toàn trị, nơi con người bị kiểm soát bởi Khoa học, Công nghệ và Điều kiện hóa tâm lý.

  • Sinh sản nhân tạo: Không còn khái niệm gia đình, tình yêu hay sinh sản tự nhiên. Con người được tạo ra ở các trung tâm ấp nở. Nơi họ được nuôi dưỡng bằng công nghệ sinh học.
  • Phân tầng xã hội theo giai cấp: Ngay khi sinh ra, mỗi người đã được quy định thuộc 1 tầng lớp nhất định: Alpha, Beta, Gamma, Delta, Epsilon.
  • Con người bị lập trình để chấp nhận số phận: Ngay từ nhỏ, trẻ em được điều kiện hóa bằng kỹ thuật Hypnopaedia (giáo dục khi ngủ), gieo vào tiềm thức chúng những quan điểm như: “Mỗi người thuộc về mọi người khác.”, “Một gram soma giải quyết mọi phiền muộn.”, ..
  • Hạnh phúc nhân tạo và kiểm soát cảm xúc:
    • Ma túy Soma: Một loại thuốc, giúp con người quên đi lo âu, sợ hãi và đau khổ. Hạnh phúc nhưng bị tê liệt về tinh thần.
    • Tình dục tự do và không có tình yêu: Hôn nhân, tình yêu, sự chung thủy bị coi là lạc hậu. Thay vào đó, con người thực hành tình dục tự do, coi đó là một thú vui giải trí đơn thuần.
    • Không có nghệ thuật hay triết học: Văn học, triết học, tôn giáo đều bị loại bỏ, vì chúng kích thích suy nghĩ sâu sắc, có thể dẫn đến bất ổn.

Xã hội kiểm soát con người bằng sự khoái lạc và ảo tượng hạnh phúc.

Nếu được sống một cuộc sống đầy đủ vật chất, nhưng lại mất đi nhưng giá trị sâu xa của cuộc sống, bạn có muốn thử không?

Vấn đề ở chỗ chính bạn còn không biết được là mình mất đi những giá trị sâu xa đó. Ví dụ bạn thấy gia đình là 1 phần quan trọng của cuộc sống, nhưng nếu từ bé bạn đã sống trong 1 môi trường ai cũng là người không gia đình, lớn lên trong Lò Đào Tạo trẻ nhỏ, không cảm nhận tình cảm yêu thương từ cha mẹ, tất cả mọi người xung quanh đều sống kiểu như vậy, liệu ta có cần đi tìm những giá trị “sâu xa” không? Thử đặt bản thân vào các nhân vật trong truyện để thử suy nghĩ theo hướng của họ và tự phản biện, trong case này sẽ khá thú vị =))

Con người nếu chỉ quan tâm đến sự tiện nghi, niềm vui giả tạo, kiểm soát tuyệt đối sẽ làm con người ta mất đi ý nghĩa thực sự của cuộc sống. Thế giới nghe có vẻ lý tưởng, nhưng thực chất, phải đánh đổi tự do, cá tính, nhân tính để đổi lại sự ổn định.

Hạnh phúc là sự đánh đổi:

  • Niềm đam mê khoa học của ông Tổng Chỉ Huy
  • Nghệ thuật
  • Tôn giáo: Người ta cần đến Chúa như một niềm tin khi suy sụp khổ đau. Nhưng giờ trong thế giới mới, họ không còn đau khổ, không còn sợ cái chết, … liệu có còn cần tới Chúa nữa không?

Những thí nghiệm toàn Alpha trên đảo Síp, hay những hòn đảo “lưu đày” cho những ai phát hiện ra sự thật về thế giới này. Những người suy nghĩ vượt ra khỏi cái hộp sẽ bị tách ra, để đảm bảo cho “hạnh phúc” của cả cộng đồng.

Tác phẩm tương tự

  • 1984 - Nói về xã hội bị kiểm soát bằng nỗi sợ hãi, đàn áp và chiến tranh liên miên.
  • We - Yevgeny Zamyatin
  • Fahrenheit 451 - Ray Bradbury
  • The Handmaid’s Tale - Chuyện người hầu gái - Margaret Atwood.