Những kẻ xuất chúng

🚀 The Book in 3 Sentences

Cuốn sách là một góc nhìn mới mẻ về thành công của những con người phi thường trên thế giới. Chúng ta đã quá quen với những câu chuyện thành công: sinh ra trong gia đình khó khăn, nhờ nỗ lực bền bỉ mà thành công. Malcolm Gladwell không phủ nhận, nhưng ông đưa thêm góc nhìn khác: Họ thành công vì nhiều yếu tố ‘may mắn’ khác - giáo dục gia đình, thời điểm, thời đại, lợi thế nhân khẩu học, ảnh hưởng của văn hóa dân tộc, …

🎨 Impressions

  • Nếu như bạn nghĩ rằng: Chỉ người có IQ cao mới có thể thành công, hãy đọc chương 3 =)) Một góc nhìn hoàn toàn mới lạ về “lợi thế” IQ cao.

🗝️ Keywords

  • Ngẫu nhiên:
    • Ngày, tháng, năm sinh trong việc tuyển chọn cầu thủ bóng rổ
  • Thời điểm - thời đại:
    • Giai đoạn 1970 bùng nổ công nghệ, bạn không được trẻ quá/ già quá sinh năm 195x sẽ rất có lợi
    • Giai đoạn 1870 bùng nổ của công nghiệp Mỹ. Những người ra đời vào năm 1835 có cơ hội trở thành những nhà thầu khoán lớn.
  • Nền tảng gia đình:
    • Giáo dục có tính toán (định hướng) - Điều mà Oppenheimer có còn Langan thì không.
  • Thực hành:
    • Những sự kiện ngẫu nhiên giúp Bill Joy, Bill Gate, The Beatles, Joe Flom, … có thời gian thực hành 10k giờ.
  • Nhân khẩu học - cơ hội cho cả một thế hệ:
    • Tỷ lệ sinh giảm giai đoạn 1930 Bớt đối thủ cạnh tranh, cơ sở vật chất và cơ hội cũng tốt hơn.
Cơ hội, Địa điểm, Lợi thế tiềm ẩn, Thực hành, Sự phân phối tuổi tác, Thời đại, Nền tảng gia đình, Văn hóa, Mạng lưới xã hội, Lịch sử cá nhân, Điều kiện xã hội, Cấu trúc xã hội, Ngẫu nhiên, Hệ thống giáo dục, Chính sách xã hội, Kinh nghiệm sống, Nghề nghiệp của cha mẹ, Tư duy, Chất lượng cuộc sống, Quy luật 10.000 giờ.

✍️ My Top 3 Quotes

📒 Summary + Notes

Phần I

1. Hiệu ứng Matthew

  • Bắt đầu với câu chuyện về những người dân Ý định cư trong ngôi làng trên đất Mỹ, những người này hầu như không bị mắc bệnh tim mạch khi ở độ tuổi > 65. Hai bác sĩ đã làm nghiên cứu, và thấy rằng: Không phải do gene, hay luyện tập thể dục thể thao, mà chính là do hoàn cảnh sống (cộng đồng những người ở đây đã tác động lên họ). Thành công cũng vậy. Chúng ta thường nhìn vào thành công cá nhân của một người mà bỏ qua những lợi thế quá lớn mà người đó sở hữu (Gia đình, Ngày/tháng sinh, Giai đoạn trưởng thành, …)

Vì phàm ai đã có, thì được cho thêm và sẽ có dư thừa; còn ai không có, thì ngay cái đang có, cũng sẽ bị lấy đi.

Matthew 25:29

Những tài phiệt kinh doanh những năm 1830. Những lập trình viên giai đoạn 1955

2. Quy tắc 10.000 giờ

10.000 giờ luyện tập là lượng thời gian mà 1 người trở nên “master” một công việc gì đó.

Billy Joy, Bill Gate, The Beatles, … đều có những “cơ may” rất đặc biệt, khiến cho họ có thời gian luyện tập 10k giờ từ rất sớm. Khi thời cơ tới, cơ hội của họ sẽ rộng mở hơn rất nhiều.

Notes

Những người thành công, sự xuất sắc của họ được bồi đắp bởi nhiều yếu tố ‘may mắn’ - ngày tháng sinh, thời đại, sự kiện lịch sử, .. - khiến cho họ có cơ hội vun đắp tài năng của mình, tạo điều kiện cho họ có thể hoàn thành ‘10.000 giờ’ vào đúng thời điểm.

Họ xuất sắc, chúng ta không thể phủ nhận. Nhưng ta cũng không thể bỏ qua những yếu tố ngoại cảnh tác động làm lên thành công đos.

3. Mối phiền phức với các thiên tài

Chênh lệch IQ giữa 70 và 170 là rất lớn, nhưng giữa 130 và 180 thì lại rất ít, cả 2 đều có thể đạt giải Nobel. Chiều cao của các cầu thủ bóng rổ cũng vậy. Đó là lợi thế, nhưng người cao 2m2 chưa chắc đã chơi tốt hơn người cao 1m9

Có những thứ chỉ cần đạt tới “ngưỡng” là đủ. Khi đạt ngưỡng, những thứ khác sẽ thể hiện ưu điểm (vd trong bóng rổ là tốc độ, kỹ năng cầm bóng, game sense, ..)

Bài test trí tưởng tượng: Nêu công dụng của những những thứ dưới dây: (1) Một viên gạch. (2) Một cái chăn?

4. Mối phiền phức với các thiên tài (2)

Chris Langan - Người có chỉ số IQ cực kì cao - 195, bị đuổi khỏi trường đại học Reed, vì mẹ anh quên không nộp đơn hỗ trợ tài chính. Anh xin đổi ca làm từ sáng sang chiều để kiếm tiền đóng học phí, nhưng cũng không ai đồng ý.

Robert Oppenheimer - người tham gia dự án chế tạo bom nguyên tử, đã từng thử đầu độc thầy giáo hướng dẫn của mình (người đạt giải Nobel Vật lý 1948), do ông này luôn gây áp lực và bắt anh phải làm những thí nghiệm lặt vặt.

Sự khác biệt giữa họ không nằm ở trí thông minh thực tiễn: Biết nói gì, với ai, khi nào, và nói như thế nào để đạt được hiệu quả tối đa.

Thí nghiệm về cách nuôi dạy con cái trong gia đình trung lưu và gia đình nghèo khó. Trong gia đình trung lưu, cha mẹ dạy con theo hướng: Khuyến khích, cổ vũ, định hướng (có tính toán) để cho trẻ có thể thể hiện mình (tác giả gọi là quyền được làm). Từ đó, chúng có thể mạnh dạn trao đổi, xoay hướng chú ý của người khác, để giải đáp thắc mắc của mình mà không bị “khiếp sợ” trước tác động bên ngoài. ⭐⭐ Cha mẹ Robert Oppenheimer đã làm rất tốt điều đó. Nhưng Chris Langan thì không.

Notes

IQ cao là một lợi thế. Tuy nhiên, môi trường sống cũng là một yếu tố không thể bỏ qua.

Bằng cách giáo dục có định hướng, cha mẹ có thể rèn luyện cho trẻ nhỏ những kĩ năng cần thiết, một sự chuẩn bị tốt nhất khi bước ra ngoài cuộc sống.

5. Bài học từ Joe Flom

May mắn về thời điểm

Joe Flom - Luật sư người gốc Do Thái, dân nhập cư và bị phân biệt chủng tộc khiến ông không thể xin được việc ở phòng luật lớn. Khi làm cho công ty luật nhỏ, ông có cơ hội làm rất nhiều công việc mà những luật sư khác không muốn làm. Trong đó, nhiều nhất là các phi vụ M&A - mua bán và sát nhập.

Lĩnh vực ít được quan tâm lúc đó, đã trở nên rất hot sau này. Và giống như Bill Gate hay Bill Joy, ông đã có sẵn 10k giờ tích lũy trong tay. Họ đã sẵn sàng.

May mắn về mặt Nhân khẩu học

Những người sinh ra trước năm 1911, sẽ trải qua thời niên thiếu vào đúng giai đoạn Đại khủng hoảng 1929, sau đó 10 năm là Chiến tranh thế giới II Bất lợi. Thập niên 1930 được gọi là “vùng trũng của nhân khẩu học”, do tỷ lệ sinh trong thập niên này rất thấp, do người dân có xu hướng không sinh con trong giai đoạn Đại khủng hoảng.

Truyền thống gia đình: Người nhập cư, gốc Do Thái, làm dệt may, …

Phần II

Liệu truyền thống và thái độ mà chúng ta thừa hưởng từ các bậc tổ tiên tiền bối đóng vai trò như thế nào trong việc tạo nên thành công của một người?

6. Harlan, Kentucky

  • Di sản văn hóa: Những con người đề cao danh dự, sẵn sàng nổ súng, giết người, chỉ để bảo vệ danh dự của mình Văn hóa trọng danh dự này bám rễ từ rất lâu, có sức ảnh hưởng tới phần lớn miền Nam nước Mỹ.

7. Lý thuyết chủng tộc của các vụ rơi máy bay

  • Tác giả dẫn chứng 1 loạt các vụ tai nạn máy bay trong lịch sử. Phần lớn nguyên nhân là do thiếu sót trong giao tiếp giữa cơ trưởng và cơ phó (vì lý do chức vụ), hoặc giữa máy bay và trạm kiểm soát (không trình bày rõ ràng). Và một trong những lập luận ông đưa ra là: vấn đề văn hóa và chủng tộc - “Không một viên phi công người Mỹ nào lại nghiến răng chịu đựng như thế”

  • Các dân tộc khác nhau có những “đặc trưng” khác nhau: đề cao chủ nghĩa cá nhân/ Mức độ né tránh rủi ro/ chỉ số quyền lực PDI khác nhau, …

  • Ngành hàng không cố gắng để làm giảm “khoảng cách quyền lực” trong khoang lái.

    • Mỹ là nước có chỉ số PDI rất thấp Khi cấp bách, họ sẽ hành động theo tính cách Mỹ Mạnh dạn nói ra ý kiến của mình (dù người đối diện có là cơ trưởng hay nhân viên trạm không lưu)
    • PDI cao nhất là Colombia/ Brazil và Hàn Quốc

8. Những ruộng lúa nước và bài kiểm tra Toán

  • Số đếm (một, hai, …) trong tiếng Trung rất ngắn gọn, phát âm chỉ mất 1/4s. Trong tiếng Anh, nó mất khoảng 1/3s. Trí nhớ con người có thể ghi nhớ những gì nói ra trong khoảng 2s Khả năng nhớ số của người TQ có vẻ tốt hơn.
  • Bộ đếm ở các nước châu Á khá đồng nhất. (một, mười một, hai mốt, …) nhưng trong tiếng Anh thì khá phức tạp: one, eleven, twelve, fourteen, twenty, thirty, twenty-one, … Rào cản cho bọn trẻ khi mới học về Toán.
  • Trồng lúa nước đòi hỏi sự chăm chỉ, cần mẫn, kiên trì. Điều này đã ảnh hưởng 1 phần tới các học sinh khi học Toán???

Summary

  1. Outliers là cuốn sách nói về nguồn gốc thành công dưới 1 góc nhìn khác. Từ cả những người thành công như Bill Gate, Bill Joy, The Beatles, … hay cả những người ‘thất bại’ như Christopher Langan.
  2. Thành công không chỉ là nỗ lực cá nhân. Người thành công thường được hưởng nhiều “lợi thế” và cơ hội khác những người khác: Cuộc cách mạng công nghiệp ở Mỹ, Thời đại của máy tính cá nhân, …
  3. Di sản văn hóa cho phép Outliers học hành, làm việc chăm chỉ, và nhìn nhận thế giới bằng cách thức mà kẻ khác không thể. Ví dụ như người Do Thái, người Trung Quốc, …
  4. Nguyên tắc thành công nữa đó là: 10k giờ. Luyện tập nghiêm túc trong 10k giờ, bạn sẽ thành master.
  5. Con người ta không có ai ngu dốt, hơn kém nhau chỉ ở chỗ có hay không có cơ hội mà thôi. Hãy cố gắng tạo ra nhiều cơ hội bình đẳng, thuận lợi hơn để ngày càng có thêm nhiều người thành công, đừng để tài năng của họ bị mai một, đừng để họ phải mang danh phận là những người thất bại trong cuộc đời này.