1984

🚀 The Book in 3 Sentences

  • Câu chuyện của Winston Smith, sống dưới chế độ toàn trị của Đảng ở Oceania - nơi mọi thứ đều bị giám sát bởi Anh Cả.
  • Winston bắt đầu hoài nghi chế độ thông qua bức ảnh về các cựu lãnh đạo cũ. Anh kết nối và có tình yêu với Julia, cả 2 có ý định tìm hiểu về quá khứ.
  • Hai người tìm tới O’Brien - người mà họ nghĩ là thuộc 1 tổ chức chống Đảng. Tuy nhiên, họ đã sớm bị chính O’Brien bắt giam, tra tấn, tẩy não, để rồi trở thành những người trung thành tuyệt đối với Đảng.

Source

🎨 Impressions

How I Discovered It

  • Cuốn này được nhắc tới khá nhiều từ các cuốn khác. Như Brave New World
  • Một trong những cuốn sách rất nổi tiếng thuộc thể loại Dystopia - Phản địa đàng.

Who Should Read It?

☘️ How the Book Changed Me

How my life / behaviour / thoughts / ideas have changed as a result of reading the book.

🗝️ Keywords

  • 1949; Winston Smith; Julia; Anh Cả; O’Brien; Cảnh sát tư tưởng
  • Newspeak (ngôn ngữ mới); Doublethink (Tin vào 2 điều mâu thuẫn cùng lúc)

✍️ My Top 3 Quotes

📒 Summary + Notes

  • Câu chuyện của Winston, sống trong xã hội “lý tưởng” nơi Đảng cầm quyền. Cảnh sát Tư tưởng theo dõi mọi hoạt động của người dân, sẵn sàng bỏ tù/ xóa xổ bạn nếu thấy có những biểu hiện “chống đối, đi ngược lại với tư tưởng của Đảng”
  • Đọc cuốn này thấy khá lạ là sao nó lại được phép xuất bản ở Việt Nam =))
  • Nhiều điều trong sách viết có tính liên tưởng cao, ví dụ như sau khi thống nhất thì sẽ xảy ra chiến tranh nội bộ. Anh Cả sẽ lên cầm quyền, những người cùng chung chiến tuyến trước đây sẽ bị thanh lọc Tập trung quyền lực.

Notes

Lên án chế độ toàn trị, nơi con người bị kiểm soát, thao túng, gieo rắc nỗi sợ hãi, và luôn phải sống trong xã hội “ảo tưởng” do chế độ vẽ ra.

  • Một vài điều note lại sau khi đọc tác phẩm

    • Chế độ toàn trị kiểm soát mọi khía cạnh của đời sống, từ suy nghĩ, hành động, ngôn ngữ, ký ức của con người.
    • Xã hội mất đi quyền riêng tư, mọi hành động đều bị theo dõi bởi Anh Cả.
    • Newspeak - Họ tạo ra một ngôn ngữ mới, lược bỏ rất nhiều từ cũ. Khi không có ngôn từ để diễn đạt, con người sẽ không thể nghĩ khác/ chống đối.
    • Doublethink - Sự thật bị bóp méo liên tục. Người dân liên tiếp được tiếp nhận những thông tin mâu thuẫn: “Chiến tranh là hòa bình, Tự do là nô lệ, Dốt nát là sức mạnh” khiến nhận thức của họ bị xáo trộn
  • Cuốn sách của Goldstein khiến mình khá ấn tượng

    • Ba tầng lớp xã hội
      • Thượng Tầng: Giai cấp cầm quyền, muốn duy trì quyền lực mãi mãi.
      • Trung Lưu: Luôn tìm cách thay thế Thượng Tầng, thường bằng cách hứa hẹn cải cách hoặc công lý.
      • Hạ Lưu: Quần chúng lao động, bị áp bức, ít có khả năng thay đổi gì vì họ bị phân tán, thiếu nhận thức và sống trong sự vô minh.
      • 🔁 Lịch sử là chu kỳ lặp đi lặp lại: Trung lưu lật đổ Thượng lưu bằng sự giúp đỡ của Hạ lưu, rồi lại trở thành Thượng lưu và tiếp tục đàn áp.
    • Cách để Đảng duy trì quyền lực
      • Kiểm soát tư tưởng và sự thật: Qua ngôn ngữ, sách báo, các chương trình biểu tình, …
      • Sự phục tùng tuyệt đối: Họ không giết những người dám làm phản. Họ sẽ tẩy não, cải tạo họ, sau đó mới cho họ được kết án.
      • Không tìm kiếm lợi ích vật chất, họ chỉ muốn quyền lực thuần túy.
      • Họ không cần “cha truyền con nối”, cái họ muốn là “tư tưởng” của họ được duy trì mãi mãi cần tìm người kế thừa tư tưởng của họ là được.
    • Chiến tranh vĩnh viễn
      • Ba nước (Oceania, Eastasia, Eurasia) liên tục thay đổi liên minh và chiến tranh với nhau.
      • Chiến tranh không để thắng mà để tiêu hao tài nguyên, giữ dân chúng trong cảnh thiếu thốn, từ đó dễ kiểm soát.
      • Giữ dân ở tình trạng khẩn cấp thường trực để họ không có thời gian suy nghĩ hay nổi loạn. Đó là lý do khiến “người nghèo” phải tồn tại, và phải chiếm số đông =)) Quyền lực được tập trung; Người nghèo thì phải lo cơm áo gạo tiền, thời gian đâu nghĩ chuyện phản kháng =)) Quan trọng nhất là phải giữ “đói nghèo” ở một mức độ “vừa phải”.
  • Các bước cai trị của chế độ độc tài

    1. Thao túng lịch sử: “Ai kiểm soát quá khứ, kiểm soát tương lai. Ai kiểm soát hiện tại, kiểm soát quá khứ.” Người thắng có quyền viết lên lịch sử, từ đó tạo ra một đám đông tuân phục. Như Orwell nói: “chừng nào dân chúng còn chưa nhận thức thì họ không bao giờ nổi loạn, và chừng nào họ còn chưa nổi loạn thì họ không thể nào nhận thức.”
    2. Làm chủ ngôn ngữ: Tạo ra Newspeak - Tân ngữ. Khi từ ngữ bị lược bỏ, hoặc phức tạp hóa, cách diễn đạt của con người sẽ thay đổi, dần dần tư duy của họ cũng sẽ thay đổi. Làm sao họ diễn đạt được “sự nổi loạn” khi không có những từ ngữ như thế?
    3. Kiểm soát tư tưởng: Thông qua báo lá cải, tin tức toàn tin tốt đẹp, thông tin bị hạn chế, khiến dân chúng không còn để ý tới chính trị hay lịch sử. “Tất cả những điều người ta biết là: quý nào cũng sản xuất được hằng hà sa số giày, nhưng có thể một nửa dân số Oceania vẫn phải đi chân đất.”
    4. Giám sát hành vi: “Big Brother is watching you.” - Mọi hành động đều bị giám sát chặt chẽ. Xây dựng hệ thống “Cảnh sát Tư Tưởng” để theo dõi người dân.
    5. Gieo rắc sợ hãi: “Dưới tán cây dẻ gai xòe bóng/ tôi bán đứng anh và anh bán đứng tôi”. Trong căn phòng 101, mọi người bị tra tấn, ghế điện, đòn roi, cả về thể chất lẫn tinh thần. Bị tẩy não, để rồi phản bội nhau, phản bội cả lý tưởng của mình
    6. Tạo ra kẻ thù chung: làm sao nhãng tâm lý và tập trung sự tức giận của người dân. Họ tạo ra Emmanuel Goldstein và Hội Huynh Đệ, và lấy làm chủ đề cho chương trình Hai Phút Thù Hận.
  • Oceania trong thực tế:

    • Italia dưới thời Benito Mussolini
    • Đức dưới thời của Hitler
    • Liên Xô thì có Stalin
    • Trung Quốc thì có Mao Trạch Đông.
    • Tây Ban Nha thì có Franco, Bồ Đào Nha thì có Salazar.
    • Khi các Anh Cả xuống thì lại có những Anh Hai khác lên thay
  • So sánh với Brave New World, xã hội ở đây có nét tương đồng, nhưng cũng nhiều điều đặc biệt. “Hạnh phúc” đều giả tạo như nhau =)) 1 bên là “hạnh phúc” nhờ Soma, còn 1 bên “hạnh phúc” ở trên báo =))

    • Nếu được chọn chắc mình vẫn thích sống ở Brave New World hơn =)) Thà bị kiểm soát nhưng sống thoải mái, hưởng thụ vẫn thích hơn nhiều =)) 1984 là xã hội độc tài, kiểm soát bằng đàn áp, sợ hãi, tra tấn và kiểm duyệt.

References