Súng, Vi trùng và Thép
🚀 The Book in 3 Sentences
- Địa lý và các yếu tố ngẫu nhiên, đã định hình nên thế giới hiện đại như thế nào =))
- Tại sao Châu Âu lại phát triển, sở hữu Súng, Vi trùng và đi biến các nước khác thành thuộc địa? Tại sao có những nước giàu và những nước vẫn nghèo đói? Tại sao Trung Quốc lại đánh mất đi lợi thế phát triển từ rất sớm của mình? … Cuốn sách giúp ta đi tìm câu trả lời cho những câu hỏi như vậy.
Sung---Vi-trung---va-Thep.excalidraw
☘️ How the Book Changed Me
- Không phải người Âu/ Mỹ thông minh, sáng dạ hơn người châu Á. Họ cũng không sở hữu những ưu điểm sinh học nào ưu việt hơn cả. Đơn giản là bàn tay vô hình của lịch sử trong suốt 13.000 năm vẫn đang đè nặng lên chúng ta mà thôi =))
- Sự phân bố không đồng đều của các yếu tố Địa lý, đã thay đổi hoàn toàn lịch sử của nhân loại :D
🗝️ Keywords
- Vị trí địa lý quyết định tất cả =))
- Khí hậu, Cây trồng, Vật nuôi, số lượng các loài thích hợp để thuần hóa ⇒ Sản xuất lương thực
- Phân bố lục địa theo trục Đông - Tây vs Bắc - Nam ⇒ Sự bành trướng, phát tán của cây trồng, vật nuôi, vi trùng và công nghệ
- Sản xuất lương thực
- Gia tăng dân số ⇒ Hình thành các nhà nước tập trung
- Từ động vật + tập trung đông dân ⇒ Hình thành các Vi trùng
- Đông dân
- Công nghệ + Chữ viết
- Kết hợp bành trướng + di dân
📒 Summary
- Tìm hiểu nguyên nhân tại sao lịch sử lại diễn ra như thế? Quyền lực lại được phân bổ chủ yếu ở Âu - Á và Bắc Mỹ? Tại sao không phải là Châu Phi, Nam Mỹ hay Châu Úc nắm quyền kiểm soát thế giới? hay tại sao người Châu Âu - chứ không phải người châu Phi hay người châu Mỹ bản địa - là những người rốt cuộc đã có trong tay súng, vi trùng và thép?
- Sự khác biệt giữa các lục địa diễn ra mạnh mẽ tới tận những năm 1500. Tại sao? Sau khi Thuyết tiến hóa của Darwin xuất hiện, người ta dùng nó để nói về chọn lọc tự nhiên, các dân tộc Châu Âu mạnh mẽ hơn nên được “chọn” làm người thống trị. Hay tới khi lý thuyết gene xuất hiện, người ta lại cho rằng gene của người Châu Âu có nhiều điểm “xuất chúng” hơn. ⇒ Các cách lý giải đều theo hướng Phân biệt chủng tộc.
Phần I - Từ Vườn địa đàng đến Cajamarca
Chương 1 + 2 + 3: Cái nhìn chớp nhoáng về sự tiến hóa và Tác động của môi trường/ địa lý lên lịch sử
- Địa lý có tác động rất lớn tới sự hình thành và phát triển của xã hội.
- Địa lý tốt ⇒ Thâm canh
- ⇒ Thay vì săn bắn hái lượm thì có thể trồng trọt ⇒ Thặng dư lương thực
- ⇒ Dân số gia tăng
- ⇒ Có tích lũy để nuôi những người không lao động (tù trưởng, lý trưởng, …) ⇒ Hình thái xã hội mới/ Tạo ra các kênh đào, … nâng cao năng suất.
- ⇒ Chuyên môn hóa: Mỗi người làm một việc ⇒ Thúc đẩy việc trao đổi, giao thương
- Tài nguyên khoáng sản ⇒ Sử dụng các công cụ đồng, sắt, thép, …
- Chữ viết ⇒ Lưu được lịch sử, phát triển văn hóa, truyền thông tin nhanh hơn, …
- Địa lý tốt ⇒ Thâm canh
Phần II - Sự phát sinh và bành trướng của sản xuất lương thực
Chương 4: Tại sao nền sản xuất lương thực biến đổi (từ săn bắt hái lượm → Trồng trọt chăn nuôi) khác nhau giữa các vùng trên thế giới
Sung---Vi-trung---va-Thep.excalidraw
Chương 5 - Tại sao chỉ 1 số dân tộc tiếp thu và phát triển được nền sx lương thực?
- Cuộc chiến giữa “kẻ-có” và “kẻ-không-có”. Nông nghiệp chỉ phát triển ở 1 số khu vực hạt nhân ⇒ Tạo điều kiện cho các dân tộc khu vực đó lớn mạnh hơn ⇒ Chiến tranh ⇒ Mở rộng lãnh thổ ⇒ Truyền bá kiến thức về nông nghiệp sang các nơi khác.
Chương 6 - Các nhân tố ảnh hưởng tới sx lương thực
- Tại sao mãi tới khoảng 10k năm TCN, nông nghiệp mới phát triển?
- Lựa chọn - đi săn bắt hái lượm thì có thức ăn ngay, trồng trọt thì phải vài tháng sau?
- Văn hóa - đi săn bắt để được kể là anh hùng, mang thịt về hay chăn nuôi để lấy thịt?
- Tại sao lại đúng vào thời điểm này mà không phải là khoảng 30k năm trước?
- Thay đổi khí hậu
- Sự tuyệt chủng 1 số loài ⇒ săn bắt hái lượm thì sẽ thiếu nguồn thức ăn
- Sự tích lũy cải tiến kỹ thuật trong thu hoạch, xử lý, lưu trữ lương thự hoang. (lưỡi liềm, giỏ đựng, chày và cối, hố lưu trữ ngầm, …)
- Gia tăng mật độ dân số
Chương 7 + 8 + 9: Cây trồng và vật nuôi vào thời tiền sử đã được thuần hóa như thế nào? (lý giải tại sao có sự khác biệt trong chủng loại cây dại và thú hoang có thể thuần hóa ở từng khu vực)
- Đột biến gene, Thụ phấn chéo ⇒ Tạo ra các loài với đặc tính mới ⇒ Qua Chọn lọc tự nhiên, hình thành lên quá trình thuần hóa động/thực vật.
- Quá trình thuần hóa 1 số loại cây trồng/vật nuôi dựa trên nhiều yếu tố:
- Ngẫu nhiên: Sự đột biến trong gen của các loài thực vật, cho phép chúng có lợi hơn trong quá trình “chọn lọc tự nhiên”: Thụ phấn, thân cứng cáp hơn, quả không bị đắng, mùi vị thơm hơn, ..
- Có chọn lọc: Con người chọn lọc 1 số loại cây đáp ứng các tiêu chí phù hợp với cuộc sống lúc bấy giờ: (1) Dễ bảo quản. (2) Cây tự thụ phấn.
- Khoảng 8-10.000 năm trước: Thuần hóa cây lương thực. Khoảng 4000 năm trước: Thuần hóa cây ăn trái và cây quả hạch.
- Một số khu vực xảy ra cách mạng nông nghiệp sớm hơn, không phải vì người dân ở đó cởi mở/ thông minh hơn, mà đơn giản là do ở đó có nhiều giống cây/ động vật phù hợp hơn để thuần hóa.
- Để trở thành “ứng viên” cho việc thuần hóa, các loài động vật phải đáp ứng đủ khá nhiều yêu cầu:
- Thực đơn ăn uống: Không quá khó tìm nguồn thức ăn cho chúng.
- Thời gian sinh trưởng vừa phải (không thể đợi 10 năm mới thu hoạch được)
- Khả năng sinh sản tốt: Có thể sinh sản được trong môi trường nuôi nhốt
- Không đòi hỏi kỹ thuật chăm sóc phức tạp (hoặc tốn kém)
- Tính khí không dữ tợn: Lành tính, chịu thuần phục con người
- Xu hướng hay bị hoảng loạn (vd loài linh dương)
- Cơ cấu xã hội (Trong đàn của nó đã có sự phân cấp, vd ngựa, nó ghi nhớ cấp bậc của những con xung quanh ⇒ Loài người chỉ cần tìm cách chiếm được cái vị trí đó)
Chương 10: Hướng trục chính của lục địa (Á Âu là trục Tây → Đông, Mỹ và Phi là Bắc - Nam) đã ảnh hưởng ntn tới việc bành trướng nhanh/chậm của sx lương thực?
- Trục Đông - Tây giúp tăng tốc độ bành tướng của các cây trồng sang vùng khác nhanh hơn, do chúng có cùng độ dài ngày đêm, khí hậu, biến thiên mùa, hoặc có cùng một số bệnh, cơ chế nhiệt độ và độ mưa, thảm thực vật, …
- Nếu bành trướng theo trục Nam - Bắc, các giống cây sẽ rất khó sinh trưởng, do khác biệt về thời tiết, khí hậu từng mùa, … Có khả năng chúng sẽ chết trước, hoặc mất thời gian rất lâu mới có thể đột biến ra các gene thích nghi được với vùng đất mới.
- Ở châu lục Á - Âu cũng chịu ảnh hưởng của sự phân bố theo chiều Bắc - Nam, nhưng ở mức độ nhẹ hơn. (vd sự bành trướng của cây trồng từ Trung Quốc xuống khu vực ĐNA)
Phần III - Từ lương thực đến Súng, Vi trùng và Thép
Chương 11: Vi trùng - Bđ từ sự tiến hóa của các vi trùng đặc trưng cho dân số tập trung với mật độ cao. Tại sao sự trao đổi vi trùng giữa các lục địa lại thiếu cân bằng đến vậy?
- Những mầm bệnh (vi trùng) phần lớn đều đến từ động vật. Đứng ở quan điểm của vi trùng, chúng luôn tìm cách để lây lan (duy trì nòi giống), giết chết vật chủ, và tìm một đối tượng mới.
- Vi trùng phát triển nhanh và mạnh, đặc biệt là ở các khu vực đông dân cư. Nó là nguyên nhân gây ra nhiều dịch bệnh lớn: Cúm, dịch tả, dịch hạch, Lao phổi, AIDS, đậu mùa, …
- Sự lây lan, nhiễm bệnh, tạo ra kháng thể. Ở Cựu thế giới, với lợi thế về các vùng đất có kết nối, vi khuẩn lây lan nhanh ⇒ Có kháng thể kháng lại được dịch bệnh. Nhưng trong thời kì người châu Âu khám phá thế giới, họ đã mang nhiều mầm bệnh tới Tân thế giới/ Australia, giết chết phần lớn những người ở đây. (trước khi chiến tranh thực sự diễn ra)
- Thực tế, ở châu Mỹ/ Australia vẫn tồn tại những cộng đồng đông người, nhưng chúng lại ít giao thương với nhau ⇒ Dịch bệnh khó để lây lan trên diện rộng.
Chương 12: Chữ viết - Từ sx lương thực đến chữ viết
- Sản xuất lương thực phát triển ⇒ Thặng dư ⇒ Cần những người quản lý ghi chép, thống kê ⇒ Nhu cầu về chữ viết.
- Chữ viết: tượng hình, biểu âm, biểu vần. Các bảng chữ cái ban đầu thường khá phức tạp, khó để viết lại cả câu, mà sẽ chỉ biểu đạt được 1 phần ý do thiếu chữ, khó để tiếp cận với đại chúng. Đây cũng là mục đích của giới cầm quyền =)) Họ chỉ muốn tầng lớp cai trị nắm được thôi, không muốn toàn dân học được :v
- Sự vay mượn ý tưởng: Cách nhanh nhất để tạo ra chữ viết là bê 1 bảng chữ cái đã được sử dụng ở nơi khác, sau đó custom lại cho dân mình sử dụng. Từ nền văn minh Summer, chữ viết đã được ‘học hỏi, vay mượn ý tưởng’, từ đó tạo ra các bảng chữ cái khác. Các dân tộc khác loại bỏ âm không dùng, sau đó tạo thêm các chữ cái biểu đạt âm riêng trong ngôn ngữ của mình. (ví dụ
Ö
trong tiếng Đức) - Tích trữ lương thực và Vị trí địa lý (thuận lợi cho việc ‘vay mượn ý tưởng’) là 2 yếu tố lớn ảnh hưởng tới việc tạo ra chữ viết.
Chương 13: Công nghệ - Điều gì đúng với chữ viết thì cũng đúng với Công nghệ
- “Nhu cầu là mẹ của phát minh???” ⇒ Tác giả cho rằng ngược lại mới đúng. Người ta phát minh ra trước, ứng dụng nó vào 1 lĩnh vực rất nhỏ, sau đó nó được thừa nhận và được ứng dụng ở các lĩnh vực khác. (Như máy thu âm của Edison, xe ô tô, ..)
- Các phát minh lớn đều đã có người thực hiện trước đó. (bóng đèn, động cơ hơi nước, máy bay, …). Những nhà phát minh (được công nhận) đã có công cải tiến và phát triển từ những ý tưởng/ sản phẩm cũ trong quá khứ. Vấn đề ở chỗ những nhà phát minh trong quá khứ, họ đã tạo ra 1 sản phẩm mà xã hội đương thời không thể sử dụng trên quy mô lớn.
- Yếu tố để xã hội tiếp nhận 1 phát minh:
- Có ưu thế về kinh tế
- Giá trị và uy thế của công nghệ mới (có thể lấn lướt tính lợi ích về kinh tế)
- Thích ứng với một số giới có những lợi ích riêng (ví dụ bàn phím QWERTY)
- Người ta có dễ mục sở thị những ưu việt của công nghệ mới hay không?
- Sự bành trướng của các phát minh
- Khi 1 xã hội nhìn thấy phát minh của xã hội khác, và học hỏi nó
- Khi 1 xã hội thấy mình rơi vào thế bất lợi nếu không có phát minh đó ⇒ Học theo/ tìm cách nắm bắt công nghệ
- Công nghệ tự xúc tác để sản sinh Công nghệ mới
- Ví dụ máy in được phát minh vì các vấn đề nhỏ khác đã được xử lý: Công nghệ về giấy, chữ in rời, nghề luyện kim, mực máy, chữ viết, …
- Diện tích, Dân số và Khả năng phát tán + Thời điểm khởi đầu sản xuất lương thực là những yếu tố ảnh hưởng tới sự phát triển công nghệ của các châu lục
Chương 14: Hình thái xã hội - Từ sản xuất lương thực đến tù trưởng, vua chúa và quan lại
- Đâu là nguyên nhân hình thành lên nhà nước? Các bộ lạc đã được tạo lên như thế nào, và quá trình hình thành như thế nào?
- Tác giả lập luận chủ yếu là do các yếu tố như:
- Dân số tăng nhanh ⇐> Nhu cầu về lương thực, sự tập trung và định cư
- Giải quyết xung đột trong 1 cộng đồng định cư ⇒ Những người có mối quan hệ tốt hơn, dễ được coi trọng hơn
- Nhu cầu về giao thương kinh tế giữa các cộng đồng ⇒ Cần người đứng ra chủ trì, bảo đảm quyền lợi
- Sự xâm chiếm/ chiến tranh/ xung đột giữa các bộ lạc ⇒ Hình thành những nhà nước/ cộng đồng lớn hơn
- Tác giả lập luận chủ yếu là do các yếu tố như:
- Tại sao người dân lại đồng ý chịu sự thống trị/ quản lý của 1 nhóm thiểu số người và tình nguyện cống nạp 1 phần thành phẩm mình làm ra được cho họ?
- Có nhiều giả thuyết cho việc này, như đây là “nhu cầu tự nhiên” để phát triển, hoặc “khế ước xã hội” của Jean Jacques Rousseau khi cho rằng đây là 1 khế ước, hy sinh 1 thứ để đổi lại sự hòa bình, an toàn,… Cũng có giả thuyết cho rằng là do học thuyết ‘thủy động lực’ - các chính quyền hình thành để quản lý các kênh, mương, .. phục vụ sản xuất.
Phần IV - Vòng quanh thế giới
Chương 15: Khảo sát lịch sử của bản thân châu Úc và của hòn đảo lớn New Guinea
- New Guinea có sự phát triển tốt hơn ở Australia, tuy nhiên, do điều kiện hạn chế, các tiến bộ này khó có thể “bành trướng” sang phía Australia được.
- New Guinea có tồn tại những dịch bệnh đặc biệt (do đặc trưng khí hậu + vật nuôi) ⇒ Người châu Âu khi muốn khai phá bằng cách đem người đến định cư, đã không thể ở lại lâu do bị dịch bệnh của New Guinea lây nhiễm, đẩy lùi.
- Trái với New Guinea, Australia không có nhiều loại dịch bệnh như thế, nên dễ dàng bị người châu Âu kiểm soát. Họ đã lây nhiễm hàng loạt loại bệnh (sởi, cúm, thương hàn, sốt phát ban, thủy đậu, ho gà, lao và giang mai) cho người thổ dân Australia. Bằng cách đó, các xã hội thổ dân Australia độc lập đã bị loại bỏ khỏi bất cứ khu vực nào phù hợp với nền sản xuất lương thực của người Âu.
- Mãi tới những năm 1930, khi đã có những tiến bộ trong y tế, người châu Âu mới quay lại xâm chiếm New Guinea. Họ phải sử dụng sức mạnh y học (chống lại vi trùng), vì dù có dùng súng thì chỉ chiếm được đất chứ vẫn sẽ bị chết bởi vi trùng.
Chương 16 + 17: Tích hợp vào bối cảnh khu vực Đông Á + các đảo Thái Bình Dương.
-
Trung Quốc:
- Phát triển công nghệ sớm (luyện gang từ khoảng 500 năm TCN)
- Diện tích phần lớn phân bố theo trục Đông - Tây, có theo Bắc - Nam nhưng không dài và không bị ngăn cách bởi sa mạc như Âu - Phi.
- Hình thành nhà nước từ sớm, đồng thời thống nhất đất nước ⇒ Hệ chữ viết/ ngôn ngữ của họ đồng bộ hơn rất nhiều.
- Có đóng góp lớn vào sự phát triển công nghệ, ngôn ngữ, vi trùng của các nước trong khu vực (Đông Nam Á, Đông Á, Tây Á)
-
Hành trình di dân
- Người Nam Đảo (vùng phía Nam của Trung Quốc) đã di dân từ TQ sang Đài Loan, sau đó từ Đài Loan, họ đã tập luyện các kỹ năng đi biển. Trên những con thuyền độc mộc, những luồng di dân đã đi từ Đài Loan qua Philippines, Indonesia, Malaysia, Việt Nam, New Guine, …
- Nhưng tại sao lại là từ Đài Loan đi các nơi khác chứ không phải từ Indo, Malay, … di dân sang Đài Loan? =)) Các nhà khoa học dựa vào 2 bằng chứng:
- Bằng chứng khảo cổ: Từ các bằng chứng khảo cổ tìm được để suy ra niên đại ở đâu lâu hơn.
- Bằng chứng ngôn ngữ học: Họ tìm ra các từ có gốc âm giống nhau, sau đó suy ra các hệ ngôn ngữ có điểm chung hay không, hệ ngôn ngữ nào là ‘con cháu’ của hệ ngôn ngữ nào.
- Người dân Nam Đảo có thể bành trướng ra Indo, Malay, .. nhưng không thể ảnh hưởng tới New Guine. Vì tại thời điểm người Nam Đảo đến New Guine, ở đây đã có phát triển về sản xuất lương thực, công nghệ và dịch bênh rồi ⇒ Chỉ là giao lưu chứ không thể đồng hóa.
Notes
Môi trường có tác động lớn tới lịch sử. Tùy vào vị trí địa lý mà các dân tộc có cơ hội tiếp cận với những loài cây dại, thú hoang có thể thuần hóa khác nhau, khả năng tiếp xúc với các dân tộc khác cũng không giống nhau.
Các dân tộc có cơ hội tiếp nhận sự phát tán công nghệ/ cây trồng/ vật nuôi từ những khu vực khác thì cũng sẽ chiếm chỗ các dân tộc nào thiếu các lợi thế kia.
Chương 18: Cuộc xung đột giữa các dân tộc Châu Âu với dân tộc châu Mỹ bản địa.
- Khoảnh khắc bi kịch: Khi đội quân của Pizarro bắt sống hoàng đế Atahualpa của đế quốc Inca.
- Ưu thế của Âu - Á
- Khả năng sản xuất lương thực
- Các loài động vật cung cấp protein (thịt, sữa), len, da, phương tiện vận chuyển người, hàng hóa, phương tiện chiến tranh không thể thiếu, và nhân tố làm tăng năng suất cây trồng (kéo cày).
- Công nghệ: Đồng, thiếc, bạc, vàng, hợp kim + Kỹ thuật quân sự (gươm, giáo, dao găm bằng thép, súng, ..) + Máy móc (Cối xay gió, bánh xe, ..) + Giao thông đường biển
- Vi trùng
- Tổ chức chính trị
- Chữ viết
- Khả năng sản xuất lương thực
- Bất lợi của Châu Mỹ
- Chỉ có mỗi loài hữu nhũ thuần hóa lớn là lạc đà. Các loài hữu nhũ khác đã bị tuyệt chủng từ lâu.
- Thiếu các loài, cây trồng và vật nuôi. Quá phụ thuộc vào cây ngô.
- Công nghệ nghèo nàn
- Chữ viết chỉ được sử dụng bởi 1 số quý tộc, không mang ý nghĩa như 1 phương tiện truyền tải thông tin chi tiết.
Do có lợi thế đi trước, người châu Âu đã có lợi thế khi tiến vào châu Mỹ. Phần lớn dân bản địa bị các dịch bệnh (vi trùng) quét sạch. Số còn lại thì bị dùng bạo lực để áp chế.
Chương 19: Lịch sử châu Phi hạ Sahara - Những nét tương đồng với Tân thế giới.
- Khi nghiên cứu về lịch sử, các nhà khoa học sẽ dựa vào: Bằng chứng khảo cổ, Sự tương đồng trong các hệ ngôn ngữ, và Sự tương đồng trong cấu trúc gene/ hình dáng bên ngoài. (nhân chủng học)
- Các cây trồng, vật nuôi chủ yếu được thuần hóa ở gần vùng nam Sahara. Một số loại cây trồng được người ta đem từ vùng Lưỡi liềm phì nhiêu đến khu vực Bắc Phi.
- Có 1 fact khá khó hiểu, đó là những người ở vùng Madagascar lại được chứng minh là hậu duệ của người Nam Đảo =))
- Một số ngôn ngữ ở châu Phi: tiếng Nilo-Sahara cổ, tiếng Niger-Congo cổ, và tiếng Phi-Á cổ ⇒ Có sự đa dạng về nhân chủng
- Sự khác biệt giữa châu Âu và châu Phi vẫn giống như các luận điểm trước: Sự ngẫu nhiên về địa lý và địa sinh học. (Diện tích hai lục địa, trục chính, chủng loại cây dại và thú hoa)
Chương 20: Người Nhật đến từ đâu?
-
Khảo cổ ở Nhật khá dị =)) Nó bị bias bởi tinh thần dân tộc. (vd sẽ show ra di chỉ có cả bãi rác để chứng minh tính gọn gàng ngăn lắp từ ngày xưa =)) )
-
Ai cũng muốn chỉ ra ‘đất của người kia’ trước đây đã từng là của mình ⇒ Nhật Bản và Triều Tiên luôn xung đột nhau về khoản này.
- Người NB cho rằng có bằng chứng khảo cổ về giao thương giữa NB và Triều Tiên là do NB đã mở rộng lãnh thổ về phía Triều Tiên từ trước.
- Người TT cho rằng là do tổ tiên họ đã mở rộng bờ cõi tới NB, và sau này đã tham gia vào việc dựng lên hoàng tộc =))
- Giai đoạn 1592-1598, NB đánh chiếm TT, sau đó cắt tai và mũi của 20.000 người đem về như một chiến lợi phẩm.
-
Công nghệ:
- NB phát minh ra đồ gốm từ rất sớm (khoảng 12.700 năm trước). Có đồ gồm ⇒ nấu ăn, trữ đồ, … tốt hơn ⇒ Dân số tăng nhanh hơn.
-
Sản xuất lương thực: người NB phát triển trồng cấy khá muộn, do việc săn bắt hái lượm vẫn cho lương thực dồi dào hơn.
-
Ainu là 1 dân tộc thiểu số, xuất hiện từ rất sớm ở NB, sống ở Hokkaido, chủ yếu sinh tồn theo kiểu săn bắt hái lượm. Mãi tới thế kỷ 19, vùng đất này mới được sát nhập vào NB.
-
Vấn đề làm các nhà khoa học thấy khó hiểu, đó là mối quan hệ giữa người Triều Tiên và người Nhật Bản. Họ có những đặc điểm rất giống nhau, nhưng lại không thể nào tìm ra điểm chung trong ngôn ngữ của 2 quốc gia này.
Lời kết
- TQ đã tự đánh mất đi lợi thế của mình vào những năm 14xx. Khi họ đã có đoàn thuyền đi thám hiểm, nhưng cuối cùng lại bị hủy bỏ do đấu tranh phe phái trong triều đình. Đây là nhược điểm của 1 nước ‘thống nhất’. Trong khi ở Châu Âu, nếu 1 triều đình không đồng ý, Colombo sẽ sang xin tài trợ từ các triều đình khác. (Ý → Pháp → Tây Ban Nha). Và khi 1 quốc gia triển khai, các nước còn lại cũng sẽ học theo. Tương tự như vậy cho công nghệ.
- Tính phức tạp và bất khả tiên đoán - Lịch sử và Sinh học, được tổng hợp từ vô vàn yếu tố ngẫu nhiên. Ví dụ như nếu Hitler bị tại nạn vào những năm 1930 thì có xảy ra Chiến tranh thế giới 2 hay không? Chúng ta không hề biết được. Thế nhưng với những bộ môn như Hóa học, các phân tử có những đặc tính riêng và bất biến ⇒ Dễ dự đoán hơn nhiều.
- Thực nghiệm tự nhiên: Do những người nghiên cứu lịch sử/ thiên văn học/ truyền nhiễm học/ … không thể tác động trực tiếp vào chuỗi nhân quả (do nó đã xảy ra rồi), nên người ta thường làm thực nghiệm tự nhiên - pp so sánh giữa các hệ nghiên cứu CÓ và KHÔNG CÓ các yếu tố này.
- Từ những tác động Sản xuất lương thực, Vi trùng, Công nghệ, Tổ chức xã hội lên sự hình thành xã hội loài người, tác giả cũng dùng nó để giải thích cho nhiều câu hỏi: Phân bổ tối ưu ntn để đạt được hiệu quả phát triển cao nhất? Tại sao có quốc gia nghèo nhưng cũng có quốc gia rất giàu? Tại sao là Châu Âu chứ không phải là Trung Quốc có lợi thế hơn trong việc phát triển?
- Cuộc chiến súng hỏa mai ở New Zealand
- Khoai tây của châu Âu du nhập vào New Zealand ⇒ Phát triển sx lương thực
- Tại sao là châu Âu chứ không phải Trung Quốc?
- Sự tương đồng giữa cạnh tranh trong thế giới cổ đại với cạnh tranh trong thế giới kinh doanh hiện đại?
- Đâu là cách tốt nhất để tổ chức các nhóm người, tổ chức và doanh nghiệp sao cho tối ưu được năng suất, tính sáng tạo, tính cách tân và sự phồn vinh? Nên tổ chức nhóm theo hướng tập trung hóa (độc tài) hay cơ chế lãnh đạo phân tán hoặc thậm chí phi chính phủ?
- Có nên phân chia tổ chức thành nhiều nhóm nhỏ hay là chỉ giữ 1 nhóm duy nhất? Nên duy trì sự trao đổi thông tin cởi mở giữa các nhóm hay bí mật? Có nên dựng hàng rào thuế quan hay để cạnh tranh tự do?
- Sự liên quan giữa Súng, Vi trùng và Thép với việc tại sao một số xã hội thì giàu trong khi các xã hội khác vẫn nghèo?
- Phần lớn quyết định bởi lịch sử trong suốt 13.000 năm qua.
- Cuộc chiến súng hỏa mai ở New Zealand
Notes
- Cuốn sách là hành trình đi tìm những “mẫu hình” của lịch sử, nhằm lý giải tại sao lịch sử lại đi theo hướng của những “mẫu hình” ấy.
- Công nghệ hay chữ viết, tất cả đều phải “tích lũy”. Tích lũy tri thức của dân tộc mình, và kết hợp với tri thức của dân tộc khác ⇒ Nhanh phát triển. (Nghe có vẻ giống với Internet và tri thức thời nay :v )