Tìm mình trong thế giới hậu tuổi thơ

Author: Đặng Hoàng Giang

🚀 The Book in 3 Sentences

  1. Cuốn sách là tập hợp của các câu chuyện về những người trẻ bị tổn thương (do thiếu thốn tình cảm, do bị định kiến xã hội, do bị bị chính cha mẹ đóng khung, …)
  2. Với mỗi câu chuyện, tác giả đi kèm với 1 góc phân tích tâm lý, xem đâu là nguyên nhân dẫn tới những tổn thương, cảm xúc tiêu cực như vậy, cả ở người trẻ và cha mẹ của họ.
  3. Sau cùng, cùng bằng 1 vài câu chuyện khác, tác giả truyền tải những thông điệp, phương pháp để “chữa lành”, hàn gắn lại những vết thương, mqh gia đình, hướng tới một cuộc sống tươi sáng hơn.

🎨 What I learned

  1. Con người (một khi đã bị áp bức, hoặc đã từng bị áp bức) thường có xu hướng áp bức người khác để trút cơn giận. Ref: Hiểu người.

  2. Khi thiếu gắn kết với cha mẹ, đứa trẻ sẽ dần có cảm giác không an toàn. Chúng sợ hãi, bất an, và khó xây dựng quan hệ với người khác. Ref: Học thuyết về 8 giai đoạn phát triển tâm lý xã hội + Dạy con

    1. Luôn cảm thấy chông chênh, thiếu khả năng đứng độc lập, luôn cảnh giác, lo lắng.
    2. Hoặc đứa trẻ sẽ chôn vùi mong muốn được gần gũi và yêu thương, dựng lên 1 hàng rào phòng thủ để bảo vệ mình trước nỗi đau đến từ sự thất vọng.
    3. Tự ti, cho rằng chúng vô giá trị, không xứng đáng đc yêu thương, thậm chí không xứng đáng được tồn tại.
  3. Chất lượng của mqh cha mẹ, con cái, đặc tính của một gia đình khỏe mạnh đó là: sự ấm áp - phải nằm ở sự cảm nhận của đứa trẻ.

  4. Có một khái niệm gọi là “đảo vai” (role reversal), chỉ hoàn cảnh những đứa trẻ trở thành người chăm sóc cho cha mẹ từ sớm. Điều này đặt gánh nặng lên vai đứa trẻ, điểm chung là những đứa trẻ này là đánh mất 1 phần tuổi thơ, 1 phần cơ hội tìm tòi cái tôi. TH này thường xảy ra trong các gia đình ly hôn, sống độc thân, hay xung đột, hoặc có bệnh về cơ thể/ tâm lý.

  5. Cha mẹ không nên chỉ quanh quẩn với những đứa con. Hãy lo cho cuộc sống của mình, rồi ai cũng sẽ hạnh phúc hơn. Tình yêu thương không bao giờ nên trở thành gánh nặng cho người khác và cho chính bản thân mình.

  6. Tình yêu phải đi kèm với sự hiểu biết, nếu không có thể tra tấn và gây ngạt thở.

  7. Làm thế nào để trưởng thành:

    1. Trưởng thành về cảm xúc thông qua việc xây dựng năng lực cảm xúc (emotional competence):
      1. Đi vào trong bản thân, hiểu được cảm xúc bên trong mình.
      2. Đi vào người đối diện, nhận biết và diễn giải được cảm xúc của họ, từ đó điều chỉnh các biểu đạt của mình cho phù hợp.
      3. Điều hòa để ứng phó với cảm xúc tiêu cực trong các tình huống khó khăn.
    2. Phát triển khả năng suy ngẫm, lập luận Phải - Trái - Đúng - Sai (moral Reasoning) - Năng lực lập luận về Đạo đức học: Công bằng và Công lý.
      1. Mức tiền quy ước: Không dùng quy ước xã hội để định hướng cho hành vi của mình.
      2. Mức quy ước: Vượt ra khỏi mối quan tâm về lợi ích cá nhân. Coi quy ước cộng đồng là chuẩn mực đạo đức.
      3. Mức hậu quy ước: Coi luật lệ là cần thiết nhưng không đóng cứng. Có thể đi ngược lại luật lệ nếu điều đó k đúng với niềm tin cá nhân. Họ có nguyên tắc đạo đức riêng của mình.
    3. Xác định căn tính (identity) của riêng mình.
  8. Loại hình gắn kết:

    1. Gắn kết vững vàng: Đứa trẻ được là chính mình, tự do thử nghiệm, khám phá, vấp ngã mà k xấu hổ. được nâng đỡ và tiếp sức bởi cảm giác yêu thương, quan tâm vững tin
    2. Mẫu hình né tránh: Người chăm sóc xa cách, lạnh lẽo. Trẻ tin răng mọi biểu đạt nhu cầu của mình là vô ích.
    3. Kết nối lo sợ: Trẻ không tin tưởng là khi cần sẽ luôn có mẹ ở bên cạnh. Người chăm sóc lúc hôn hít vồ vập, lúc lại dửng dưng xa cách Trẻ sợ hãi, bất lực.
    4. Kết nối hỗn độn: Mất phương hướng, thường xh ở trẻ bị ngược đãi trẻ sợ chính người nuôi dưỡng chúng.

Quotes

Quan hệ giữa cha mẹ và con cái là lành mạnh khi nó không níu kéo người trẻ, khiến họ mặc cảm có lỗi vì muốn đi con đường riêng của mình, cũng không khiến họ muốn cắt đứt mọi sợi dây với gia đình trong sự oán hận, mà khi nó cho họ sự yên tâm rằng họ được thấu hiểu và chấp nhận, họ có chỗ đứng trong gia đình, bất kể tương lai họ có ra sao. Đó mới là một quan hệ yêu thương đích thực.

📒 Summary

Nhiều đứa trẻ vẫn đang phải chống chọi từng ngày để lớn lên thành người tử tế. Tại sao lại vậy? Đó là vì chúng đã bị tổn thương tâm lý (theo một cách nào đó), đến từ chính gia đình, người thân dưới vỏ bọc “tình yêu”.

Vậy tại sao lại như vậy? cha mẹ có phải đã “yêu thương sai cách”, hay chính họ cũng đang bị tổn thương? Và đâu sẽ là hành trình chữa lành cho tất cả?

  1. Câu chuyện của những người trẻ thiếu vắng đi sự yêu thương của người lớn.
  2. Những đứa trẻ bị nhầm vai, không phải được dìu dắt, mà là phải đi dìu dắt bố mẹ, người thân, và không được là chính mình.
  3. Những đứa trẻ phải sống trong “ngục tù tình yêu” của chính cha mẹ mình khi nhu cầu của bố mẹ cao hơn nhu cầu của đứa con.
  4. Đâu là hành trình chữa lành cho tất cả?

Ở mỗi phần, mỗi câu chuyện, ta sẽ gặp những người trẻ khác nhau, những hoàn cảnh khác nhau, dù ở vai cha mẹ hay vai con cái, họ cùng có 1 điểm chung: họ bị tổn thương.

Những tổn thương hồi nhỏ/ quá khứ/ hoàn cảnh sống, hoặc các định kiến xã hội tác động làm cho họ trở lên áp đặt, xấu tính, kì vọng quá mức, bảo thủ, … và đem hết những thứ đó áp đặt lên con cái mình. Nếu không được chữa trị kịp thời, có thể chính những đứa con đó sẽ bị phá hủy, trầm cảm, hoặc thậm chí là tự sát. Nếu có thể qua được giai đoạn đó, chúng cũng sẽ bị tổn thương, và có thể sẽ đem chính tổn thương đó áp lại cho con cái chúng sau này.