Đạo đức học
Trolley Problem
Tình huống thứ nhất
Có 1 đoàn tàu hỏa đang lao rất nhanh về phía 5 công nhân có mặt trên đường ray, còn bạn đứng cạnh công tắc. Công tắc này có thể lái đoàn tàu sang đường ray thứ 2, ở đó chỉ có 1 người công nhân. Vấn đề ở đây là, bạn chọn hi sinh 1 để cứu 5 hay để yên cho đoàn tàu lao đi kết liễu 5 người?
1 khảo sát khác trên các triết gia vào năm 2009 thì: Gần 70% sẽ bấm công tắc, 8% không bấm, 24% còn lại chọn cách khác hoặc không đưa ra câu trả lời.
Tình huống thứ hai
Nếu 1 người ở đường ray bên kia là người thân (vd là mẹ) của bạn, thì bạn có bẻ lái không?
Tình huống thứ ba
Bạn đứng trên 1 cây cầu và bên dưới có đoàn tàu lao tới, chỉ có 1 đường ray và 5 công nhân đang có mặt ở đó. Đứng cạnh bạn là 1 gã béo, nếu huých gã ngã xuống đường ray, đoàn tàu sẽ bị chặn lại và cứu được 5 người (đương nhiên gã bị đẩy xuống sẽ chết).
10% số người được hỏi quyết định hi sinh gã béo để cứu 5 người. 90% còn lại không chọn làm như thế, vì sao? Bản năng nói với chúng ta rằng, cố ý gây nên cái chết của ai đó hoàn toàn khác với để họ chết vì tai nạn phát sinh.
Tại sao khi hành hình, người ta phải sử dụng cả một đội bắn thay vì chỉ một người bắn, cho dù một đội hay một người thì suy cho cùng cũng chỉ có 1 người chết?
Câu trả lời chắc chắn là để mặc cảm tội lỗi (nếu có) của người bắn là thấp nhất. Rồi bạn lại nghĩ thêm: tại sao nhiều nơi đấu tranh cho việc tử hình tội phạm bằng hình thức “cái chết êm ái”, tức là cho tội phạm ngồi lên một ghế điện hoặc ăn một bữa ăn có độc, thay vì sử dụng cả một đội bắn như vẫn làm trước đây? Câu trả lời vẫn vậy mà thôi: Dẫu là giết một tử tù thì “giết” một cách gián tiếp - trừu tượng bao giờ cũng dễ chấp nhận hơn và để lại những ám ảnh tội lỗi thấp hơn so với việc giết trực tiếp.
Đạo đức là phạm trù bẩm sinh, là cái tự nhiên bên trong mỗi con người hay là phạm trù xã hội, là cái đường hình thành thông qua những trải nghiệm ở bên ngoài con người vật chất?
Nếu bạn quyết định đẩy tên béo xuống cản đường tàu, nhưng nếu khi đó hắn đang quay mặt lại với ta thì sao? Nếu hắn nhìn ta thì sao? Nếu đây là 1 tên mà bạn ghét từ trước tới giờ thì sao? …
“Trolley Problem” chính là lý do tại sao con người vẫn chưa có đủ niềm tin để robot và xe tự lái hoạt động tự do ngoài đường. Để được điều đó thì cách phân tích đạo đức lại trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.
- Có nên để xe tự lái chọn gây ra tai nạn nhỏ để ngăn chặn tai nạn lớn? (chọn tông 1 người thay vì 5 người)
- Có nên để robot quân sự hi sinh mạng sống của người dân vô tội để tiêu diệt mục tiêu đặc biệt nguy hiểm? (bắn tên lửa vào đám đông có siêu khủng bố trong đó)
⇒ Bình thường mình hay nghe tới các vấn đề về việc sử dụng AI sẽ liên quan tới vấn đề đạo đức. Đây chính là ví dụ.
Ở một số trường hợp, chúng ta đặt tính đạo đức của việc giết người lên trên Hệ quả của việc giết người (Giết 1 thì còn 5 người sống) → Đúng đắn Một số trường hợp, chúng ta đặt bản chất của việc giết người lên trên hệ quả.
⇒ 2 trường phái triết học đạo đức:
- Consequential: Đánh giá tính đạo đức dựa trên kết quả/ hậu quả của hành động đó.
- Một nhánh trong đó là Utilitarianism. (Chủ nghĩa vị lợi). “The right thing to do is to maximise the utility” - Cái gì mang lại nhiều điều tốt cho mọi người thì làm. (cân bằng hạnh phúc, khổ đau, )
- Categorical: Đánh giá tính đạo đức dựa trên bản chất của hành động đó.
https://www.youtube.com/watch?v=_9TO4Vog26I&ab_channel=DuyThanhNguyen
Tình huống ném bom nguyên tử
Nếu bạn là tổng thống Mỹ thì có nên ném 2 quả bom nguyên tử xuống Hiroshima và Nagasaki không?
- Hậu quả: Chết rất nhiều người, nhưng những ng đó không liên quan tới mình.
- Ưu điểm:
- Mỹ nâng cao vị thế trên trường quốc tế.
- Đe dọa được các đối thủ.
- …
⇒ Tùy từng người tùy từng quan điểm sẽ có những cách lựa chọn khác nhau. Đôi khi những chính trị gia sẽ đứng trước những quyết định rất khó xử. Nhưng như Winston Churchill đã từng nói: “Không có bạn bè vĩnh viễn, không có kẻ thù vĩnh viễn. Chỉ có lợi ích quốc gia là vĩnh viễn”.
Luận đề Heinz
Heinz là một người đàn ông bình thường và đã kết hôn. Một ngày nọ, vợ anh bị bệnh và sắp chết. Tuy nhiên, có một loại thuốc đã được sản xuất bởi một dược sĩ địa phương, được bảo đảm là sẽ cứu sống cô ấy. Nguyên liệu thô khá đắt và có giá 100 bảng, nhưng dược sĩ đã bán thuốc với giá 1000 bảng. Heinz đã đến tất cả bạn bè và gia đình của mình để vay tiền nhưng chỉ có thể gom được 200 bảng. Anh ta đưa 200 bảng cho dược sĩ và hỏi mua thuốc với giá 200 bảng hoặc trả theo từng đợt. Dược sĩ từ chối nói rằng đó là phát minh của mình và anh ta đã làm việc chăm chỉ để nghiên cứu ra loại thuốc đó, mất rất nhiều thời gian cũng như nỗ lực rất nhiều. Anh ta cảm thấy mình xứng đáng với lợi nhuận từ công việc khó khăn của mình. Heinz cố gắng thuyết phục anh ta nhưng anh ta không hề lay chuyển. Anh bỏ đi, biết rằng vợ mình sẽ chết nếu không có thứ thuốc đó.
Mức độ phân tích Phải - Trái - Đúng - Sai. Bạn nghĩ rằng, hành động của Heinz sẽ là gì? Có nên đi ăn trộm hay không? Có thì tại sao mà Không thì tại sao?
Câu trả lời “Có” hay “Không” không quan trọng. Người ta sẽ nghe về lập luận của bạn để đoán xem sự trưởng thành của bạn đang ở mức nào:
- Chỉ quan tâm tới lợi ích của bản thân, không suy luận dựa trên quy ước xã hội.
- “Heinz có thể đi ăn trộm nhưng đừng để bị bắt”
- “Heinz không nên đi ăn trộm vì nếu bị bắt vào tù sẽ bị đánh chết, mà khi ăn cắp cũng chưa chắc cứu được vợ”.
- Quan tâm tới việc cộng đồng nhìn nhận mình ntn, dựa vào quy ước xã hội:
- “Heinz nên ăn cắp, nếu không sẽ bị mang tiếng là không hết lòng vì người khác”
- “Heinz không nên ăn cắp vì đó là hành vi vi phạm pháp luật.”
- Quyết định đến từ nhận thức và nguyên tắc đạo đức, mà không bị ảnh hưởng bởi quyền lực/ ham muốn lợi lộc/ hay nhu cầu được tán thưởng và chấp nhận. Lời giải phù hợp hơn để giải quyết xung đột về công bằng và công lý.
- “Heinz nên đi ăn cắp, vì cứu mạng sống là nguyên tắc đạo đức cao nhất và cần được ưu tiên hơn”
- “Heinz không nên ăn cắp vì người khác cũng cần thuốc như vợ ông ta và mọi mạng sống đều đáng giá như nhau.”
⇒ Câu chuyện này làm mình nhớ tới việc đi vào thang máy của công ty mỗi giờ cao điểm. Mọi người nếu muốn xuống thì sẽ bấm thang máy đi lên, sau đó lên tầng 24 rồi lại đi xuống. Tuy nhiên anh mình thì nhất quyết không chịu vào. Vì anh giải thích là: Nếu trên tầng có người đang phải đi cấp cứu, mà vì m vào thang đó → thang nặng gần quá tải → Nó bỏ qua tầng đó luôn (lý do thỉnh thoảng bị đổi thang), như vậy sẽ gây ra hậu quả xấu.
Tại sao tội phạm giết người lại vẫn có luật sư bào chữa?
- Lý do là bởi vì: Mọi sinh mạng đều đáng giá như nhau. Người tù kia sẽ chưa phải là tội phạm giết người khi chưa có quyết định cuối cùng của tòa án. Có rất nhiều vụ án đã xử sai, vu oan sai và được làm rõ bởi luật sư. ⇒ Đừng kết luận vội vàng. Phải - Trái - Đúng - Sai rất dễ bị đánh đồng/ hiểu nhầm.
Links
- https://afamily.vn/ban-co-dam-hi-sinh-1-nguoi-de-cuu-5-nguoi-thi-nghiem-dao-duc-noi-tieng-khien-nhan-loai-tranh-cai-gan-1-the-ky-van-chua-co-loi-giai-20201023165529673.chn
- https://vietwriter.vn/blog/trolley-problem-ban-co-giet-1-nguoi-de-cuu-5-nguoi/
- https://cand.com.vn/Nhan-dam/Tai-sao-ban-lai-be-ghi-con-tau-i548777/
- Khóa học Triết học của đại học Havard