Tôi tự học

🚀 The Book in 3 Sentences

  • Cuốn sách bàn về Học thức và Cách học. Cho chúng ta rất nhiều lời khuyên có ích trên con đường tìm kiếm học thức.
  • Học:
    • Theo chiều rộng để có cái nhìn bao quát, tổng quan, tránh được thiên kiến, đầu óc mở mang, tránh óc hẹp hòi.
    • Theo chiều sâu để trở thành người có ích, thực dụng. Đào sâu để thấy mọi thứ đều liên kết với nhau.
  • Đọc:
    • Đọc để hiểu mình.
    • Đọc cần có chọn lọc, chỉ đọc sách đã vượt qua được sự đào thải của thời gian.
    • Đọc nhưng không chỉ đọc, mà phải biết phê bình.

🎨 Impressions

How I Discovered It

  • Đọc phải biết tuyển chọn =)) Chỉ đọc sách xuất sắc trong lĩnh vực của nó. Vì thời gian ta có hạn.

Who Should Read It?

☘️ How the Book Changed Me

How my life / behaviour / thoughts / ideas have changed as a result of reading the book.

  1. Chỉ đọc sách hay, sách đã chịu được sự thử thách của thời gian.
  2. Đọc sách cần phải có phản biện: (1) Đọc với sự thiện cảm để hiểu được tác giả. (2) Đọc với tư cách đối phương để bới móc ra chỗ dở và phê bình. (3) Đọc với tư cách luật sư, tìm ra lý lẽ để bênh vực nó.

✍️ My Top 3 Quotes

Con chiên ăn cỏ đâu phải để nhả cỏ, mà là để biến thành bộ lông đẹp. Con tằm ăn dâu, đâu phải để nhả dâu, mà là để nhả tơ.

📒 Summary + Notes

Người học thức, tức là người thà biết ít mà thật biết những gì mình biết, còn những gì mình không biết, thì cũng biết rõ là mình không biết. “Không có sự dốt nát nhục nhã bằng tin tưởng rằng mình đã biết trong khi mình chưa biết”. Văn hóa là một vấn đề thuộc phẩm chứ không phải thuộc lượng.

Càng biết rộng càng hay, càng biết sâu càng quý. Một cái học về bề rộng mà kém về bề sâu, là một cái học nông nổi phù phiếm. Một cái học về bề sâu nhưng kém về bề rộng, là một cái học câu chấp hẹp hòi. Cả hai đều là thiếu sót cả. Có được một cái học rộng rãi thì tránh được nạn thiên kiến chấp nhất. Có được một cái học chuyên môn thì cái học của mình mới biến thành thực dụng. Điều hòa được cả hai lối học ấy là thực hiện được mức cao nhất của công trình văn hóa của mình.

Đọc sách và biết đọc sách rất cần, nhưng chính mắt thấy tai nghe, biết nhìn xem và quan sát, biết suy nghĩ và phê bình những sự việc chung quanh ta hằng ngày lại càng cần hơn. Cái lợi của sách là giúp cho mình suy nghĩ, chứ không phải suy nghĩ thế cho mình.

Học cũng như ăn. Tuy là cần thiết cho tất cả mọi người, nhưng không phải món ăn nào cũng hợp cho tất cả mọi người. Có kẻ ăn mau tiêu, có người ăn lâu tiêu: sức tiêu hóa của mỗi người mỗi khác. Lớn ăn khác, nhỏ ăn khác; mạnh ăn khác, đau ăn khác; ở xứ nóng khác, ở xứ lạnh ăn khác. Có phương pháp học, lợi cho người này, nhưng không lợi cho người kia.

WHY

Tại sao chúng ta cần phải Học?

Học là để cho đầu óc và tâm hồn càng ngày càng cao hơn, rộng hơn… Có cao, có rộng thì mới tránh được cái nạn thiên kiến, chấp nhất của những đầu óc hẹp hòi.

Người có văn hoá cao là người mà tâm hồn thật cao rộng, dung nạp được tất cả mọi ý kiến dị đồng, không có những thành kiến hay tư tưởng một chiều, bao giờ cũng nhìn thấy tất cả mọi bề mặt và bề trái của sự đời.

Học rộng sẽ giúp ta đi từ “tuyệt đối luận” qua “tương đối luận”, biết vượt lên trên những lập trường eo hẹp hạn định của một hệ thống tư tưởng hạp với mình để thông cảm với những hệ thống tư tưởng khác không hạp với lòng ưa thích của mình.

WHAT

Thế nào là người có học thức?

Học là để biết. Biết, mà không thực hành được, cũng chưa gọi là “biết”. Tri và Hành cần phải hiệp nhứt mới được gọi là người “có học thức”.

Vậy, ta phải dành chữ “học thức” cho những bộ óc thông minh biết đồng hoá với những điều mình đã học. Như thế thì, học nhiều và học thức không giống nhau

Tóm lại, người học thức không phải cần biết thật nhiều, mà cần phải thật biết những gì mình đã biết. Biết, thì biết là mình biết, không biết thì biết là mình không biết, ấy mới là thật biết. Học thức là một vấn đề thuộc “phẩm”, chứ không phải thuộc “lượng”.

Người có học thức, là người đã thần hóa những cái học của mình.

Học rộng và Học sâu, nên theo cái nào?

Người trí thức cần phải có một cái học rộng rãi để khỏi phải bị thiên kiến trong khi nhận xét và phê bình… Nó có những cái lợi to tát này là nó đào tạo cho ta có được một cái nhìn bao quát, không thiên kiến, trí óc và tâm hồn rộng rãi, hiểu được người chung quanh, không có tinh thần quá khích.

Cái học chuyên môn thì có lợi nhiều cho xã hội, khiến cho công việc làm càng ngày càng trở nên tinh tiến, mau lẹ, nhưng nó có cái hại là thường hay biến con người thành bộ óc hẹp hòi, và bị sai ngoa vì nghề nghiệp.

Cả hai. Học rộng để không bị thiên kiến, học sâu dể đóng góp cho xã hội. Một khi đã học vào chiều sâu, ta sẽ thấy mọi thứ trong cuộc sống liên kết với nhau, không khác gì học rộng cả.

HOW

Học và hiểu về bản thân

Trong tất cả cái học trên đời này, cái học về mình là quan trọng nhất. Cần suy nghĩ, nghiền ngẫm đến con người nói chung và của mình nói riêng, tìm hiểu một cách sâu sắc tinh tế những tình cảm của ta, những cách suy nghĩ và hành động của ta… Phải để ý quan sát tìm hiểu ý nghĩa và từng cử động của con người trong khi mình giao thiệp với họ, từ cái tiếng cười hay câu nói, trong cái lặng thinh hay liếc mắt đều có một cái gì biểu lộ được cái sâu kín của cõi lòng…

Biết tuyển chọn

Học, cần phải biết tuyển chọn. Tuyển chọn, tức là phê phán, quyết định và lọc lại trong mớ sách ngổn ngang chồng chất trong các nhà sách những sách nào hạp với mình và cần thiết cho nhu cầu hiện thời của mình. Không lựa chọn, đụng đâu đọc đó, là làm tản mác tinh thần mà cũng không hiệu quả vào đâu cả.

Đừng bao giờ đọc những bài văn bây giờ, nhất là vừa mới viết, do những ngòi bút mới lạ. Đừng đọc sách mới xuất bản. Phải để cho thời gian đào thải… Ngày giờ ta rất ngắn ngủi: đừng thèm đọc những sách chưa chịu nổi thử thách của thời gian.

Biết từ chối, sống đời đơn giản

Muốn có được một học vấn uyên thâm, cần phải tránh những cơ hội làm cho tinh thần tản mác trong một đời sống quá phiền phức.

Phải biết bênh vực cái thời giờ quý báu của ta. Biết từ chối, đó là một sức mạnh của tâm hồn. Đừng sợ làm phật lòng kẻ khác bằng sự từ chối khéo léo: mình đã chẳng những làm lợi cho mình mà cũng không làm bận cho người.

Lầm cái phụ với cái chánh, lầm hình thức với nội dung, có thể nói đó là cái thông bệnh của phần đông người đời nay vậy.

Óc sáng suốt

Muốn có được luôn luôn một đầu óc sáng suốt phải biết tập cho mình cái thói quen tìm ngay cái ý chánh, biết phân biệt liền cái gì là yếu điểm với những gì là phụ thuộc, nhất định không bao giờ để mình bị lôi cuốn theo những đề phụ… mỗi khi đọc sách, xem tranh, làm văn, xem kịch hay nghe diễn thuyết… Nhất là khi đọc sác

Nếu ta thi hành nguyên tắc “nhất dĩ quán chi” này một cách trung thành trong mỗi khi đọc sách hay làm văn, lâu ngày ta sẽ tạo cho ta một thói quen rất tốt là bất kỳ đứng trước một việc gì phiền phức bực nào cũng không bao giờ để tinh thần mình bị lôi cuốn vào những chi tiết chi ly vụn vặt, không phân biệt được cái gì chánh cái gì phụ…

Óc nhận xét

Bất kỳ gặp một cơ hội nào cũng đừng bỏ qua: hễ thấy những vật giống nhau, cần phải tìm những chỗ dị đồng của nó. Không bao lâu ta sẽ thấy sự nhận xét của ta càng ngày càng tinh mật một cách hết sức mau lẹ.

Phương pháp giúp cho ta có nhiều sáng kiến và suy tưởng là phương pháp đối chiếu, phép dùng mâu thuẫn.

Đọc sách

Đọc sách như thế nào?

Đọc sách mà có lợi cho tinh thần là khi nào mình biết vận dụng tất cả năng lực và năng khiếu của mình, nhận thức được rõ ràng những ý kiến sâu thẳm của lòng mình và đem ra so sánh với những ý kiến dị đồng của tác giả, biết sắp đặt lại những ký ức của mình, biết trầm ngâm suy nghĩ, biết làm việc có phương pháp, tóm lại, biết thảo luận và thông cảm với tác giả quyển sách mình đọc, đó là biết cách đọc sách đấy.

Sách hay, tức là sách bắt ta suy nghĩ, bắt ta thương-xác, bắt ta hoài nghi và đặt lại vấn đề.

Lựa chọn sách

Sách nào quá dài, tốt hơn đừng đọc. Hãy đợi khi mình đã có được một luồng mắt thống quan rồi, bấy giờ sẽ đọc đến những sách trường gian của những nhà nghiên cứu và chuyên môn.

Kế đó nên loại trừ những sách buồn chán. Sách học mà trình bày một cách buồn tẻ khô khan là sách không nên đọc. Mất thì giờ, mất hứng thú, thật không kết quả gì. Và sau cùng, hãy loại trừ những sách khó hiểu. Sách khó hiểu, là sách của hạng tác giả không biết mình nói cái gì. Phần đông họ là những kẻ có đầu óc mù mờ, cho nên họ luộm thuộm, nói cái gì cũng chả ra cái gì.

Tóm lại, cần phải loại trừ những sách dài lê thê bất tận, những sách buồn chán, những sách đọc khó tiêu.

Chỉ đọc những cuốn sách đã chịu được sự thử thách của thời gian. Chỉ đọc tác phẩm hay, xuất sắc trong lĩnh vực của nó.

Thế nào là một cuốn sách hay?

Có một đặc điểm này để nhận thấy cái hay của một quyển sách, bất cứ là một quyển sách loại gì, là càng đọc đi đọc lại chừng nào, càng thấy nó rộng rãi sâu xa chừng nấy.

Những quyển sách khêu gợi được ta nhiều ý nghĩ đột ngột, lạ lùng và mới mẻ, dù ta không thể nhìn nhận tư tưởng của tác giả, ta cũng không sao tránh khỏi những bâng khuâng và hoài nghi, hoặc trong nhất thời đưa đến cho ta những vấn đề mà xưa nay ta chưa từng để ý đến, – đều là những thứ sách làm giàu thêm cho ta về kinh nghiệm, về tư tưởng và về tài liệu. Những thứ sách ấy cũng được xem là sách hay.

Những sách “gối đầu giường” phải là những bộ sách mà bất cứ ở hoàn cảnh nào đều có thể giúp cho ta một vài ý tưởng thích nghi và an ủi; những sách đưa ta lên cao bằng những tư tưởng thanh thoát hay những gương mẫu của những bực anh hùng vĩ nhân trong nhân loại; những sách giúp cho ta biết hoài nghi suy nghĩ thêm, biết đặt vấn đề, biết làm cho lòng ta nhẹ nhàng và phấn khởi, khôn ngoan và trong sạch hơn.

Một cuốn sách hay càng đọc càng thấy rộng rãi sâu xa. Có thể đọc đi đọc lại nhiều lần mà đều cho ta những ý tưởng mới.

Đọc sách để tìm ra mình

Phật tổ ngày kia lấy ngón tay chỉ mặt trăng mà bảo các đệ tử: “Kìa là mặt trăng! Các đệ tử hãy ngó theo ngón tay ta thì thấy. Nhưng, nên nhớ: ngón tay ta không phải là trăng. Những lời giảng của ta về Đạo cũng vậy. Các con cứ nghe lời ta giảng mà tìm Đạo. Nhưng nên nhớ: lời giảng của ta không phải là Đạo”

Làm bạn thì nên làm bạn với những kẻ cao hơn mình về tài đức, đọc sách nên đọc những quyển sách cao hơn trình độ tư tưởng của mình thì mới mong tiến bộ mau trên con đường trí thức.

Đọc tiểu thuyết

Theo Georges Duhamel, trong Défense des Lettres, thì thể văn tiểu thuyết tuy khác nhau nhiều, nhưng kể về loại thì chỉ có 2 loại: một loại cốt làm cho ta quên cuộc đời đang sống của ta đây, và một loại khác cố gắng soi sáng và làm cho đời sống trong thực tế của ta trở nên có ý thức hơn.

Đọc tiểu thuyết, nhất là tiểu thuyết tâm lý hoặc kịch, là để xem người ta bày giãi tâm trạng con người qua nhiều khía cạnh trong khi tiếp xúc với đời để giúp cho ta suy nghĩ việc đời một cách sâu sắc hơn.

Những tiểu thuyết hay bao giờ cũng đặt cho ta nhiều nghi vấn về cuộc đời… và bắt ta suy nghĩ.

Đọc sách Sử

Đọc sử cần phải biết tránh sự xuyên tạc của nhà viết sử.

Vậy, trước một câu chuyện nào bất luận, ta phải tự hỏi: - Ai thuật lại chuyện đó? - Người thuật lại chuyện đó có thuật lại rõ ràng câu chuyện của họ thuật chăng? - Người đó có thể tin cậy được chăng? - Người đó có phải là người hay quả quyết suông những chuyện vu vơ, và họ làm thế là để thích ra mặt sành chuyện hơn người không? - Người ấy có quyền lợi gì để dối mình hay dối người chăng?

Phần đông con người có tánh hay thuật lại một câu chuyện không phải y như nó đã xảy ra, mà là theo cái ý tưởng tượng muốn cho nó phải xảy ra như thế nào… Phần nhiều, những “tiếng nói lịch sử” là do toàn trí tưởng tượng của nhà viết sử tạo ra. Họ tiểu thuyết hoá hay thi vị hoá cả mọi sự việc của họ nghe thấy. 3. Tìm sự đích xác của chứng cứ

Học viết

Học viết, biết đem ý tưởng của tiếng nói nước này sang qua tiếng nói của một nước khác, biết hướng mình trong thời gian và không gian, biết phân biệt được những gì có thể chứng minh được bằng lý luận và thực nghiệm với những gì không thể chứng minh được, biết đào luyện óc sáng tác, biết tổ chức lại tư tưởng của mình cho có trật tự và nhất trí bằng triết luận. Và phải chăng đó là một chương trình kể ra khá gọi là đầy đủ cho những người có cao vọng tạo cho mình một cơ sở học vấn có căn bản. Nhưng chương trình học tập này cần phải bổ túc bằng hai điều kiện này nữa là: Phải tìm cách nhận thức ngay sự vật bằng mắt thấy, tai nghe, bằng du lịch; Đào luyện cảm giác và tình cảm bằng cách sống trong cảnh thiên nhiên và bằng nghệ thuật.

Văn là người. Người mà tâm hồn chất phác thật thà thì văn cũng chất phát thật thà. Tư tưởng mà được hàm dưỡng, thì lời văn hàm súc sâu xa. Cho nên học làm văn, cần phải học làm người trước.

Học dịch

Muốn dịch văn cần phải nhớ hai nguyên tắc chính này: Phải đi từ cái chung đến cái riêng, tức là đi từ cái ý chính của đoạn văn mà tìm hiểu ý nghĩa những chi tiết, những từ ngữ, những bút pháp của tác giả đã dùng để biểu diễn tư tưởng của mình. Vì vậy, đừng có lật đật tìm tự điển mà phải lo đọc trước cho thật kĩ bài văn, đọc đi đọc lại đôi ba lần cho đến khi nào thoáng hiểu được cái thâm ý của tác giả, đạt được cái ý chính của đoạn văn, bấy giờ sẽ tìm hiểu cái vai trò của mỗi câu trong đoạn văn và cái ý nghĩa của từng chữ trong câu văn. Sau đó mới tìm những danh từ tương đồng để dịch ra cho sát ý.

Những điều cần có

Đào sâu vào Triết học

Tạo cho mình có được một đầu óc khoa học là phát huy được cái khiếu ham chứng minh và lý luận, đồng thời phân biệt được rõ ràng thế nào là một chứng minh luận cứ, thế nào là một thực nghiệm.

Triết luận là tìm một phương hướng, một thái độ trước sự phiền phức của cuộc đời. Tìm hạnh phúc, tránh đau khổ và tìm hiểu những nguyên nhân đã tạo ra cái khổ, đó là mục tiêu của triết lí.

Sứ mạng của Triết học là nhắm vào sự thỏa mãn óc thống quan của con người, tổng hợp lại những gì rời rạc, mâu thuẫn trong đời. nhìn cuộc đời một cách cao xa và rộng rãi hơn như người đứng trên núi cao mà nhìn khắp chân trời…Vì vậy, nhờ óc triết học, người ta thấy được sự liên lạc giữa các sự vật, vì bao giờ họ cũng có cái nhìn bao trùm. Khoa học thì thiên về óc phân tích hơn, triết học thì chuyên về óc tổng quan hơn.

Bắt đầu các bạn nên khởi bằng Tâm lý học, rồi tiếp đó Luận lý học và Luân lý học. Đó là hệ thống mà người ta đã dùng trong các lớp triết học.

Biết xúc cảm

  • Sống cho người khác
  • Tìm đến văn nghệ
  • Sống giữa cảnh vật thiên nhiên.

Nguyên tắc làm việc

  1. Làm từ dễ đến khó.
  2. Làm đều đều, không gián đoạn.
  3. Học từ những thứ cơ bản đến nâng cao. Build up from foundation principles.
  4. Biết lựa chọn
  5. Quý thời gian của mình, sống kỷ luật.
  6. Biết dùng thời giờ làm việc và tiết kiệm từng phút một.
  7. Làm việc gì thì hãy làm cho hoàn tất, đừng phải trở lại một lần thứ hai.
  8. Muốn làm việc cho nó hiệu quả phải có một sức khỏe dồi dào