Chia sẻ về Sự đọc
Tản mạn
Mình không biết tại sao, nhưng từ nhỏ mình đã rất thích đọc =)) Hồi nhỏ chủ yếu mình đọc truyện tranh, đọc sách giáo khoa của mình/ chị gái hoặc các sách/truyện thập cẩm mà mình kiếm được trên mạng =)) Tuy nhiên, ngày đó mình đọc rất thụ động, chỉ là đọc chơi chơi, và chẳng giữ được lại gì trong đầu.
Năm 2018, mình đọc được cuốn sách Tuổi trẻ đáng giá bao nhiêu của chị Rosie Nguyễn. Cuốn sách này đã ảnh hưởng rất nhiều tới mình. Trong cuốn ấy, chị Rosie Nguyễn khuyên người trẻ nên tập trung vào ba thứ: Học, Làm và Đi. Ở phần Học, chị nói nhiều tới việc đọc sách: Đọc cái gì, đọc ở đâu, đọc như thế nào, áp dụng ra sao, … Thói quen đọc sách của mình cũng thay đổi từ đó.
Về sau khi đi làm, mình càng nhận ra tầm quan trọng của việc đọc. Đọc để nâng cao kiến thức, để mở rộng tam quan, tránh được các thiên kiến, hay đơn giản hơn, như bác Giản Tư Trung có nói trong cuốn Đúng Việc: Đọc là để Có một trái tim giàu lòng trắc ẩn, biết rung động trước cái đẹp, biết thổn thức trước nỗi đau của đồng loại, biết phẫn nộ trước cái sai, cái xấu và cái ác, để hiểu mình, để tránh đặt mình vào tình trạng ấu trĩ, vô minh mà lại không hề biết.
Mình cũng đã từng làm 1 slide nói về Sự học, Sự đọc và Sự chia sẻ. Nếu có thời gian, bạn cũng có thể xem chơi =))
Bài viết này tổng hợp “kiến thức cần biết” về Sự đọc. Hy vọng có thể góp một viên gạch vào con đường đọc sách của bạn =))
I. Cách chọn chủ đề để đọc
Một câu hỏi mà mình rất hay được hỏi, đó là: “Em trước giờ không có thói quen đọc sách, giờ em muốn tập thói quen này, thì em nên đọc cái gì ạ? Anh có quyển nào tạo động lực đọc sách không?“. Trước thì chắc mình sẽ tìm 1 vài cuốn mà mình thấy hay, sau đó recommend cho các bạn. Nhưng về sau mình nhận ra là: Động lực tới từ bên ngoài thì sẽ khó để duy trì lâu dài. Chỉ khi nào động lực đó tới từ bên trong thì mới có thể khiến người ta thực sự thay đổi được.
Trong cuốn Atomic Habit, James Clear có trích dẫn một lời khuyên mà mình thấy rất tâm đắc:
Read what you love until you love what you read.
Nếu bạn muốn bắt đầu đọc, hãy chọn những chủ đề mà bạn thực sự thích. Bạn thích Lịch sử thì có thể đọc Chuyện nhỏ trong thế giới lớn, Sapiens - Lược sử loài người, … Bạn thích Trinh thám thì có thể đọc Đề thi đẫm máu - Lỗi Mễ, Đừng nói chuyện với cô ấy - Ngộ Cẩn, Pháp y Tần Minh hay những cuốn của Tử Kim Trần. Bạn quan tâm tới sức khỏe thì có thể đọc Nhân tố Enzyme, Để Yên Cho Bác Sĩ Hiền - Ngô Đức Hùng, …
Sách thì chia thành nhiều category lớn nhỏ khác nhau, bạn có thể tham khảo ở đây: Books classification để tìm ra được chủ đề phù hợp cho mình. Sau khi tìm chủ đề xong rồi, thì sẽ đi check thử một số recommended book cho chủ đề đó, và bắt đầu đọc thôi.
Đây chính là mấu chốt của việc hình thành thói quen: Make it easy. Vì bạn hứng thú với nó, nên việc bạn đọc cũng sẽ thấy thú vị hơn.
II. Nguồn đọc
Mình có 1 vài câu chuyện thú vị về việc tiêu tiền =)) Một trong số đó là: Tôi đã tiêu 100k đáng giá nhất như thế nào?
Nói lan man thì dài, nhưng đại ý là mình đã dùng 100k để mua tài khoản download sách ở Hội yêu đọc sách Kindle Việt Nam. Ebook ở đây rất chất lượng, làm chỉn chu, có footnotes, cover, mục lục đầy đủ, phân cách dòng rất phù hợp. Điều này tạo cảm giác thoải mái khi đọc, làm tăng trải nghiệm đọc của mình lên.
Nếu bạn không thích đọc ebook/ dùng Kindle, bạn vẫn nên tham gia vào group này =)) Đơn giản là vì đây là một cộng đồng lớn, gồm những người thích đọc sách. Đó chính là bộ lạc của mình =)) Bạn có thể thoải mái trao đổi, giao lưu, xin recommend về những cuốn sách khác nhau của 1 chủ đề.
Bạn có thể đọc thêm ở Reading Resource - Nguồn sách - Nơi mình lưu trữ một số Reading Resource/Recommended Books khác nhé.
Khi nhận được recommend book, mình thường không đọc luôn, mà sẽ verify lại xem cuốn đó có thực sự đáng đọc hay không :v Rule của mình là:
- Chỉ đọc cuốn đó với điều kiện: cuốn này được rate > 3.8 stars + nhiều hơn 10k ratings ở trên Goodreads.
- Các cuốn thỏa mãn điều kiện trên sẽ add vào list TO-READ
- Khi pick sách để đọc sẽ xem nó phù hợp với mục tiêu trong năm hay không.
II. Cách đọc
1. Reading Levels
Đọc sách có nhiều level: Reading levels⭐.
Notes
Link to original
- Read - 20%
- Read and Highlight - 20-40%
- Kindle
- Audible and max speed.
- Chất lượng hơn số lượng:
- Audible to scan to get ideal + content of book.
- Read by using Kindle + Highlight + Sync to Notion
- Use Readwise to sync, remind all highlights
- Dùng mindmap để tóm tắt lại cuốn sách. Cấu trúc có thể dùng đúng cấu trúc của quyển sách.
- Nâng cao: Ghi lại suy nghĩ của mình, đưa góc nhìn cá nhân của mình về quan điểm trong cuốn sách.
- Tạo 1 cái wiki: Kinh nghiệm chuyên môn, Kinh nghiệm giao tiếp, Kĩ năng sống, …
Không cần biết bạn đang ở level nào, nhưng hãy cố gắng để nâng cao level hơn nhé =))
Một số tips được thầy Hồ Quốc Tuấn khuyên nên áp dụng:
- Rời xa điện thoại và buổi tối trước khi ngủ, và đặt một ấn bản giấy.
- Tận dụng Google Trends để bắt được tin drama hot nhất
- Đặt alarm mỗi lần dùng FB, giới hạn tối đa 4 lần dùng trong ngày và không quá 10 phút/lần.
- Hãy tạo một group private 3-4 người cùng sở thích và chí hướng, để chia sẻ thông tin.
- Hãy chọn một công việc bạn thấy có thể phát triển, làm hết mình, cố gắng đọc nhiều, hay đi nói chuyện với nhiều người về công việc đó
Một tip khác mà mình khá thích, được chia sẻ từ BlogHocTap, đó là sắp xếp thời gian đọc sách dựa vào Năng lượng tinh thần: Dựa vào mức độ năng lượng tinh thần ở từng thời điểm trong ngày, mình sẽ lựa chọn loại sách đọc phù hợp. Sách khó đọc khi năng lượng tinh thần cao, sách đơn giản hơn thì đọc khi năng lượng tinh thần thấp dần. 💪
2. Reading Workflow
Với mình, khi đọc sách, mình đang follow theo Workflow này: Reading Workflow
Notes
Link to original
3 Steps:
- Capture: Capture lại tất cả những gì có ý nghĩa với mình.
- Review: Xem lại những thứ đã capture. (via Readwise email)
- Integrate: Áp dụng vào đời sống, linking với các kiến thức khác.
Integrate to Second Brain:
- Summarize the book by your own words.
- Extract atomic concepts
- Growth: Connecting with other concepts.
Mình đọc chủ yếu từ 3 nguồn chính: Kindle (Sách) + Web (Articles) + Telegram (Insight).
- Với Kindle, mình sử dụng Obsidian Kindle Plugin to sync Kindle Highlights to Obsidian
- Với Web Articles:
- Sử dụng Instapaper để save lại các posts/articles (Read It Later), sau đó có thể đọc trên Máy tính/ Điện thoại.
- Sử dụng Hypothesis plugin to sync Web Annotations to Obsidian: Highlight/Annotate trên web → Đồng bộ sang Hypothes.is Database → Call API để sync về Obsidian
- Với Telegram, mình thường move tin nhắn vào Saved messages, sau đó sử dụng custom script để đưa nó về Obsidian.
Capture vào Kindle ⇒ Move sang Obsidian/Notion ⇒ Review qua email ⇒ Chia sẻ/ Áp dụng vào đời sống.
3. Make a book your own
- Nếu chỉ Highlight và Underlining những đoạn trích hay thì sẽ khá là vô dụng. Vì đó là tiếp thu kiến thức 1 cách bị động. Hãy khiến não bộ của bạn phải suy nghĩ, như thế ta mới có thể nhớ được thông tin đó.
- Đó cũng là cách mà Nicolas Luhman, tác giả của phương pháp Zettelkasten Method suggest:
Found most valuable in the text on a separate note card.
- Viết bài về từng cuốn sách. Có thể là bài tóm tắt lại những gì đáng nhớ trong cuốn sách, hoặc những cảm xúc, suy nghĩ, quan điểm mà cuốn sách mang lại cho bạn. Làm gì cũng được, nhưng hãy “make a book your own”.
- Không có cách gì đơn giản để ghi nhớ kiến thức hơn là việc đem đi chia sẻ với mọi người.
Related
- Tôi tự học ⭐⭐⭐⭐