Tư duy, Nhanh và Chậm
Cuốn sách bàn về Sự phán đoán và Ra quyết định, cũng như sự sai lệch của trực giác trong trí óc con người.
I. Đặt vấn đề
Nguyên nhân, mục đích
- Chúng ta thường bị ảnh hưởng bởi kiến thức, kinh nghiệm, trực giác khi đưa ra các quyết định.
- Khi dành nhiều thời gian cho 1 thứ gì đó, vd hàng ngàn giờ chơi cờ vua, ngồi code, .. ta dễ sinh ra trực giác nghề nghiệp. ⇒ Trực giác cũng chỉ là kiến thức, kinh nghiệm.
- Con người có xu hướng chú tâm vào những thứ mà họ dễ dàng truy cập trong trí nhớ của mình hơn là những vđ khó khăn, phức tạp.
- Khi đối mặt với 1 câu khỏi khó, thay vì trả lời trực tiếp vào câu hỏi, chúng ta thường trả lời bằng 1 câu hỏi dễ hơn, và chúng ta ít khi nhận ra sự hoán đổi đó.
- Thường phán đoán dưới sự thiếu chắc chắn: Suy nghiệm và Sai lệch.
Mục tiêu
-
Giúp mọi người hiểu về cách não bộ ta vận hành, và làm thế nào để “công bằng” nhất khi đưa ra các quyết định, mà không “phán xét” quá nhanh.
-
Tập hợp sai lệch trong tư duy trực giác, từ đó dự trù khả năng cho các sự kiện, tiên đoán tương lai và đặt ra các giải thuyết và ước lượng tần suất.
II. Hai hệ thống
1. Hệ thống 1
- Cơ chế nghĩ nhanh, tự động, cảm tính, rập khuôn, hầu như không đòi hỏi sự nỗ lực, cố gắng, không tự động kiểm soát.
- Cảm tính:
- Có thể hiểu ngôn ngữ và đưa vào hệ thống quy chuẩn của từng phạm trù, định ra chuỗi giá trị hợp lý. (Vd như con chuột phải nhỏ hơn con voi, xe oto không biết bay, …) cũng như tình huống điển hình trong phạm trù đó.
- Khi gặp các từ tối nghĩa (vd “cứng đầu”), Hện thống 1 sẽ tìm cách diễn giải bằng nhiều cách khác nhau.
- Đi tắt đón đầu. WYSIATI - Bạn chỉ thấy những gì mà bạn biết.
- Rất giỏi trong việc tìm kiếm các quan hệ nhân quả.
- Nhiệm vụ: Nhìn và Định hướng.
- Duy trì và cập nhật 1 hình mẫu về thế giới riêng của bạn, là hình mẫu đại diện cho những điều bình thường trong thế giới đó.
- Khi chưa có câu trả lời, Hệ thống 1 thường đoán đại ra 1 cái =)) dựa trên kinh nghiệm cá nhân.
2. Hệ thống 2
- Cơ chế nghĩ chậm, đòi hỏi nỗ lực, dùng logic, có tính toán và ý thức. (Thường làm ta nghĩ đây là cái tôi, bản ngã)
- Đòi hỏi sự chú ý, kiểm soát, nỗ lực, bao gồm cả những phép tính phức tạp. (Vd khi suy nghĩ 1 lập luận phức tạp thì mn thường ngồi xuống, im lặng, ..)
- Hoạt động tuân theo các nguyên tắc, so sánh trên các tiêu chí, đưa ra lựa chọn hợp lý nhất.
- Điều khiển và kiểm soát các suy nghĩ, hành động “được gợi ý” bởi Hệ thống 1.
- Khi Hệ thống 2 bận rộn, chúng ta sẽ tin hầu hết mọi thứ. Nó trở lên lười biếng khi bận rộn.
- Suy nghiệm.
Tương quan
- Hệ thống 1 liên tục phát ra những tín hiệu gợi ý hệ thống 2: Ấn tượng, trực giác, sự chú ý và cảm xúc (Ấn tượng, cảm giác và thiên hướng). Nếu được Hệ thống 2 xác nhận, ấn tượng và trực giác sẽ chuyển thành niềm tin, thái độ, mục đích và thúc đẩy những hành động tự động.
- Nếu Hệ thống 1 gặp 1 tình huống khó khăn mà nó không thể đưa ra lời giải đáp, nó sẽ gọi sự trợ giúp của Hệ thống 2. (Vd khi tính toán 17 x 24).
- Hệ thống 2 được kích hoạt khi một sự kiện bị phát hiện và đe dọa đến hình mẫu thế giới mà Hệ thống 1 đã duy trì.
⇒ Những gì mà chúng ta nghĩ và làm, thực ra là xuất phát từ Hệ thống 1. Hệ thống 2 chỉ nhận trách nhiệm xử lý khi mọi chuyện trở lên khó khăn.
Cách chắc chắn nhất khiến người ta tin vào một suy nghĩ sai lầm chính là sự lặp lại một cách thường xuyên, bởi vì ranh giới giữa sự gần gũi và sự thật rất mong manh.
“Thế giới này ít ý nghĩa hơn so với bạn nghĩ. Sự kết nối hầu hết xuất phát từ cách vận hành đầu óc của bạn.”
“Hệ thống 1 của anh ta dựng lên một câu chuyện và Hệ thống 2 tin tưởng vào điều đó. Đó là điều diễn ra với tất cả chúng ta.”
⇒ Chúng ta cứ tưởng ta là người lý trí, khi đưa ra các qđ. Nhưng vấn đề là là đưa ra qđ dựa trên những thông tin mà hệ thống 1 truyền tới. (Vd vụ lừa đảo chọn cầu thủ số 55)
⇒ Liên tục đặt câu hỏi với chính suy nghĩ của mình sẽ khiến ta rất mệt mỏi. Cơ chế vận hành của Hệ thống 2 thì quá chậm, nên nó không thể đưa ra quyết định liên tục được.
Cách tốt nhất ta có thể làm đó là:
Hãy học cách nhận biết các tình huống dễ nảy sinh sai lầm và cố gắng tránh các sai lầm hiển nhiên hết mức có thể trong các tình huống đã được báo động khẩn cấp.
Cách để ngăn chặn những lỗi sai khởi nguồn từ Hệ thống 1 thực đơn giản trong nguyên tắc: nhận diện các dấu hiệu cho thấy bạn đang ở trong một bãi mìn nhận thức, làm chậm lại, và yêu cầu sự tăng cường từ Hệ thống 2.
III. Suy nghiệm và Sai lệch
1. Quy luật số nhỏ
- Các kết luận được đưa ra với mẫu số là bao nhiêu? Họ đã kiểm tra trên bao nhiêu mẫu rồi?
- Đừng tuân theo quy luật số nhỏ.
2. Các neo đậu
- Xảy ra khi chúng ta cân nhắc với 1 giá trị cá biệt nào đó cho 1 đại lượng không xác định, trước khi ước tính được con số đó. (Ví dụ về việc có sẵn sàng quyên góp 5$ trước buổi họp …)
- Bất cứ con số nào trên bàn đàm phán đều có một hiệu ứng neo đậu lên bạn.
3. Khoa học của tính sẵn có
- Khi chúng ta nhìn, tiếp xúc với thông tin gì, ta thường dễ bị nó ảnh hưởng tới trong các quyết định tiếp theo. Ví dụ: Xem 1 bộ phim về phản gián, sau đó nhìn đâu cũng thấy các âm mưu.
4. Tính sẵn có, cảm xúc và rủi ro
- “Đây là một tầng (thác) giá trị sẵn có: một điều trái với dự đoán, nó bị thổi phồng bởi giới truyền thông và công luận cho tới khi nó tràn ngập trên màn hình TV của chúng ta và trở thành vấn đề bàn luận của tất thảy mọi người.”
5. Luận đề Tom W
- Ta luôn cố dự đoán 1 số việc mà ta không có căn cứ cơ sở. Trong trường hợp đó, hãy bám vào các hệ số gốc.
6. Luận đề Linda: Cái ít hơn là cái giá trị hơn
- Điều nào có thể dễ xảy ra hơn? Mark có tóc. Mark tóc vàng hoe. và: Điều nào có thể dễ xảy ra hơn? Jane là một giáo viên. Jane là một giáo viên và đi bộ tới trường.
- Mọi người có thể dựng lên 1 kịch bản phức tạp và khăng khăng là nó có khả năng xảy ra cao. Không. ⇒ Cái ít hơn là cái giá trị hơn.
7. Những mối quan hệ nhân quả lấn át các phép thống kê
- Trí não của chúng ta có khuynh hướng ngả về những lý giải mang tính nhân quả một cách mạnh mẽ và chúng không xoay xở tốt với “những số liệu thống kê không đáng kể”.
8. Sự hồi quy về mức trung bình
- Ta thường có xu hướng hồi quy 1 giá trị, chuyện gì đó về mức trung bình. Ví dụ 1 người thuyết trình 2 lần. Và ta thấy lần 2 anh này kém ấn tượng hơn do anh ý lo lắng làm chúng ta thất vọng. Trên thực tế có thể là do lần đầu, anh ấy đã thể hiện 1 cách xuất sắc khác thường.
IV. Niềm tin thái quá
1. Ảo vọng về tri thức
- Trong đầu chúng ta có 1 thế giới chưa hoàn thiện. Chúng ta liên tục kì vọng về 1 thế giới tốt đẹp hơn. Những “liên tưởng ngụy biện” thường được sinh ra từ những nỗ lực của chúng ta trong việc không ngừng phán đoán và liên tưởng về thế giới ấy.
- Bản chất của sự ảo tưởng là chúng ta hiểu về quá khứ và chúng ta nghĩ có cơ sở để tiên đoán về tương lai.
- Ví dụ: Chúng ta có quan niệm 1 cầu thủ ném bóng chày phải đạt 1 số tiêu chí như lực lưỡng khỏe mạnh ⇒ Khi thấy 1 anh chàng có vẻ yếu ớt, chúng ta sẽ xem nhẹ năng lực thể thao của anh ta.
- Hitler cưng chó và yêu trẻ nhỏ ⇒ Chúng ta khó tin vì cứ nghĩ: Người tốt chỉ làm việc tốt và người xấu chỉ làm việc xấu.
2. Ảo tưởng về sự vững chắc
- Ảo ảnh Muller-Lyer: Các đường thẳng cùng độ dài nhưng cho ta cảm giác độ dài khác nhau.
3. Trực giác đọ sức với chuyên gia
- Khi con người đọ sức với máy móc, dù cho đó có là John Henry(1) một tay quai búa trên núi đá hay thiên tài cờ vua Garry Kasparov đối mặt với máy tính Deep Blue(2), sự ủng hộ của chúng ta đều dành cả cho đồng loại của mình. Ác cảm đối với các thuật toán tạo ra các quyết định tác động lên con người bắt nguồn từ sự thiên vị mà nhiều người có được qua quá trình tích lũy hoặc cố tình tạo ra.
4. Trực giác chuyên gia
5. Cái nhìn khách quan
6. Động cơ của chủ nghĩa tư bản
V. Những lựa chọn - Kinh tế học hành vi
1. Sai lầm của Bernoulli
- Một món quá giá 10. Sẽ giống với món quà giá 20.
2. Lý thuyết viễn cảnh
- Câu chuyện về việc lựa chọn giữa được 250 và 25% cơ hội không được gì.
- Chúng ta bị tổn thất từ sự ác cảm mất mát cùng cực, nên dễ bị bỏ qua nhiều cơ hội sinh lời.
3. Hiệu ứng sở hữu
- Chúng ta thường có xu hướng giữ chặt những cái gì chúng ta sở hữu.
4. Những biến cố tiêu cực
- Chúng ta thường có xu hướng tránh các nhận thức xấu hơn là theo đuổi những nhận thức tốt.
- Lập luận kinh tế ngụ ý rằng những tài xế taxi nên làm việc nhiều giờ vào những ngày mưa và tự thưởng cho bản thân một vài ngày nghỉ vào những ngày ôn hòa, khi đó họ có thể “mua” sự thảnh thơi ở một mức giá thấp hơn. Tính logic của “sự ác cảm mất mát” cho thấy điều ngược lại: Những người tài xế có một mục tiêu hướng tới cố định hàng ngày sẽ làm việc nhiều giờ hơn khi có các khoản thỏa dụng ít ỏi và trở về nhà sớm khi các vị khách ướt sũng nước mưa đang cầu xin để được đưa tới nơi nào đó.
5. Mô hình 4 phần
6. Các biến cố hiếm
- Chúng ta thường bị đánh lừa bởi các con số nhỏ.
- Ví dụ: 1 liều vắc xin A có 0.0001% nguy cơ khiến trẻ em bị bại liệt mãi mãi. ⇒ Nghe có vẻ như rất nhỏ. Nhưng: Một trong số 100.000 trẻ em được tiêm vắc xin A thì sẽ có 1 đứa trẻ bị bại liệt vĩnh viễn. ⇒ Nó gợi ra hình ảnh 1 đứa trẻ bị bại liệt ⇒ Nguy hiểm hơn.
⇒ Hệ thống 1 nhạy cảm với các cá nhân hơn là với 1 nhóm. Do nó sẽ tưởng tượng ra 1 đứa trẻ bị bại liệt và 99.999 đứa khác không sao
7. Các chính xách/cách giải quyết rủi ro
- Sự đánh giá dựa trên cảm xúc về “lợi ích chắc chắn” và “tổn thất chắc chắn” là 1 phản ứng có cơ chế tự động của Hệ thống 1.
- Người ta có xu hướng các cảm với rủi ro trong phạm vi của những lợi ích, và tìm kiểm rủi ro trong phạm vi của những tổn thất.
8. Giữ vững mục tiêu
- Con người thường hối tiếc nhiều hơn so với những gì họ sẽ thực sự trải nghiệm.
- Vd:
- A mua cổ phiếu của cty X. Trong năm anh định chuyển sang cp của cty Y, nhưng anh đã k mua. Giờ a biết là mình có thể kiếm thêm 1200$ nếu chuyển sang mua cp của cty Y.
- B cầm cp của công ty Y, sau đó lại bán hết sang mua cp của cty X. Giờ đây anh biết mình có thể kiếm thêm 1200$ nếu mình giữ nguyên cp của cty Y.
Người ta dự tính có được những phản ứng cảm xúc mãnh liệt hơn (bao gồm cả hối tiếc) trước một kết quả mà được tạo ra bởi hành động hơn là cùng một kết quả khi nó được tạo ra bởi sự thụ động.
Trong tình huống mạo hiểm: Người ta mong chờ được may mắn nếu họ mạo hiểm và chiến thắng hơn nếu họ tự kiềm chế mạo hiểm và nhận lấy số tiền tương tự.
⇒ Mua cp rồi thì nằm im =)))))
9. Sự đảo lộn
- Bạn bảo rằng đây là một bài phát biểu vượt trội bởi bạn đã so sánh nó với những bài phát biểu khác của cô ấy. Đem so sánh với những người khác, cô ấy vẫn còn non kém lắm.
10. Cấu trúc và thực tế
- Những tổn thất gợi ra những cảm giác tiêu cực mạnh hơn những chi phí.
Ví dụ
- “Một cậu bé bẽn lẽn, sống khép kín. Sẵn lòng giúp đỡ ng khác nhưng không mấy quan tâm tới mọi người hay thế giới xung quanh. Vậy sau này Steve có xu hướng trở thành một anh thủ thư hay một anh nông dân?” ⇒ Chúng ta có xu hướng chọn “a thủ thư” mặc dù về mặt xác suất, số nông dân gấp 20 lần số thủ thư.
- “Hãy nghĩ về chữ cái K. Chữ K thường xuất hiện ở vị trí đầu tiên hay vị trí thứ ba trong một từ?” ⇒ Chúng ta thường phóng đại sự xuất hiện của các chữ cái ở vị trí đầu tiên, nhưng thực tế nó xh nhiều ở vị trí thứ 3.
- Tỷ lệ ngoại tình ở chính trị gia nhiều hơn so với kỹ sư, bác sĩ. ⇒ Chưa chắc, vì do các nhà báo thích khơi gợi ra ch ngoại tình của chính trị gia.
- “Một cây gậy golf và 1 quả bóng giá 1,1$. Nếu giá cây gậy hơn quả bóng 1$, vậy quả bóng giá bao nhiêu?”
- “Moes đã đưa bao nhiêu con vật lên con thuyền cứu thế?”
- Mô tả người: “Đố kỵ - Cứng đầu - Khó tính - Bốc đồng - Chăm chỉ - Thông minh”. Và 1 người “Thông minh - Chăm chỉ - Bốc đồng - Khó tính - Cứng đầu - Đố kỵ”. 2 người này có phải là 1?
- WYSIATI: “Tỷ lệ sống sót sau phẫu thuật một tháng là 90%” nghe hợp lý hơn là “Tỷ lệ tử vong sau phẫu thuật một tháng là 10%”. Tương tự, thịt nguội được “giảm 90% chất béo” sẽ hấp dẫn hơn khi được miêu tả là “chỉ 10% chất béo”.
- Thí nghiệm “Chú khỉ đột vô hình”. Cho 1 chú khỉ đột đi lại trong sân, cùng lúc đó cho 1 đội cheer girls vào biểu diễn.
- Chúng ta hay phải đối mặt với mâu thuẫn giữa: Cố gắng thực hiện 1 yêu cầu, trong khi 1 câu trả lời khác cứ tự động xen vào :v
- Quy luật nỗ lực tối thiểu.
- Sau khi dành cả một ngày khám phá những cảnh đẹp dọc các con phố đông đúc của thành phố New York, Jane phát hiện ra ví tiền của nàng đã biến mất. Khi đọc câu chuyện nhỏ này, chúng ta (và rất nhiều người khác) tham gia vào một bài kiểm tra trí nhớ bất ngờ, từ móc túi được gắn kết với câu chuyện chặt chẽ hơn rất nhiều so với từ cảnh đẹp, mặc dù từ cảnh đẹp mới là từ xuất hiện trong câu văn, còn từ móc túi thì không hề xuất hiện.
- Một số vị khách thăm quan ban đầu đã được hỏi một câu hỏi neo đậu, ví như là, “Bạn sẽ sẵn lòng trả 5 đô-la…,” trước câu hỏi thẳng về việc họ sẽ quyên bao nhiêu đô-la để cứu lũ chim. Khi không có sự neo đậu nào được nhắc đến, các vị khách tại Exploratorium - thường là những người nhạy cảm về môi trường, đã nói rằng họ sẵn lòng chi khoản là 64 đô-la. Khi khoản tiền neo đậu chỉ là 5 đô-la, các khoản quyên góp ở mức trung bình là 20 đô-la. Khi sự neo đậu vượt quá mức 400 đô-la, sự sẵn lòng chi tiền này tăng lên mức trung bình là 143 đô-la.