Phi lý trí - Predictably Irrational

Blinkist Summary

We humans are deeply irrational in most of the daily decisions we make. From deciding what price to pay for a television to struggling to eat healthier foods, our choices and behavior are guided by irrationality. But the good news is that we need not be helpless victims: through vigilance and caution we can try to avoid irrationality and act in our best, long-term interests.

1. Sự thật về tính tương đối

  • Chúng ta thường đưa ra quyết định dựa trên sự so sánh tương quan, chứ không phải theo giá trị thực tế.



  • Chúng ta có xu hướng so sánh mọi thứ với nhau, mà còn tập trung vào so sánh những thứ có thể dễ dàng so sánh, và luôn tránh so sánh những thứ không dễ dàng so sánh.

  • Ví dụ:

    • Tạp chí điện tử giá: 50$, tạp chí giấy giá 125$, Đặt cả 2 giá 125$ Mình sẽ đặt gói cả 2. Đây là hiệu ứng chim mồi, giống như iPhone Plus. Lựa chọn tạp chí này sẽ hoàn toàn thay đổi, nếu bỏ option “tạp chí giấy” đi. Khi đó, người ta sẽ lựa chọn tạp chí điện tử nhiều hơn.
    • Tivi 36 inch, giá 690 đô. Tivi 42 inch, giá 850 đô. Tivi 50 inch, giá 1480 đô Khi giá cách nhau quá xa, người ta sẽ cân nhắc mua thằng trung gian =))) Các quyết định của chúng ta thường chỉ là tương đối.
    • Menu món ăn: Cho 1 vài món giá rất cao. Dù không có KH nào đặt món đó, nhưng họ sẽ có xu hướng chọn món đắt thứ 2 =))
    • Chuyến du lịch: Đi Rome hoặc Paris, đều miễn phí bữa ăn sáng Ta sẽ khá phân vân. Nhưng nếu có thêm 1 option là đi Rome, và không miễn phí ăn sáng, ta thường sẽ chọn Rome.
    • Mua bút ở cửa hàng A mất 10k, nhưng nếu đi bộ 10p sang cửa hàng B, ta chỉ cần mua với giá 7k Mình sẽ đi sang mua ở B. Nhưng nếu mua cái áo 500k ở cửa hàng X, mà đi bộ 10p sang cửa hàng Y, giá của áo chỉ là 497k, vẫn tiết kiệm 3k, nhưng ta thường chọn mua luôn ở X. Tại sao =))
    • Ảo ảnh Jastrow
    • Ảo ảnh Muller-Lyer

Notes

Chúng ta luôn nhìn nhận những thứ xung quanh trong mối tương quan với các sự vật khác.

Đôi khi, để đạt được mục đích, chúng ta sẽ phải tìm 1 “chim mồi” =)) (A, -A, B)

2. Quan điểm sai lầm về Cung - Cầu

  • Hiệu ứng mỏ neo - Anchoring effect
  • Ví dụ:
    • Con ngỗng khi chào đời gặp con gì đầu tiên thì nó sẽ nghĩ đấy là mẹ nó. Các con số tạo hiệu ứng mỏ neo cũng vậy. Ví dụ: Đưa ra con số về quyên góp, mn sẽ neo vào đó.
    • Thí nghiệm yêu cầu sinh viên viết 2 chữ số cuối của bảo hiểm ra giấy, sau đó bảo họ trả fair value cho chai rượu vang. SV có 2 số cuối trong khoảng 80 - 90 thường trả cao hơn. Đối với các món hàng sau, người ta cũng sẵn sàng trả giá cao hơn, vì neo giá vào món hàng trước.
    • Nếu giảm giá rượu 50% và tăng giá sữa 100%, người dân có xu hướng đổ xô đi mua rượu thay vì mua sữa. Điều này cũng mâu thuẫn với quy luật Cung - Cầu, vì người ta so giá giảm/ tăng với giá trước đó, chứ không xuất phát từ nhu cầu thực của họ.
    • Khi đi mua nhà/ đồ dùng, chủ cửa hàng sẽ để giá cao, sau đó bán với giá discount Mình vẫn cảm thấy hài lòng
    • Deal lương khi phỏng vấn. Công ty sẽ để 1 mức giá neo, sau đó deal với ứng viên trên dưới mức đó 1 chút.
    • Trong buổi quyên góp từ thiện, chủ tọa có thể để 1 mức giá để neo Ng ta sẽ donate xung quanh mức đó, nhưng sẽ cao hơn mức họ có thể chấp nhận ban đầu
    • Trong menu nhà hàng, họ để mức giá rất cao cho 1 vài món, điều này làm cho các món phía sau “có vẻ hợp lý”
    • Online shopping: Khi mua hàng online (ví dụ các cửa hàng điện máy), người ta thường để cả Giá gốc + Giá discounted Người mua hàng sẽ cảm thấy đang được sale
    • Hút thuốc?? số lượng điếu thuốc hút hàng ngày?

Notes

Mức giá đầu tiên thường được neo bởi 1 câu hỏi bất kì. Nhưng những giá tiếp theo thường neo vào mức giá đầu tiên.

Lý thuyết kinh tế học cho rằng giá cả xác định bởi Cung - Cầu. Nhưng các thí nghiệm trên chỉ ra rằng, người tiêu dùng có thể dễ dàng bị “thao túng”.

Thị trường hoạt động theo Cung - Cầu nếu chúng ta quyết định theo lý trí. Nhưng khi chúng ta mất lý trí, thì chính phủ nên có hành động. (Truyền thông?)

3. Cái giá của sự miễn phí

  • Thí nghiệm:

    • Bán kẹo: Kẹo Lindt được quảng cáo là ngon, vị vừa phải, từ thương hiệu 160 năm. Còn loại kẹo Hershey’s Kesses bình thường, mỗi ngày sản xuất 80 triệu chiếc.
      • Khi kẹo Lindt bán giá 15 xu, kẹo Kesses bán 1 xu 73% KH chọn Lindt, 23% chọn mua Kesses
      • Khi kẹo Lindt bán giá 14 xu, kẹo Kesses free 69% khách hàng chọn Kesses, 31% chọn Lindt
      • Thử lại với giá: Lindt (27 - 26 - 25 xu) và Kesses (2 - 1- 0 xu) cũng có kết quả tương tự.
    • Cho kẹo: Được cho 3 viên kẹo Kesses.
      • Nếu muốn lấy thanh Snicker to (60g) thì cần đưa lại 1 viên kẹo Kesses
      • Nếu k muốn thì có thể lấy thanh Snicker nhỏ (30g) Free nên mọi người thường chọn cách này.
  • Ví dụ

    • Mua 1 chiếc áo, nhưng nếu mua 2 sẽ được tặng thêm 1 Sẽ chọn mua thêm vì được free, trong khi thực tế nhu cầu mình chỉ cần 1 chiếc thôi =))
    • Mua với hóa đơn trên XXX đồng thì sẽ được tặng thêm 1 sản phẩm khác. Hoặc trên Shopee, nếu mua thêm 1 sản phẩm A thì sẽ được áp voucher với mức chiết khấu cao hơn.
    • Dự hội thảo, được nhận sổ, bút, .. free. Mình cầm về nhưng không dùng rồi lại vứt đi
    • Amazon bán sách, mua 1 cuốn thì chịu phí ship là 3,94$, nhưng 2 cuốn thì được free ship.
    • Nhà mạng internet thay vì tính phí theo giờ truy cập/ dung lượng truy cập, sẽ có gói: 20$ / tháng Vào mạng không giới hạn.
    • Quán buffet ăn đồ không giới hạn Giá 1 suất là 500k, nhưng liệu bao nhiều người trong chúng ta ăn hết được số đó? Hay chỉ ăn được 1 phần thôi?
    • Mua 2 chiếc xe máy với cấu hình tương đương: 1 cái giá 17 triệu. 1 cái loại khác, giá 20 triệu, được miễn phí 3 năm thay dầu nhớt Người ta thường có xu hướng chọn cái số 2.
    • Các gói khi đi tập Gym. Đăng ký 2 năm thì sẽ được miễn phí thêm 6 tháng. Hoặc được đặc quyền bơi + khăn tắm + tham gia các lớp nhảy…

Notes

Hầu hết các mặt hàng đều có ưu, nhược điểm. Nhưng một khi mặt hàng được MIỄN PHÍ, thì chúng ta lại quên đi những nhược điểm của nó Cảm thấy nó có giá trị hơn.

Con người về bản chất rất sợ mất mát Chúng ta có xu hướng thích thứ miễn phí, vì dù có sao thì ta cũng không mất gì.

Hãy đưa 1 đại lượng nào đó về 0 - MIỄN PHÍ! để sự thu hút mạnh mẽ hơn!

4. Những quy chuẩn xã hội

  • Thường có 2 loại quy chuẩn:

    • Quy chuẩn xã hội: Thiên về đạo đức, tình người, tính hợp lý trong đối nhân xử thế, ..
    • Quy chuẩn thị trường: Thiên về tiền bạc, lợi ích kinh tế, … Trong 1 tình huống, kì vọng và hành động của chúng ta sẽ phụ thuộc vào Quy chuẩn mà ta đang sử dụng.
  • Ví dụ:

    • Nói với hội luật sư, giảm 30 đô la khi bào chữa cho người đã về hưu Họ không làm. Nhưng nếu nói: Nhờ hội luật sư bào chữa miễn phí cho người đã về hưu Số người đồng ý tăng lên rất cao.
    • Vậy tặng quà thì sao? Có biến đổi từ quy chuẩn thị trường về quy chuẩn xã hội không?
    • Làm việc vì lương (quy chuẩn thị trường) thì động lực có duy trì được lâu như làm theo quy chuẩn xã hội không?
    • Nhờ bê hộ đồ. Nếu nhờ họ không công, hoặc đưa cho họ 1 số tiền xứng đáng thì họ sẽ giúp. Nhưng nếu nhờ họ và đưa cho 1 số tiền nhỏ thì họ sẽ bỏ đi. Tương tự như tặng quà. Tặng quà nhỏ thì vẫn vui vẻ, nhưng nếu đề cập tới giá tiền của món quà thì họ sẽ quay lưng từ chối. Quy chuẩn xã hội biến thành Quy chuẩn thị trường.
    • Nhà trẻ quy định mức phạt nếu đón con muộn. Điều này vô tình thay thế quy chuẩn xã hội (việc trông trẻ) thành quy chuẩn thị trường. Khi phụ huynh đã trả tiền cho việc đón muộn, họ có thể tự quyết định có tới muộn hay không, và họ thường lựa chọn đến muộn. Nếu nhà trường sau đó gỡ bỏ tiền phạt, họ vẫn đến muộn.
    • Nếu chúng ta nhờ người khác lấy hộ đồ ship. Nhờ ít thì sẽ là nhờ vả bt, nhưng nếu nhờ nhiều thì người đó có thể có cảm giác bị lợi dụng. Đây là “điểm chạm” khi tiêu chuẩn XH biến về tiêu chuẩn thị trường.
    • Các công ty cố gắng xây dựng hình ảnh như gia đình với KH. Nhưng khi có vấn đề xảy ra, yêu cầu bồi thường, KH sẽ cảm giác như bị đâm sau lưng. Hoặc việc giữa tặng quà và tặng tiền, nên chọn cái nào?
    • Nhân viên cứu hỏa, cảnh sát, binh lý, .. đều là những người lăn xả, chấp nhận hy sinh vì quy chuẩn xã hội - niềm tự hào nghề nghiệp Các công ty có xu hướng nâng quy chuẩn xã hội, làm các nhân viên cảm thấy sứ mệnh của mình giá trị hơn mức lương cơ bản -

Notes

Quy chuẩn Xã hội và Quy chuẩn Thị trường không bao giờ nên đi cùng nhau.

Chúng ta nên xác định, đâu là Kiểu quan hệ xã hội, đâu là Kiểu quan hệ Thị trường, từ đó lựa chọn hành vi ch phù hợp.

Khi Quy chuẩn xã hội bị biến thành Quy chuẩn thị trường, nó sẽ ra đi trong 1 thời gian dài. Các mqh xã hội không dễ để thiết lập lại.

Trong cuộc sống, chúng ta rất hay mắc sai lầm khi chuyển đổi Quy chuẩn Xã hội thành Quy chuẩn Thị trường (ví dụ: Nhắc tới giá tiền khi tặng quà). Điều này rất dễ gây tổn thương cho các mối quan hệ Xã hội.

5. Ảnh hưởng của sự hưng phấn

Khi ở trạng thái hưng phấn, con người ta có thể bộc lộ ra những hành vi mà chính bản thân mình cũng không thể ngờ được.

  • Ví dụ:
    • Nhiều cặp đôi có thai ngoài ý muốn là do khi ở trạng thái hưng phấn, bị kiểm soát bởi dục vọng, ranh giới giữa được/mất, đúng/sai sẽ bị xóa nhòa.
    • Sự hưng phấn khi lần đầu được làm mẹ khiến Sumi quyết định không dùng thuốc gây tê. Cho tới khi bác sĩ thử nghiệm bằng cách nhúng tay cô vào xô đá lạnh 2 phút.
    • Sự hưng phấn khi sở hữu 1 ngôi nhà sẽ khiến ta bỏ đi 1 vài yếu tố như môi trường, chỗ để xe, khoảng cách, …
    • Bo tiền?

(Mr. Hyde vs Dr. Jekyll)

Notes

Để đưa ra được những quyết định đúng đắn, chúng ta cần trải nghiệm và hiểu được cảm xúc mà chúng ta sẽ trải qua khi đang ở trạng thái đối lập.

Cần phải hiểu được hai trạng thái ‘nóng’ và ‘lạnh’ trong cùng một con người.

6. Vấn đề của sự trì hoãn và tự kiểm soát

Tại sao chúng ta thường xuyên thất bại trong cuộc chiến chống lại sự trì hoãn?

Trong chương 5, sự hưng phấn ảnh hưởng tới những quyết định của chúng ta: Khi hưng phấn, ta dễ đưa ra “quyết tâm” thay đổi: Giảm cân, Thể dục, Học tiếng Anh, … Tuy nhiên, ta lại dễ từ bỏ các mục tiêu lâu dài vì sự thỏa mãn tức thời.

  • Thí nghiệm:

    • Cho 3 nhóm làm bài tập: nhóm 1 tự chọn deadline cho 3 bài trong kỳ. Nhóm 2 không có hạn nộp nào, miễn là ngày cuối trước kì, và nhóm 3 fix cứng 3 ngày nộp bài. Nhóm 3 được điểm cao nhất, sau đó tới nhóm 2, thấp nhất là nhóm 1
    • Các sinh viên đều có sự trì hoãn, và hạn chế nghiêm ngặt quyền tự do của họ là phương pháp tốt nhất để chữa bệnh trì hoãn. - Quy luật Parkingson.
  • Ví dụ:

    • Nếu không tự tiết kiệm hàng tháng Force tự động chuyển khoản.
    • Khám sức khỏe định kì Force người dân 1 năm kiểm tra sức khỏe ít nhất 1 lần.
    • Khiến việc đó trở nên đơn giản (Atomic Habit): Honda khuyến khích bảo dưỡng theo km đã đi, chứ không phải theo phụ tùng Người dùng dễ nhận biết hơn.

Notes

Độc đoán là cách tốt nhất, nếu không, hãy có họ cơ hội tự cam kết với hành động của mình.

7. Cái giá cao của sự sở hữu

Tại sao chúng ta thường đánh giá quá cao những gì mình có?

  • Thí nghiệm:
    • Gọi điện cho người không có vé, và hỏi xem họ sẵn sàng trả bao nhiêu tiền để mua vé, và tại sao? Sau đó gọi cho người có vé, hỏi xem họ sẵn sàng bán vé với giá bao nhiêu? Không hề match nhau =))
  • Ví dụ:
    • Tập trung vào những gì chúng ta mất hơn là những gì chúng ta có (kỉ niệm, … hoặc cổ phiếu lên cao mà mình đã không mua, hoặc: để ý tới sự mất mát khi không được xem trận bóng, …)
    • Bỏ càng nhiều công sức, ta càng thấy sự sở hữu dành cho nó tăng lên. - Hiệu ứng IKEA
    • Các gói “dùng thử” cho chúng ta quyền “sở hữu”. Hoặc chương trình “hoàn tiền trong 30 ngày” mất mát/ sở hữu
    • Khi chúng ta “sở hữu” một ý kiến hay quan điểm Ta cũng khó để từ bỏ nó, dù nó có cứng nhắc hay không.

Notes

  1. Chúng ta thường yêu quý những gì chúng ta có.

  2. Chúng ta tập trung vào những gì chúng ta mất hơn những gì chúng ta có.

  3. Chúng ta cho rằng người khác sẽ nhìn nhận giao dịch dưới góc nhìn của chúng ta.

Chúng ta cho rằng mình luôn có thể điều chỉnh bản thân về chỗ cũ nếu cần, nhưng thực tế, điều này rất khó, vì đặc tính “sở hữu” của mỗi cá nhân. Hãy nhìn nhận những giao dịch như khi mình không phải là người sở hữu chúng, đặt ra một khoảng cách nhất định giữa tôi và món đồ đang quan tâm.

8. Luôn để ngỏ các lựa chọn

Những lựa chọn làm ta rối đầu =))

  • Thí nghiệm:
    • TN1: Có 3 cánh cửa, mỗi lần chọn và click chuột sẽ được tiền. Tối đa 100 lần click. Mở cửa tính là 1 click. Tiền click trong mỗi cánh cửa là khác nhau Người chơi thoải mái click/ thử nghiệm.
    • TN2: Có 3 cánh cửa, nhưng nếu 1 cánh cửa không được vào trong vòng 12 cú click nó sẽ biến mất Người chơi luôn tập trung vào việc nhảy qua lại giữa các cánh cửa để tìm chỗ nào nhiều xèng nhất. Mặc dù nếu họ ở trong 1 cửa, click từ đầu tới cuối, tiền thưởng sẽ cao hơn.

Nghịch lý của sự lựa chọn. Có quá nhiều lựa chọn + việc chúng ta sợ mất mát Dễ qđ sai lầm.

  • Ví dụ:
    • Chọn theo hướng quản lý hay hướng chuyên gia
    • Ngay cả khi chỉ còn 2 sự lựa chọn, ta vẫn sẽ thấy rất khó khăn =))

Ngoài ra, chúng ta có thể lựa chọn những thứ không thực sự quan trọng/ cần thiết với mình (đồ hạ giá, hoặc thời gian cho gia đình/ con cái, …)

Notes

Đôi khi, chúng ta phải chủ động đóng lại những cánh cửa không thực sự quan trọng!

9. Hiệu ứng của sự mong đợi

Tại sao chúng ta lại cảm nhận theo những gì chúng ta mong đợi?

Sự kỳ vọng - định hướng hành động và suy nghĩ của chúng ta.

  • Thí nghiệm:
    • Bia Budweiser vs Bia Budweiser và cho thêm giấm thơm. Phản ứng của người tham gia thí nghiệm sẽ khác nhau khi họ biết trước: Đâu là Budweiser/ đâu là đã được cho thêm giấm.
    • Coca vs Pepsi: Coca làm thí nghiệm khi người dùng cầm chai màu đỏ, còn Pepsi bịt mắt những người tham gia thí nghiệm.
  • Ví dụ:
    • Đi ăn nhà hàng, vì là 1 thứ đắt nên ta có xu hướng chú ý và ưu điểm hơn rate nó cao hơn
    • Một bộ phim được đánh giá cao, khi xem ta sẽ enjoy nó nhiều hơn, cố tìm những “dụ ý” của đạo diễn hơn.

Notes

Khi đưa quyết định, hãy đứng ở vai trò người khác, cố gắng loại bỏ bớt các định kiến. Hoặc ít nhất cũng nên tìm/ nhận ra thành kiến của mình Chấp nhận ý kiến trung lập của bên thứ ba.

10. Sức mạnh của giá cả

  • Ví dụ:
    • Giả dược - Bác sĩ không làm full phẫu thuật, chỉ làm 1 phần. Hoặc họ bán những loại thuốc “kì diệu” với công dụng trên trời Người bệnh vẫn đạt trạng thái khỏe mạnh hơn, đó là nhờ niềm tin.
    • Khi bị bỏng, nằm trong viện, chỉ cần nhìn y tá tới thôi (chưa cần tiêm), ta đã thấy nhẹ nhõm hơn nhiều. Đó là do trong não đã tiết ra endorphin và opioid để giảm đau
    • Chi phí về thuốc/ khám chữa bệnh có làm khác biệt về cảm giác của chúng ta không? Ví dụ 1 liều thuốc cảm 100k so với liều 10k chẳng hạn? Hoặc khám ở bệnh viện lớn sẽ cho cảm giác tốt hơn, uống thuốc đắt thì thấy trân trọng hơn, ..
    • Làm thí nghiệm uống thuốc và kích điện, sau đó ghi lại mức đau đớn. Khi uống thuốc giá đắt, ng tham gia cảm thấy ok hơn là khi giá rẻ. Dù trong 2 trường hợp đây đều là viên C.

Notes

Về mặt bản chất, giả dược không hẳn là không có tác dụng. Nó làm thay đổi hoocmon, niềm tin, hành vi, … của người dùng. Tuy nhiên, cần cân nhắc thật kĩ khi dùng giả dược, nếu xét từ góc độ đạo đức.

11. Tác động của bối cảnh đến tính cách

  • Thí nghiệm:
    • Yêu cầu nhắc lại 10 lời răn của Chúa, sau đó test Họ nói thật nhiều hơn =))
    • Chia 3 nhóm người làm bài kiểm tra:
      • (1) Làm bình thường, sau đó giám khảo công bố kết quả, đếm câu đúng và lên lấy tiền. Kết quả dao động ~3.21/20 câu
      • (2) Làm bình thường, sau đó tự kiểm tra kết quả, tự đếm câu đúng, lên báo cáo và lấy tiền Trung bình đúng ~5.3/20 câu
      • (3) Kí văn bản tuyên thệ tuân thủ chuẩn mực của MIT trước, sau đó tự làm, tự kiểm tra, tự đếm câu đúng và lên báo cáo Trung bình kết quả là 3/20 câu

Notes

Con người thực hiện hành vi gian lận khi họ có cơ hội, nhưng không gian lận nhiều như họ có thể.

12. Tác động của bối cảnh đến tính cách

  • Thí nghiệm:
    • Bỏ mỗi tủ lạnh chung của khu kí túc, mỗi tủ để 6 lon coca Sau 72h, mất hết =)). Sau đó họ tiếp tục bỏ 6 đôla vào tủ Sau 72h, vẫn còn
    • Nếu con gái bạn gọi điện và nói nó cần 1 chiếc bút màu đỏ, ngay tối nay thì:
      • (1) Bạn hoàn toàn thoải mái nếu lấy 1 chiếc bút ở công ty về cho?
      • (2) Nếu công ty không có, bạn cần mua ở dưới tầng với giá 3k, mà bạn lại không có 3k lẻ. Hòm quyên góp tiền lẻ ở công ty thì mở, bạn có lấy 3k không?

Notes

Gian lận sẽ dễ dàng hơn rất nhiều nếu không trực tiếp đến tiền.

Một số người có trong mình một giới hạn gian lận. Tại điểm đó, họ không gian lận thêm.

13. Bia và những bữa ăn miễn phí

  • Thí nghiệm:
    • Người phục vụ đưa ra tên 4 loại bia miễn phí:
      • (1) Trong trường hợp mọi người nói tên loại bia Họ có xu hướng chọn 4 loại khác nhau.
      • (2) Trong trường hợp mn ghi tên loại bia vào giấy = Số người chọn cùng loại tăng lên rất nhiều.

——

  • Thí nghiệm Ngoại suy Kết luận Mình: Ngẫm nghĩ về ảnh hưởng, ví dụ trong thực tế. Và mình sẽ làm gì nếu biết được thêm 1 cách hiểu mới về bản chất con người?

Question

  • Chúng ta có thể áp dụng “mỏ neo” trong những trường hợp nào?
    • Thời gian seminar? Nếu ban đầu nói là khoảng 1h15p, nhưng chỉ tới 1h mọi người sẽ vui hơn?
    • Tiền đóng quỹ du lịch? Nếu ban đầu m nói là 1 gói
  • Liệu những quyết định của mình trước giờ có bị gắn mỏ neo mà m không biết? Do nó định hình sẵn nên m đưa ra quyết định luôn mà không suy nghĩ?

Bài học

  • Chất vấn các thói quen hàng ngày, xem nó từ đâu tới? Có phải là do có 1 mỏ neo nào đó từ đầu không?
  • Đặt câu hỏi cho những hành vi lặp đi lặp lại của mình. Dành sự chú ý đặc biệt cho lần quyết định đầu tiên của mình.