The reasons why I start planting
Image source: eising.ca
Sharing and Second Brain
Năm 2017, trong một lần tình cờ lang thang trên mạng, mình có đọc được một bài viết, và thực sự bị ấn tượng. Bài viết có tên là Opening up my mind.
Mình xin phép được trích dẫn một đoạn trong bài viết đó:
One day I will die.
Knowing this, it makes you wonder, what will happen after I die. Will I be remembered?
It’s quite humbling to think that we are where we are is a result of thousands of years of effort and thinking done by other people. The discoveries they have made carried through to our times. With internet however, the discovery part is instantaneous. Anyone can get a glimpse of what a person is thinking or doing by looking at his Twitter or GitHub activity or his blog. People like to share their thoughts and discoveries or events that happened to them.
I want to make this ‘sharing’ easier for myself and I want to do it in a continuous way.
Một ngày nào đó, chúng ta sẽ chết. =))
Và khi nghĩ tới điều này, chúng ta có trăn trở rằng chúng ta đã để lại được gì cho đời? Tất cả những thứ chúng ta đã học, đã đọc, đã phải đánh đổi bằng rất nhiều thời gian và tiền bạc, rồi sẽ đi về đâu? Liệu rằng có cách nào đó để mình có thể để lại ‘di sản’ cho thế hệ sau hay không?
Và để trả lời cho những câu hỏi đó, tác giả đã bắt đầu tạo ra một online personal wiki cho riêng mình. Đây như một second brain, sẽ chứa tất cả những gì bạn ý suy nghĩ, học, đọc được từ thế giới bên ngoài. Sau đó, để truy vấn thông tin từ second brain, bạn này sử dụng phần mềm Alfred để parse notes trong wiki, searching text and links.
Mình ấn tượng không chỉ bởi kho kiến thức đồ sộ mà bạn ý đã đặt trong wiki, mà còn bởi khả năng hệ thống kiến thức, khả năng dùng coding để giải quyết vấn đề, và cả khát khao muốn chia sẻ, cống hiến cho cộng đồng.
Và từ đó, mình cũng bắt đầu viết, bắt đầu build personal wiki, bắt đầu chia sẻ kiến thức nhiều hơn =)) nhưng wiki nhanh chóng bị bỏ xó 😁 chỉ có blog https://ttuan.xyz/ là vẫn sống được tới giờ =))
Summary
Não bộ nên được dùng để “tư duy” (đưa quyết định, sáng tạo ý tưởng mới, …), không nên dùng để “lưu trữ” quá nhiều.
Bằng công nghệ, chúng ta có thể dễ dàng tạo ra một second brain, nơi có thể lưu trữ những thông tin mà ta tiếp nhận, có thể truy cập bất cứ lúc nào ta cần, và dễ dàng chia sẻ thông tin đó cho những người khác.
Stories, Chaos and Connecting the dots
Mọi thứ trong cuộc sống, tưởng chừng như rất hỗn độn, nhưng lại đều liên kết với nhau, theo một cách nào đó.
— Chính là mình —
Để lý giải cho điều này, mình xin được kể 3 câu chuyện nhỏ =))
1. “Người buôn chuyện”
Mình là một đứa thích kể chuyện, lan man và nói nhiều =)))
Mình có thể buôn chuyện 5, 6 tiếng đồng hồ liên tục 🗣️ Cứ từ chuyện 1 lại nói sang chuyện 2, từ chuyện 2 lại nói sang chuyện 3, 4. Mặc dù lúc đầu tưởng chừng các câu chuyện này chẳng liên quan gì tới nhau, nhưng nói 1 hồi, lại thấy chúng rất là liên quan =))
Có thể là do mình thích kể chuyện, nên mình cũng hay để ý những câu chuyện của người khác. Và từ đó, mình nhận ra 1 điều khá thú vị:
Giữa những người không quen biết gì nhau, hay những câu chuyện tưởng chừng rất lộn xộn, lại luôn tồn tại một mối liên kết nào đó, qua các câu chuyện.
Đó là lý do khi nói chuyện với mình, mọi người sẽ rất hay nghe tới mấy từ như: “thằng bạn em”, “ông anh anh”, “tớ có quen một chị”, … =)) Mọi thứ đều connect với nhau.
2. Routers, networking and social
Hồi mình học đại học có được học môn “Mạng máy tính”. Khi đó, thầy mình có nói 1 chi tiết khá thú vị, đó là: Thuật toán thiết kế các routers trên thế giới cho phép các request chuyển đi giữa những routers này chỉ cần qua tối đa 6 routers trung gian là có thể tìm thấy nhau.
Và tất nhiên, mình chỉ hơi ấn tượng lúc đó, nhưng sau đó thì quên luôn (như những kiến thức khác) =)) Cho tới 1 ngày mình đọc được trong một cuốn sách có nói về 1 thông tin tương tự: Mọi người trên thế giới đều có thể quen biết nhau, qua tối đa 6 người trung gian. Tức là bạn có thể “quen” tổng thống Mỹ, qua tối đa 6 người. Bạn quen người A, A quen B, B quen C, C quen D và D có thể quen tổng thống Mỹ.
Nghe có vẻ sai sai =)) Thế là mình đi search thử, thì đúng là có lý thuyết như thế thật. Nó được gọi là Six degrees of separation. (Chi tiết về các thí nghiệm để chứng minh, bạn có thể đọc trong link này nha)
Điều này càng khẳng định thêm quan điểm của mình là: Mọi thứ đều connect tới nhau.
3. Tech articles, Github trending and Web surfing
Mình có thói quen đọc tech articles và lượn lờ trên Github trending. Chủ yếu là để cập nhật kiến thức mới, tránh bị outdate quá so với anh em. (thực ra là để đỡ bị lòe 😂).
Khi mình đọc 1 article, tác giả thường nhắc tới công nghệ X, author Y, hoặc keyword Z. Và vì là người tò mò, mình lại đi search thử xem X, Y, Z nó tròn vuông tam giác ra sao. Mỗi kết quả search lại dẫn mình tới các articles khác, các articles này lại có thêm công nghệ M, author N, keyword K. Và vì mình vẫn tò mò, thế là n tiếng đồng hồ (với n >= 3) sẽ trôi qua.
Khi mình giật mình nhớ ra là vẫn có tasks phải làm, thì mình lại tự an ủi bản thân: Vì các dots nó connect với nhau nên mình mới bị rơi vào ma đạo, chứ mình vẫn là một nhân viên chăm chỉ, miệt mài cống hiến …
Summary
Thế giới, sự vật, hiện tượng, kiến thức, con người, … tưởng chừng như rất hỗn độn, nhưng luôn tồn tại mối liên kết với nhau.
Nếu coi chúng là những những dấu chấm “dots”, thì việc của ta là thu thập thật nhiều “dots” và “connect those dots”, để hệ thống hóa, mở rộng tam quan của mình.
Notes, Brain and Obsidian
Khi có tư tưởng build personal wiki, mình chăm chỉ take notes. Đó là những notes nhỏ today I learned, hoặc những articles dài hơi hơn. Nhưng mình luôn cảm thấy thiếu một thứ gì đó =))
Lâu dần, mình nhận ra là do mình đang chỉ: Viết, Lưu trữ và Chia sẻ. Cái mình thiếu là sự Liên kết. Các articles/notes mà mình đã viết, chỉ bao hàm kiến thức, nội dung trong chính nó mà thôi. Trong khi nó chứa rất nhiều thông tin, topic có thể mở rộng ra được. Và điều này khiến mình không thấy được “the big picture”.
Não bộ con người cũng hoạt động theo cơ chế tương tự. Khi chúng ta tiếp nhận một thông tin, chúng ta không gắn tags, gắn context, lưu trữ chúng ở 1 “thư mục” cụ thể nào. Thông tin đó đơn thuần chỉ là những “dot” được đặt trong não bộ. Chúng ta gợi nhớ ra những “dot” đó thông qua những “dot” khác.
Mình quả thực có suy nghĩ như vậy. Và có thể do “lực hấp dẫn” của vũ trụ, mình đã tìm thấy Obsidian =))
The human brain is non-linear: we jump from idea to idea, all the time. Your second brain should work the same.
In Obsidian, making and following connections is frictionless. Tend to your notes like a gardener; at the end of the day, sit back and marvel at your own knowledge graph.
Obsidian đáp ứng đủ những nhu cầu để tạo nên Second Brain của mình: Take notes, Lưu trữ, Liên kết và Chia sẻ.
Ngoài ra, Obsidian còn rất linh hoạt, có tính custom cao thông qua các plugins được phát triển bởi cộng đồng. Điều này thực sự hữu ích, nhất là khi mình là 1 lập trình viên =))
Khi tìm hiểu về Obsidian, mình cũng được biết tới rất nhiều tư tưởng/kiến thức mới: Digital Garden, Learning in public, Zettelkasten Method, … Điều này thật sự gây ấn tượng với mình.
Việc take notes cũng như đang gieo những hạt giống. Mỗi ngày, chúng ta sẽ chăm sóc những hạt giống đó bằng cách thêm thông tin, linking chúng với những notes khác. Lâu dần, những hạt giống đó sẽ trở thành những cây cao trong khu vườn của riêng bạn.
Lấy động lực từ đây, mình mở máy lên và ngồi viết 👨💻.
Summary
- Mình đọc được article trên Internet, và muốn build Second Brain/Digital Brain/Personal Knowledge Management cho riêng mình.
- Từ cuộc sống, mình nhận ra rằng, mọi thứ đều connect với nhau theo 1 cách nào đó. Việc của mình là thu thập thật nhiều “dots” và connect chúng lại với nhau.
- Mình tìm được Obsidian, một công cụ để take notes và connecting thông tin với nhau qua graph, backlinks. Thế là mình bắt tay vào việc “trồng cây” cho khu vườn của mình.
Tư tưởng, mục đích và công cụ đều có đủ. Tôi đã thành nông dân như vậy đó! 👨🌾