Zettelkasten Method

Summary

Một Note-Taking method, cho phép linking ideas lại với nhau.

Notes

3 loại notes:

  • Fleeting Notes - Notes nhanh - ghi chú trôi nổi:
    • Khi một ý tưởng tự nảy ra trong đầu. (Có thể là do tự nghĩ/ khi nói chuyện/ đọc được 1 cái gì đó).
    • Có thể ngắn gọn (1 từ).
    • Không cần organize.
  • Literature Notes - Notes tài liệu - ghi chú ngắn hạn:
    • Khi ta capture idea từ 1 content nào đó (bài báo, sách vở, buổi seminar, articles, videos, …)
    • Đây là tóm tắt lại ý tưởng của người khác.
    • Note lại khi mình thấy thông tin này có value với mình.
  • Permanent Notes - Notes vĩnh viễn - ghi chú vĩnh viễn:
    • Khi think for yourself - Viết lại với từ ngữ, suy nghĩ của mình, kèm theo quan điểm phản biện, thảo luận, …
    • Loại note này sẽ được update, thay đổi theo thời gian. (build lên từ literature notes)

Khi viết permanent notes, viết full câu, không copy của người khác, chú ý sử dụng cách diễn giải của mình, để cho người khác và chính mình của sau này đọc lại có thể hiểu được. Mỗi permanent note nên là 1 atomic, contain single idea. Ý tưởng của việc viết permanent note không phải là thu thập và capture lại tất cả các mảnh thông tin của 1 vấn đề, mà là để develop ideas, arguments and discussion.

Permanent notes - AKA Evergreen notes:

“A fundamental unit of knowledge work. They are a way to build up a personal library of clear opinions, beliefs, and original thoughts”

“Evergreen notes là đơn vị nhỏ nhất của kiến thức. Nó là những quan điểm, niềm tin, suy nghĩ nguyên bản của bạn.”

Khi mới b thì mình nghĩ evergreen note sẽ giống với kiểu article, nhưng về sau thì có vẻ không đúng lắm. Do evergreen note là kiểu “nguyên tử” cho 1 kiến thức gì đó, như thế nó mới dễ connect với các “nguyên tử” khác và tạo ra kiến thức mới???

Thường thì có 2 phương pháp để taking notes:

  • Top-Down: Mình hiểu những gì mình muốn viết, sau đó tìm kiếm thông tin để tổng hợp lại.
  • Bottom-Up: Mình cứ thu thập các thông tin, viết lại thành các notes nhỏ, sau đó tìm cách linking chúng lại với nhau.

Zettelkasten là phương pháp xây dựng kiến thức kiểu Bottom-Up, được tạo ra bởi Niklas Luhmann - một nhà xã hội học người Đức.


Evergreen note thường có 2 loại chính:

  • Concept-based: Vật thể, ý tưởng đã được số đông công nhận.
  • Opinion-based: Quan điểm, niềm tin, giả định, chưa được số đông công nhận.

Evergreen notes

  • Key takeaways
    • Lý giải của bản thân về nội dung note này, viết ngắn gọn.
  • Literature notes
    • Quan điểm tổng hợp từ nội dung sách báo, podcast, … Đọc và tóm tắt lại theo ý hiểu, chứ không phải mình tự nghĩ ra.
    • Support + Against
  • Fleeting notes
    • Là nơi đặt những suy nghĩ thô nhất của bản thân về chủ đề này.

Sau khi tạo ra Evergreen note thì sẽ tìm ra mối liên hệ giữa giả thuyết của mình với những gì mình từng lưu lại trong quá khứ.


Mỗi note trong Zettelkasten gồm 3 phần chính:

  • Mã note (ID)
    • Đánh số theo thứ tự 0, 1, 2, 3,…
    • Liên quan tới note 1 thì rẽ nhánh: 1a, 1b, …
    • Liên quan tới 1a thì viết tiếp thành: 1a1, 1a2, …
  • Nội dung
    • Tóm tắt về nội dung, hoặc chính suy nghĩ, ý tưởng của chúng ta về nội dung đó.
    • Khi viết permanent notes, ta sẽ thêm liên kết tới các note khác để bổ sung cho ý tưởng mình đang viết (vd: See also 45.7a)
  • Các note liên quan (Related)
    • Khi viết permanent notes, Luhmann cố gắng nghĩ xem ý tưởng này có liên quan gì tới các notes ông từng viết hay không, liệt kê các notes đó để có thể suy nghĩ thêm khi đọc lại - kết nối kiến thức mới và các kiến thức cũ.

Làm thế nào để tìm kiếm thông tin giữa trăm nghìn note như thế?

  • Sử dụng hệ thống MOC (Map of Content) - Nơi chứa những note quan trọng nhất của mình.
  • Mỗi note quan trọng sẽ link tới nhiều notes quan trọng khác thuộc chủ đề mình đang quan tâm.

Hai nguyên tắc cơ bản của Zettelkasten

  1. Liên kết, liên kết, liên kết
    • Liên kết mở rộng: Link tới các note mà bổ sung thêm kiến thức về chủ đề đang đọc.
    • Liên kết tương đương: Link tới note có liên quan theo 1 cách nào đó (mà mình chưa clear), note lại để nhắc sẽ xem lại và suy nghĩ sau này.

Nguyên tắc liên kết dựa trên 1 câu hỏi:

Ở trong ngữ cảnh nào thì mình muốn xem lại ghi chú này?

  • Một ghi chú mới
  • Củng cố ghi chú cũ
  • Phản đề lại ghi chú cũ.

Zettelkasten, xoay quanh sự liên kết về mặt ý tưởng (concept), chứ không phải liên kết về mặt chủ đề (topic).

Liên kết ý tưởng: Các notes được liên kết phải cùng phục vụ 1 ý tưởng xuyên suốt nào đó. Ý tưởng ở đây bắt buộc phải là một luồng suy nghĩ, một cách tư duy nào đó chứ không phải đơn giản là 1 từ.

Ví dụ:

  • Ý tưởng: Vận động thể dục thể thao giúp chúng ta tăng cường thể trạng.
  • Chủ đề: Sức khỏe.

Ý tưởng là sự chi tiết, chủ đề là sự khái quát. Một chủ đề có thể có nhiều ý tưởng, nhưng những ý tưởng đó có thể không liên quan gì tới nhau.

Ví dụ:

  • Chủ đề: Sức khỏe
  • Ý tưởng: Tắm muộn dễ gây nguy cơ đột quỵ.

2 cái note cùng về 1 chủ đề, nhưng nếu đặt nó trong folder “Sức khỏe” thì sẽ rất khó để liên kết chúng lại với nhau (ngoài ra còn phải tìm lại trong rất nhiều note)

Nhưng nếu liên kết theo kiểu:

  • Ý tưởng 1: Tắm muộn dễ gây nguy cơ đột quỵ.
  • Ý tưởng 1a: Đột quỵ dễ xảy ra ở người thể trạng yếu.
  • Ý tưởng 1a1: Vận động thể dục thể thao giúp tăng cường thể trạng.

Các app note taking khác là kiểu Hierarchical structure, quản lý theo topic. Zettelkasten dùng trong Obsidian sử dụng cách sắp xếp khác là Non-linear structure (phi tuyến tính), để các notes lung tung =)) và tìm cách liên kết chúng theo đường link.

  1. Tính nguyên tử
  • Một ghi chú chỉ được mang trong mình một ý tưởng duy nhất.
  • Chia nhỏ để liên kết dễ dàng hơn, liên kết dễ dàng hơn giúp cho ý tưởng không bị đứt đoạn.

Lợi ích của method Zettelkasten:

  1. Hiểu vấn đề sâu sắc hơn
    • Việc liên kết các ý tưởng giúp mình nhận ra được lỗ hổng trong suy nghĩ của mình
    • Thúc đẩy việc tìm hiểu sâu hơn để lấp đầy lỗ hổng đó.
  2. Trở nên sáng tạo hơn
  3. Force chúng ta suy nghĩ
    • Linking các ý tưởng khiến chúng ta phải suy nghĩ về cả trước/sau, bổ sung/phản biện
  4. Ý tưởng, ý tưởng, ý tưởng
    • Với các cách tổ chức theo thư mục, ta sẽ chia theo: Subject Topic.
      • Cách note này khó khăn trong việc tìm lại, nếu ý tưởng đó cụ thể, nhưng lại thuộc nhiều topic khác nhau, thì ta sẽ phải kiểm tra trong từng folder topic để tìm. (Nếu khi search chúng ta không nhớ được keyword thì sao :v )
    • ZettelKasten tập trung vào các đường link. Thay vì nghĩ note này thuộc topic nào, ta sẽ nghĩ xem “ghi chú này có thể liên kết với cái nào khác”
  5. Vì nó vui
    • Review hàng ngày.
    • Phát hiện ra những notes đã viết từ rất lâu, và thấy nó rất có ích :v
    • Tự reflect bản thân. Trước mình toàn note xong rồi không đọc lại, giờ linking nên khả năng đọc lại dễ hơn =))

The Slip-box method

We write note with a clear purpose: Capture idea, info, so future you can use them to write articles or books.

  1. Make notes as you read:
    • Use your own words, don’t copy. It’s the way you pay attention and understand the text.
    • Just to capture the idea.
  2. Write atomic, self-contained, permanent, concise notes.
  3. Link permanent notes together
  4. Tag permanent notes
    • Tag the notes by the context mà mình sẽ dùng khi retrie nó.
  • Don’t try to optimize the system util you have 100 notes :D

Note-taking like Zettelkasten solves this issue by forcing you to integrate the new piece of information with your existing knowledge (notes). If there is a blatant conflict, you need to think about it and resolve it before putting in the new note.

Zettelkasten note-taking is a time-consuming activity, and it’s only worth doing for topics you are interested in. For topics that are not too attractive for you, there is the next option.


Chỉ dùng 4 folders

  1. ZettelKasten - Atomic Idea notes
  2. Resources Notes - Book, articles, used as references
  3. Files - Image, …
  4. Template

Questions

  • Method này suggest việc lưu note với tên kiểu timestamp, thế thì linking + xem lại note thì xem kiểu gì =))
  • “Writing from Abundance”: Cách connect các evergreen notes lại với nhau ntn để có thể “Viết từ sự trù phù”?
  • Các articles thấy nói nhiều về evergreen notes dưới dạng suy nghĩ, quan điểm, vậy việc tổng hợp kiến thức sẽ diễn ra ntn? Tức là từ quan điểm, linking tới luận điểm dẫn chứng, từ đó làm sáng tỏ kiến thức???
  • Hệ thống Map of Content là gì? Có plugin nào ứng dụng được trong Obsidian không?

Links

https://writingcooperative.com/zettelkasten-how-one-german-scholar-was-so-freakishly-productive-997e4e0ca125?gi=f325cbe74edf

https://www.zettlr.com/post/what-is-a-zettelkasten

https://www.seanlawson.net/2017/09/zettelkasten-researchers-academics/ https://writingcooperative.com/zettelkasten-how-one-german-scholar-was-so-freakishly-productive-997e4e0ca125?gi=9484e50c3176