Trái phiếu
Rủi ro
- Rủi ro pháp lý
- Trái phiếu có được phát hành hợp pháp hay không và giao dịch trái phiếu có hợp lệ không?
- Để phát hành Trái phiếu hợp lệ, theo quy định cần có sự tham gia của đơn vị tư vấn phát hành trái phiếu (Các CTCK hoặc Ngân hàng). Thông tin phát hành trái phiếu phải được công bố trên trang thông tin TPDN của Sở Giao dịch chứng khoán HN.
- Rủi ro tín dụng
- Khả năng trả nợ của doanh nghiệp phát hành trái phiếu hoặc khả năng mua lại trái phiếu của đơn vị phân phối theo cam kết (nếu trái phiếu được đơn vị phân phối cam kết mua lại).
- Rủi ro thanh khoản
- Liên quan đến việc nhà đầu tư có khả năng bán lại trái phiếu trước hạn trong trường hợp cần rút vốn gấp hay không.
Khi người dân ra ngân hàng thường được tư vấn mua Trái phiếu Tiết kiệm. (1 dạng hình thức của Trái phiếu). Điều này cần làm rõ là Ngân hàng bảo lãnh TP này ntn: Bảo lãnh phát hành hay Bảo lãnh thanh toán?
Đánh giá TP
Có Đáng đầu tư hay không?
-
Đánh giá Vĩ Mô về Kênh Đầu Tư : Bao gồm các đánh giá về lạm phát, xu hướng lãi suất tiết kiệm, xu hướng lợi suất trái phiếu để trong giới hạn thời gian khách hàng đầu tư để kết luận có nên đầu tư vào
-
Nghiên cứu OC của Tổ chức phát hành để xem kĩ mục đích phát hành và TSĐBảo
-
3 tháng 1 lần khi có BCTC, đều thu thập số liệu để đưa vào mô hình đánh giá, đảm bảo phát hiện và cảnh báo
Trái phiếu và Lãi suất
Trái phiếu tại VN
2024, Ngân hàng sẽ phát hành Trái phiếu nhiều hơn nữa, lợi tức > Lãi suất 12 tháng khoảng 1 - 2%. Mua trái phiếu phát hành ra công chúng.
2023: Ngân hàng là tổ chức phát hành Trái phiếu nhiều.
Khoảng 14.5% lượng trái phiếu phát hành bị chậm trả lãi và gốc (Vỡ nợ). Trung bình trên thế giới giai đoạn này là 17.5%
BĐS vỡ nợ nhiều nhất, sau đó tới Xây dựng → Tiện ích Xử lý: Kéo dài thời gian trả nợ. Nhà nước bơm tín dụng, kích thích để người dân mua hàng của cty BĐS, sau đó công ty sẽ có tiền trả nợ.
Tỷ lệ vỡ nợ của bọn SPE đang là 54% ⇒ Focus chất lượng Trái phiếu
Bộ câu hỏi khi cân nhắc Trái phiếu
- Doanh nghiệp vay tiền để làm gì?
- Nếu thực hiện dự án thì là dự án nào? Có khả thi không? Có trong vòng tròn năng lực (hoạt động kinh doanh cốt lõi) của doanh nghiệp không?
- Nếu là tăng quy mô vốn hoạt động cụ thể là tăng để làm gì? Tại sao không vay ngắn hạn cho rẻ mà lại phải huy động vốn trái phiếu dài hạn lãi cao?
- Nếu là cơ cấu lại nợ thì cơ cấu khoản nợ nào? Tại sao lại cần cơ cấu lại nợ?
- Trái phiếu có tài sản đảm bảo không ?
- Doanh nghiệp sẽ có nguồn tiền tương lai từ đâu để trả nợ vay? Và doanh nghiệp dùng nguồn tiền nào để trả nợ?
- Lấy thử Tài sản thanh khoản cao (Tiền gửi, đầu tư tài chính ngắn hạn) so với khoản Nợ vay của DN. (Case study: Đất Xanh)
- Ngành nghề và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp là gì và có tạo ra dòng tiền ổn định hay không?
- Điều gì sẽ tác động đến dòng tiền tương lai của doanh nghiệp?
- Nếu là doanh nghiệp bất động sản thì những dự án nào sẽ tạo ra dòng tiền trả nợ? Bạn cần kiểm tra kĩ tính khả thi của các dự án này trên thị trường thực thông qua nhiều nguồn.
- Nguồn trả nợ thể hiện ở đâu trên báo cáo tài chính (yêu cầu người tư vấn bán hàng chỉ rõ) : Kiểm tra kĩ xem lịch sử các năm trước dòng tiền đến từ hoạt động kinh doanh (CFO ở báo cáo lưu chuyển tiền tệ) có đủ lớn hay không?
- Hệ số nợ / vốn chủ sở hữu (Debt / Equity) là bao nhiêu lần? Hệ số này càng cao càng rủi ro (thận trọng với mức trên 3x).
- Hệ số nợ / EBITDA bằng bao nhiêu lần? EBITDA (lợi nhuận trước thuế và khấu hao) là nguồn trả nợ hàng năm của doanh nghiệp. Hệ số Nợ / EBITDA thể hiện với mức lợi nhuận như hiện tại thì trong bao lâu doanh nghiệp thanh toán được hết nợ.
- Nếu NĐT cổ phiếu quan tâm đến tăng trưởng của doanh nghiệp thì NĐT trái phiếu cần quan tâm đến tính bền vững của doanh nghiệp.
- Vị thế của doanh nghiệp trong ngành ? Đây là doanh nghiệp đầu ngành có kinh nghiệm lâu năm hay doanh nghiệp mới ?
- Doanh nghiệp ở trong ngành ổn định hay trong ngành có tính chu kỳ cao?
- Năng lực và đạo đức của ban quản trị như thế nào ? Điểm này rất quan trọng trong cả đầu tư cổ phiếu và trái phiếu, đây là câu hỏi định tính cần tìm hiểu.
- Lợi nhuận 3 năm liền kề của doanh nghiệp có ổn định không? Có tăng trưởng không?
- Doanh thu 3 năm liền kề của doanh nghiệp có ổn định không ? Có tăng trưởng không?
- Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp có dễ hiểu không hay long vòng.
- Báo cáo tài chính của doanh nghiệp có các khoản chi khó hiểu không như cho cổ đông vay vốn? Chuyển vốn qua lại giữa các công ty?
- Doanh nghiệp có công bố đầy đủ báo cáo tài chính cho NĐT không?
- NĐT có thể dễ dàng xem các hợp đồng liên quan đến việc phát hành trái phiếu không? Xem thêm về các loại HĐ và đơn vị tham gia giao dịch ở đây.
- Doanh nghiệp có niêm yết hay không? Doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán sẽ phải công bố thông tin theo quy định nên độ minh bạch sẽ tốt hơn.
- Khi cần bán lại trái phiếu thì thanh khoản được đảm bảo như thế nào?
- Có cam kết chắc chắn mua lại trái phiếu khi NĐT cần bán lại hay không?
- Đơn vị cam kết có đủ uy tín hay không?
- Lãi suất thực nhận đã sau tất cả các loại thuế phí chưa?
- Lãi suất này là lãi suất được trả thực về tài khoản hay đã được tính thêm phần tái đầu tư coupon để làm đẹp?
Notes
- 9/2020, Nghị định 81/2020 thay thế, bổ sung cho Nghị định 163/2018. Qua đó, các công ty muốn phát hành trái phiếu sẽ không được quá 5 lần vốn chủ sở hữu. Ngoài ra, thời gian phát hành phải được gói gọn trong 90 ngày, sau đó 6 tháng sau mới được phát hành đợt mới.
- Năm 2018-2020, do luật phát hành Trái phiếu còn chưa chặt, hơn 800k tỷ đồng trái phiếu đã được phát hành. Và trong số này có rất nhiều Trái phiếu 3 không: Không tài sản đảm bảo, Không xếp hạng tín nhiệm, Không bảo lãnh thanh toán.