Cách nền kinh tế vận hành

Tổng thể của nền kinh tế ⭐⭐⭐

  1. Đất đai, Tài nguyên để sản xuất
  2. 3 chủ thể lớn: Hộ gia đình - Doanh nghiệp - Chính phủ
  3. Mối quan hệ đầu tiên: Thị trường lao động - Cung cấp lực lượng lao động cho doanh nghiệp.
  4. Mối quan hệ thứ hai: Thị trường hàng hóa - Doanh nghiệp tạo ra hàng hóa, người dân sẽ Chi tiêu để mua sắm hàng hóa, từ đó lại mang về Doanh thu cho Doanh nghiệp.
  5. Thị trường tài chính:
    1. Thị trường tiền tệ:
      • Khoảng thế kỉ 14, khi người dân có tiền tích lũy hơn, mô hình ngân hàng được phát minh ra, tiền có thể được chuyển cho DN vay.
      • Khi vòng quay kinh tế được thúc đẩy để nhanh hơn, thì nền kinh tế cũng phát triển hơn.
    2. Thị trường vốn:
      • Khoảng thế kỉ 16, ở Hà Lan người ta phát minh ra 1 mô hình mới, đó là Thị trường vốn. Các hộ gia đình không thông qua Tổ chức trung gian nữa, mà góp vốn trực tiếp vào DN. TTTC là thị trường trung gian giữa người thiếu vốn và người thừa vốn. Tuy nhiên, trong thị trường này tồn tại 1 sự bất đối xứng về mặt thông tin Sẽ tồn tại rủi ro cho người đi đầu tư Chính phủ cần điều tiết, quản lý.
  6. Chính Phủ
    1. Ngân hàng Trung ương
      • Target: Đóng vai trò là Người cho vay cuối cùng (tránh TH Bank run) Kiểm soát dòng tiền đổ vào Thị trường tiền tệ.
      • Họ có thể kiểm soát lạm phát, dòng tiền, .. thông qua các Chính sách tiền tệ (Điều chỉnh lãi suất ngắn hạn) để dòng vốn được lưu thông 1 cách rõ ràng.
    2. Bộ Tài chính
      • Target: Kiểm soát dòng tiền đổ vào Thị trường vốn.
      • Đưa ra các Chính sách tài khóa (Mở rộng, thu hẹp) để tác động vào Thị trường Hàng hóa. Chính sách này có thể tác động vào lợi tức của Trái phiếu Chính phủ 3Y, 10Y, ..
      • Ủy ban chứng khoán (trực thuộc bộ tài chính) có nhiệm vụ kiểm soát tt Cổ phiếu sao cho minh bạch.
  7. Quốc tế:
    1. Tác động vào thị trường hàng hóa:
      • Nếu thị trường dư thừa hàng hóa, thì sẽ đem xuất khẩu ra quốc tế, đem lại nguồn tiền về để tiếp tục kích thích nền kinh tế nước nhà, tạo thêm công ăn việc làm, …
    2. Đầu tư: Nếu nền kinh tế tốt lên, Nước ngoài sẽ có 2 hướng đầu tư vào VN (để chuyển tiền từ người có tới ngời cần)
      • FDI: Đầu tư trực tiếp vào Thị trường hàng hóa: Như Samsung, sử dụng nguồn đất, tài nguyên, nhân công,…
      • FII: Đầu tư trực tiếp vào Thị trường tài chính
    3. Tỷ giá: Khi Nước ngoài đầu tư vào VN, thì sẽ chịu tác động bởi Cán cân thanh toán tổng thể: Hàng hóa thương mại, Cán cân vốn và Dự trữ Quốc gia. Tỷ giá là 1 phần do Ngân hàng TW quản lý.

Tài chính là chuyển được nguồn lực từ người có tiền, có vốn, thông qua 1 thị trường, có thể tới được những người sử dụng có hiệu quả thì vòng quay của xã hội càng ngày càng nhau. Tiền là thước đo của giá trị.

Trước đây, người ta cho rằng Chính Phủ không cần tác động vào nền kinh tế (Theo lý thuyết Bàn tay vô hình của Adam Smith). Nhưng từ năm 1929, 1 loạt các ngân hàng phá sản Người ta nghĩ rằng cần phải nghiên cứu về Kinh tế Vĩ mô Chính phủ đóng 1 vai trò quan trọng hơn.

Kinh tế học (Economic) và Nền kinh tế (Economy)

Kinh tế học

  • Vi mô: Hộ gia đình và Doanh nghiệp. Vĩ mô: Tác động của Chính phủ tới nền kinh tế

  • Mục tiêu của Chính Phủ

    • Tăng trưởng Dài hạn (Thập kỷ): Nâng cao năng suất qua: Cơ sở hạ tầng, R&D, Giáo dục, Hệ thống tài chính
    • Ổn định Ngắn hạn (Tăng GDP, Tăng Giá, sao cho Tăng GDP (6%) > Tăng giá (Lạm phát 4,5%))
  • Chính sách Tài khóaChính sách Tiền Tệ chỉ tác động vào đường Cầu, không tác động vào đường Cung

Nền kinh tế

Để đo sức khỏe của nền kinh tế

  • Định tính
  • Định lượng (Chỉ số kinh tế)
    • Chỉ báo dẫn dắt: Thị trường CK kỳ vọng vào nền kinh tế
    • Chỉ báo đồng thời
    • Chỉ báo trễ - Quan trọng nhất là GDPLạm phát, chỉ cần chú ý 2 chỉ số này thôi.
      • GDP: Chú ý tới GDP/ đầu người. Nhiệm vụ của chính phủ là để tăng chỉ số này.
      • Lạm phát

Ảnh hưởng tới Đầu tư

LỢI TỨC KỲ VỌNG = LỢI TỨC PHI RỦI RO (Rf) + PHẦN BÙ RỦI RO (Risk Premium)

RISK PREMIUM:

  1. RỦI RO THỊ TRƯỜNG (RỦI RO HỆ THỐNG)
    1. Cổ phiếu
    2. Trái phiếu
    3. BĐS
    4. Hàng hóa
  2. RỦI RO CỤ THỂ
    1. Rủi ro thanh khoản
    2. Rủi ro tín dụng
    3. Rủi ro vận hành

Do đây là rủi ro Không thể đa dạng hóa Khi có 1 biến cố xảy ra, việc ta cần làm là phân tích biến cố đó xem nó thuộc loại nào, và Chính Phủ sẽ làm gì? (Đọc hiểu ý đồ của Người chia bài) Từ đó đưa ra được quyết định.