Báo cáo lưu chuyển tiền tệ

WHY

  • DN có Doanh thu và Lợi nhuận hàng năm rất OK, kiếm được nhiều xèng nhưng lại k có tiền mặt. (K có trả lương cho nhân viên, k có trả tiền cho bên cung cấp vật liệu, …) ⇒ Cần Báo cáo Lưu chuyển tiền tệ để biết rằng trong túi của DN có tiền hay không?

WHAT

I. Khái niệm về BCLCTT - Cash Flows Statement

BCTC gồm 3 phần

  1. Bảng Cân đối kế toán ⇒ Bức ảnh chụp hiện trạng tài chính của DN tại 1 thời điểm
  2. Báo cáo kết quả HĐKD ⇒ Video kéo dài trong 1 khoảng thời gian, cho biết khả năng tạo ra Doanh thu, Lợi nhuận của 1 DN
  3. Báo cáo Lưu chuyển tiền tệ ⇒ Dòng tiền ra và Dòng tiền vào, lưu lượng là bao nhiêu. Cuối năm còn bao nhiêu nước.

THUYẾT MINH BCTC

⇒ Báo cáo LCTT:

  • Thông tin nguồn tiền
  • Nguồn gốc hình thành
  • Mục đích sử dụng tiền

⇒ Cách thức sử dụng dòng tiền và các diễn biến hđ sx, kinh doanh của DN.

Đối với 1 DN

  • DÒNG TIỀN VÀO (có thể âm / dương)
    • Dòng tiền từ hđ kinh doanh chính (VNM làm sữa, …)
    • Dòng tiền đầu tư (Góp vốn đầu tư, mua trái phiếu của DN khác, mua cp dài hạn, …)
    • Dòng tiền hđ tài chính (Phát hành cp, đi vay tiền của ngân hàng, …)
  • DÒNG TIỀN RA
    • Thuê cơ sở vật chất
    • Điện nước
    • Mua nguyên vật liệu
    • ….

LỢI NHUẬN TIỀN MẶT

LỢI NHUẬN = DOANH THU - CHI PHÍ

Có 2 phương pháp ghi chép kế toán:

  • PP TRỰC TIẾP: Ghi chép liên tục (vd như mua gì, hết bao nhiêu, bán gì, hết bao nhiêu):

    • Chỉ ghi nhận Doanh thu khi chúng ta nhận tiền mặt.
    • Chỉ ghi nhận Chi phí khi chúng ta phải chi trả bằng tiền mặt.

    ⇒ Nhược điểm: Khó kiểm soát khi có nợ (Có khoản phải thu)

  • KẾ TOÁN DỒN TÍCH:

    • Ghi nhận Doanh thu khi chưa nhận được tiền mặt.
    • Ghi nhận Chi phí khi chưa phải bỏ tiền ra.
    • Phát sinh ra 1 số khoản:
      • THU NHẬP TIỀN VÀO
      • CHI PHÍ TIỀN RA
      ⇒ Có thu nhập nhưng k có tiền vào. Có chi phí nhưng k có tiền ra.

II. Ý nghĩa của BCLCTT

  • Tiền là máu của DN. DN hết tiền không có tiền trả thì tính là phá sản, do không thể trả được nợ.
  • Luật VN quy định: Phá sản là tình trạng 1 chủ thể (cá nhân, pháp nhân) mất khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn. (Tòa án công bố không còn bất cứ tài sản nào để trả các khoản nợ đến hạn)
  • Báo cáo LCTT cho biết: Có bao nhiêu tiền mặt chảy vào DN, bao nhiêu tiền mặt chảy ra khỏi DN
  • Đối tượng cần quan tâm tới BCLCTT
    • Chủ DN: để biết tiền trong túi có bao nhiêu, có tiền kinh doanh, trả nợ, trả cổ tức cho cổ đông không?
    • NĐT: DN có khả năng tạo ra tiền không? Có cần tài trợ thêm? Có thể chi trả cổ tức không?
    • Chủ nợ: DN có khả năng thanh toán không?

III. Kết cấu của BCLCTT

Dòng tiền thì có dương, âm, 0

  1. KINH DOANH
    1. Tiền vào từ hđ SXKD
    2. Tiền ra từ hđ SXKD
  2. ĐẦU TƯ
    1. Tiền thu hồi đầu tư, lợi ích đầu tư
    2. Tiền chi đầu tư, mua sắm tài sản
  3. TÀI CHÍNH
    1. Tiền nhận được từ hđ tài chính, chứng khoán
    2. Tiền chi trả gốc vay, cổ tức, chi trả khác, …

⇒ TIỀN & TƯƠNG ĐƯƠNG TIỀN CUỐI KỲ (Cộng 3 dòng tiền bên trên vào)

  • Tiền & tương đương tiền đầu kỳ: Vd ban đầu năm có 1 tỏi
  • Tiền lưu chuyển thuần trong kỳ: Tổng 3 dòng kia thêm được 500tr

⇒ Tiền đầu kì sau = 1,5 tỷ.

Nguyên tắc lập BCLCTT

  1. Tiền mặt có tại Đầu kì
  2. Xuất phát từ Lợi nhuận trước thuế (trong BC KQHĐKD)
  3. Loại bỏ các khoản Thu/Chi từ LNTT mà không phải bằng tiền mặt như: Khấu hao/ Hao mòn, Dự phòng, …
  4. Điều chỉnh thay đổi Vốn lưu động: Nhưng thay cuối kì so với đầu kì kế toán (Thay đổi hàng tồn kho, Thay đổi các Khoản phải thu, các khoản trả trước)
  5. (2) + (3) + (4) = Dòng tiền từ HĐKD
  6. Xác định dòng tiền từ HĐ đầu tư
  7. Xác định dòng tiền từ HĐ Tài chính
  8. Tiền mặt cuối kì = (1) + (5) + (6) + (7)

IV. DOANH NGHIỆP TỐT QUA BCLCTT

  1. Tiền thuần từ HĐKD thường dương trong nhiều năm liền.
  2. Tiền thuần từ HĐKD đến từ và song hành cùng lợi nhuận
    1. Doanh nghiệp phải kiếm được lợi nhuận và DN phải lấy được tiền. Vì nếu kiếm được lợi nhuận mà k có dòng tiền ⇒ Lợi nhuận đều nằm ở ở KHOẢN PHẢI THU

      ⇒ Lợi thế cạnh tranh kém, hoặc lãnh đạo có vấn đề.

  3. Tiền thuần từ HĐ tài chính thường âm.
    • Nếu dương thì khả năng cao là đi vay nhiều.
    • Nếu âm có thể là do dùng tiền có sẵn phát hành cổ tức → âm

DOANH NGHIỆP SX TĂNG TRƯỞNG QUA LCTT

  1. Tiền thuần từ hđ đầu tư âm lớn
    • Đầu tư nhiều, đầu tư lớn.
  2. Âm nguyên nhân đến từ “Mua sắm, xây dựng tài sản cố định”
  3. Đối chiếu trên cân đối kế toán thấy “Xây dựng cơ bản dở dang hoặc tài sản cố định tăng mạnh”

DOANH NGHIỆP CHÍN MUỒI QUA BCLCTT

Khó tăng trưởng mạnh nữa.

  1. Tiền HĐKD dương lớn
  2. Tiền HĐTC âm lớn
  3. Tiền HDĐT rất nhỏ

NOTES

  • Tiền mặt như oxy của doanh nghiệp. Bình thường thì không để ý, nhưng thiếu cái biết ngay.
  • Nếu dòng tiền cứ đi ngang ngang qua từng năm, hoặc là giảm xuống ⇒ Hơi toang, không tăng trưởng được.
  • BCTC
    • Bảng cân đối kế toán: Cho biết quy mô, kết cấu của tài sản. Tài sản có lành mạnh không? (Cao to cân đối là ok :v )
    • Báo cáo KQHĐKD: Cao to cân đối nhưng có tạo ra tiền được không? - Khả năng tạo ra lợi nhuận.
    • Báo cáo LCTT: Có máu không? Không có máu thì cũng hơi toang, không tăng trưởng được.
  • Dòng tiền đầu tư âm chưa chắc đã xấu. VD HPG dòng tiền đầu tư âm rất nặng.
  • Dòng tiền từ hđ tài chính âm có khi lại mừng.
    • Phát hành cổ phiếu
    • Trả tiền cho cổ đông (tiền đi ra)
    • Đi vay tiền về (tiền đi vào)

⇒ Nếu 1 công ty Dòng tiền Kinh doanh âm (Làm ăn thua lỗ), Dòng tiền từ đầu tư cũng không có, mà phải đi Vay để tăng Dòng tiền từ hđ tài chính để đi trả cổ tức ⇒ Khá nguy hiểm.

  • Cái dễ giả dối nhất là Báo cáo KQHĐKD. Cái khó làm giả nhất Báo cáo LCTT.

CHỐT:

  1. Đọc BCLCTT để biết được DN có máu hay k để sinh sống.
  2. Lợi nhuận và tiền mặt là 2 khoản khác nhau. LN nhiều mà k có tiền mặt. K có tiền mặt thì có thể phá sản.
  3. Cấu trúc: Dòng tiền Kinh doanh, Dòng tiền đầu tư, Dòng tiền Tài chính. Cộng với khoản đầu năm thì ra tiền mặt cuối năm.
    1. DN Tốt: Dòng tiền Kinh doanh qua nhiều năm đều dương, tăng trưởng.
    2. DN Có khả năng tăng trưởng: Dòng tiền đầu tư nó âm.
    3. DN chín muồi: Dòng tiền Kinh doanh dương, dòng tiền đầu tư nhỏ, dòng tiền tài chính âm.

BTVN:

  1. FPT
  2. VCS: khả năng là chín muồi
  3. HBC: Từ 2015 tới giờ.
  4. FRT: Tìm dấu hiệu trong những năm vừa rồi.