Vai trò của Chính Phủ
Chính sách Tài Khóa
Chính sách tài khóa (fiscal policy) là một công cụ của chính sách kinh tế vĩ mô nhằm tác động vào quy mô hoạt động kinh tế thông qua biện pháp thay đổi chi tiêu và/hoặc thuế của chính phủ.
Mở rộng - Kích CẦU
- Giảm thuế
- Tăng chi tiêu Chính Phủ ⇒ Xử lý Suy Thoái
Thắt chặt - Giảm CẦU
- Tăng thuế
- Giảm chi tiêu Chính PHủ ⇒ Xử lý Lạm phát
Chính sách Tiền Tệ
Chính sách tiền tệ quốc gia là các quyết định về tiền tệ ở tầm quốc gia của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, bao gồm quyết định mục tiêu ổn định giá trị đồng tiền biểu hiện bằng chỉ tiêu lạm phát, quyết định sử dụng các công cụ và biện pháp để thực hiện mục tiêu đề ra.
- Tái cấp vốn
- Lãi suất điều hành
- Tỷ giá hối đoái
- Tỷ lệ dự trữ bắt buộc
- Nghiệp vụ thị trường mở
Điều hành Chính sách Tiền Tệ
- Lãi suất chính sách/ cho vay: Lãi suất cho vay qua đêm đối với các tổ chức tài chính từ NHTW
- Nghiệp vụ thị trường mở (OMO): Chính phủ mua/bán chứng khoán trên thị trường
- Dự trữ bắt buộc: Các khoản tiền mà các tổ chức tài chính được yêu cầu nắm giữ tại NHTW theo tỷ lệ % / tổng số nợ tiền gửi của họ.
Ví dụ
Ví dụ 1
Năm 2008, khủng hoảng kinh tế. GDP giảm, Giá giảm. Chính phủ Mỹ cần làm gì?
- Phân tích vấn đề, đây là Sốc Cung hay Sốc Cầu?
- Nếu chúng ta không thực hiện cú Sốc thì sẽ ntn?
Đường Cung dài hạn (LRAS): Là đường thẳng mà ở đó, với mọi mức giá thì ta cũng chỉ sản xuất được từng đó hàng thôi. (Do giới hạn về mặt nhân công, công nghệ, …)
Ví dụ 2
Năm 2020, Covid
Năm 2021, Mỹ bơm tiền, chấp nhận gia tăng lạm phát để kích thích GDP ⇒ Kích Cầu ⇒ Lạm phát tăng
Năm 2022, do chiến tranh Nga - Ukraine ⇒ Giá dầu tăng ⇒ Đường CUNG tăng ⇒ GDP giảm, Giá tăng ⇒ Lạm phát tăng
⇒ Tại Mỹ thời điểm này, Lạm phát tăng cao lịch sử. ⇒ Chính sách tiền tệ cần phải được Thắt chặt để kiểm soát Lạm phát.