Chính sách Tiền tệ

Tác động vào Thị trường Tài Chính (Thị trường Vốn + Thị trường Tiền tệ)

Mục tiêu

  1. ỔN ĐỊNH KT VĨ MÔ
  2. ỔN ĐỊNH GIÁ CẢ TIỀN TỆ

Tăng trưởng dài hạn - Kiềm chế Lạm phát - Ổn định Tỷ giá

Công cụ

  1. Tăng/Giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc Thay đổi Cung tiền
  2. Quy định hành chính (Trần sàn Lãi suất (< 6% với kì hạn 6 tháng , tăng trưởng Tín dụng ~ 14%)
  3. Thay đổi Lãi suất điều hành/ Nghiệp vụ OMO - Bơm tiền và Hút tiền
    1. Repo, Reverse Repo (mua bán giấy tờ có giá trị), Outright Bill (1 chiều, vd bơm 23k tỷ bằng cách mua của NHTM 1 tỷ đô)
    2. Lending: Discount, Refinancing
    3. QE - OT - Tapering - QT Ảnh hưởng thị trường mở
  4. Mua bán USD Can thiệp Tỷ giá
  5. Phát ngôn Ảnh hưởng tới hành vi =))

Nhiệm vụ của chúng ta là nhìn ra: - NHNN đang muốn Thắt chặt hay Nới lỏng? - Họ dùng công cụ nào để thực hiện chính sách đó? - Mỗi công cụ sẽ có sự khác nhau về Thời gian tác động, Quy mô tác động, Khu vực tác động. 3 thứ này sẽ dẫn dòng tiền đi vào từng khu vực. Chúng ta cần nhìn xem cái gì sẽ được hưởng lợi?

NHTW kiểm soát:

  • Tay trái: Toàn bộ Nền kinh tế thông qua Cung tiền (Chú ý M2)
  • Tay phải: Toàn bộ THANH KHOẢN của thị trường liên ngân hàng thông qua các loại lãi suất (OMO và Tín phiếu + Số lượng bơm hút)

Notes

  • Giai đoạn 2011, do Lạm phát quá cao, nên người dân không tin tưởng vào VNĐ nữa mà chuyển qua tích trữ vàng và Dola. Tuy nhiên, điều này dẫn tới hậu quả là Nhà nước không còn kiểm soát được nền kinh tế qua chính sách Tiền tệ nữa. Do đó, họ phải:

    • Bỏ toàn bộ các doanh nghiệp kinh doanh vàng miếng, để lại mỗi SJC là vàng miếng quốc gia. Độc quyền trong việc nhập khẩu.
    • Bắt bớ các vụ đầu cơ vàng (bầu Kiên)
  • Các mức độ can thiệp của NHNN:

    • Tăng lãi suất
    • Hút tiền về theo cách thông thường (OMO, …)
    • Hút tiền một cách thô bạo
  • NHNN muốn tạo ra 1 mức trần/sàn lãi suất, sau đó mong muốn lãi suất liên ngân hàng sẽ đi trong range đó.

    • Họ không tác động trực tiếp vào Lãi suất cho vay/ Lãi suất huy động được, vì khoản đó quá lớn =))
    • Nếu tác động vào lãi suất liên ngân hàng, nó sẽ giúp làm tăng/ giảm Chi phí vốn vay của Ngân hàng Tác động vào Lãi suất Huy động, từ đó tác động ngược lên lãi suất cho vay.
  • NHNN có thể dùng kết hợp cả 2, 3 công cụ cùng lúc. Ví dụ: Tăng lãi suất để hút tiền về, tuy nhiên lại mua USD để bơm tiền ra. Mục đích sau cùng vẫn là tạo ra lượng Cung tiền hợp lý cho nền kinh tế.

    • Tăng lãi suất Tác động ngắn hạn (Do Repo Bán thì phải cam kết mua lại trong thời gian tới)
    • Mua USD Tác động dài hạn (1 chiều, khi nào NHNN muốn thì họ mới bán ra) Nếu chỉ bơm OMO, thanh khoản có thể dịu lại, nhưng 2, 3 tháng tới tiền sẽ lại bị hút ra do đến kì đáo hạn.
  • Quy định hành chính: Giai đoạn 2010, NHNN fix cứng trần/ sàn lãi suất huy động và lãi suất cho vay. Các NHTM không làm theo được (do nhu cầu thị trường, và họ làm kinh doanh tiền thì cần có lãi), nên họ đã giả giấy tờ sổ sách. Vd cho vay 15% nhưng ghi là 12% thôi Giấy tờ sai hết. Đến tầm năm 2014, khi kinh tế ổn lại, giai đoạn đốt lò, những vụ như Bầu Kiên, Trầm Bê, … bị lôi ra xét xử.

  • Nới lỏng định lượng (QE): NHTW sẽ ôm các khoản tài sản xấu dưới chuẩn, ôm hết về mình, sau đó bơm tiền ra lại các NHTM để cấp cứu. Mua giữ tới khi nào kinh tế phục hồi mới trả lại.

    • Ở Mỹ, mỗi khi QE xong, FED lại phải điều trần trước Quốc hội, vì ông dùng tiền thuế của dân để ôm tài sản độc hại (toxic assets) Những công ty làm ăn bẩn thì được cứu, còn người dân thì phải chịu cảnh lạm phát cao.
    • Công dụng của QE:
      • Gột rửa tài sản xấu
      • Làm tăng giá toxic assets (Vì mn tin là đã được NHTW cứu)
      • Tăng giá trái phiếu (Giảm lợi suất)