Xây dựng danh mục
Phương pháp
- Theo ngành nghề: ngân hàng, chứng khoán, bđs, …
- Theo mức độ rủi ro: An toàn, Trung tính, Rủi ro (tính theo beta hoặc độ lệch chuẩn)
- Theo quy mô: Vốn hóa lớn, trung bình, nhỏ
- Theo triển vọng: Giá trị, tăng trưởng (P/B, P/E thấp → rủi ro)
- Theo kết quả: Theo đà (Momentum), đi ngược thị trường (contrarian)
- Theo nguồn lợi: Thu nhập hay tăng trưởng vốn.
Các bước xây dựng
Nhận diện chu kì kinh tế
- GDP, Lạm phát, Việc làm, Lãi suất, Tỷ giá, Thâm hụt ngân sách, Tâm lý người tiêu dùng.
- Chính sách Tiền tệ và Chính sách Tài khóa
- Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) và Chỉ số bán lẻ hàng hóa và dịch vụ
Nhận diện nhóm ngành
Rủi ro chu kì: Chính sách kinh tế Rủi ro đòn bẩy: Mùa KQKD Rủi ro mùa vụ: Giá cả hàng hóa
- Sự nhạy cảm của Doanh thu/ Chi phí
- Mở rộng - Ngành nhạy cảm - Ngân hàng, Chứng khoán, BĐS, máy móc, thiết bị, sắt thép, giao thông
- Thu hẹp - Ngành có yếu tố thường xuyên - Điện, Nước, Bảo hiểm, Dược phẩm, Thiết bị y tế, Thực phẩm, Tiêu dùng hàng ngày, …
- Đòn bẩy hoạt động: Bản chất tương quan giữa chi phí cố định (có doanh thu hay không vẫn phải chi) và chi phí biến đổi (chi phí biến đổi theo doanh thu)
- Ngành có chi phí biến đổi lớn → ít nhạy cảm với chu kỳ.
- Ngành có chi phí cố định lớn → đòn bẩy hoạt động cao: % thay đổi lợi nhuận / % thay đổi doanh thu
- Ngân hàng, CK, BĐS, Công nghệ, … thường có đòn bẩy hoạt động cao. Thương mại, chế biến, … thường có đòn bẩy hoạt động thấp.
- Đòn bẩy tài chính: Nợ dài hạn / Tổng tài sản hoặc với VCSH
- Ngành có chi phí tài chính phải trả thường nhạy với chu kì kinh tế (BĐS, máy móc thiết bị (thuê/vay mua), ..)
- Ngành có ít chi phí tài chính dài hạn như thương mại, dịch vụ, .. thường ít nhạy.
- Yếu tố thị hiếu: vd: Đại dịch thì khẩu trang/ nước rửa tay/ y tế, … sẽ làm ăn được.
Ở đầu chu kì, Ngân hàng sẽ là ông chạy đầu do nó là giai đoạn: Giảm/ Tích lũy/ Tăng nghi ngờ. Sau khi tiền vào thì Chứng khoán và BĐS sẽ là những ông tăng tiếp theo, do có tính đầu cơ cao
Với nhóm ngành 2, Bán lẻ sẽ chạy đầu. Nếu dòng tiền 1 mà giữ được giá, thì sẽ có hồi phục
Nhận diện Nhóm dòng tiền
Notes
Bản chất của nhóm dòng tiền là sự luân chuyển rủi ro: Từ An toàn → Rủi ro → Rủi ro cao
- ! Theo định giá: Thấp - Hợp lý - Cao
- ! Theo chất lượng: Tốt (5 sao) - Bình thường (3 sao) - Thấp (1 sao)
Nhóm dòng tiền 1 - An toàn (Tiền tới trước), sau đó tới Dòng tiền 2 và Dòng tiền 3.
Ví dụ trong cùng 1 nhóm ngành 1, Ngân hàng sẽ chạy trước, sau đó tới Chứng khoán, BĐS.
Phân tích cơ bản định giá
Lựa chọn danh mục trong nhóm dòng tiền ở bước trên.
- Chỉ cần dùng PE và PB đơn giản. Có thể phân tích sâu để xem chất lượng tài sản đảm bảo. Tiền vào mạnh, định giá không quan trọng. Tiền vào yếu thì định giá quan trọng
- Bản chất TTCK là bánh vẽ. Nguyên tắc là: định giá mà đắt khi điều chỉnh có thể sẽ mạnh hơn
- Khi thị trường giảm tìm mua thì dùng PB vì nó là biểu hiện giá trị còn lại. Khi thị trường tăng thì nên dùng PE vì nó là biểu hiện của giá trị thị trường.
Notes
Số liệu kế toán (Lợi nhuận): Một phần thực số + Sai số + “Muốn thế nào”
Định giá doanh nghiệp = Số liệu kế toán + “Triển vọng/ Bánh vẽ”
Giá cổ phiếu = Nguồn tiền + Định giá doanh nghiệp + “Tâm lý/ Lái”
- Những thông tin trong ngoặc kép trên kia đều dễ để làm giả, phần lớn không có thật, được dùng để làm “game”. Khi nghe tin thì nên nhìn nhận xem Tại sao người ta lại cho mình biết tin đó? Những công ty tử tế ít “lộ thông tin”, vì lộ thông tin là sai về đạo đức.
- Phần lớn số liệu công bố là “đã xong”. những thông tin đi trước phục vụ trò chơi, vậy nên chơi trò chơi đến khi có tin ra là phải rút.
- Nên khi định giá thì chỉ đánh giá mức độ “Tài sản đảm bảo” để trading sai/ dài hạn.
Nhẩm nhanh định giá
Dùng để nhẩm nhanh, so sánh 2 công ty. PE thấp hơn sẽ được ưu tiên hơn.
- Lấy 100/ i, với i là lãi suất liên ngân hàng 12 tháng, ví dụ. i = 9.5% ⇒ 100/ 9.5 = 10.5 = PE So sánh
- Tốt hơn: 100 / Lợi suất thị trường = 100 / 0.14 = 7.1
- PE < 7.1 là rẻ, từ 7.1 - 10.5 là vừa phải, PE > 10.5 là đắt.
Chất lượng doanh nghiệp
- Xem trên BCTC (ROA, ROE, ROC, Nợ/ VCSH, Đòn bẩy, … )
Phân tích kỹ thuật
Tìm điểm vào ra của cổ phiếu.
- Xu thế giá tăng + KLGD tăng + Giá chững lại: Đảo chiều
- XU thế giá giảm + KLGD không giảm nữa + Giá chững lại: Đảo chiều
- Hỗ trợ/ Kháng cự: Khu vực có thể chững lại.
- Đường xu hướng: Đóng vai trò như hỗ trợ/ kháng cự trong xu hướng: Khu vực chững, yếu hơn
Chiến lược giao dịch
Chiến lược vĩ mô
- Tích lũy - Tăng nghi ngờ: Nhóm ngành 1
- Mua dòng tiền 1, 2, 3 giữ lâu dài đều okie
- Tăng nghi ngờ - Tăng: Nhóm ngành 2
- Khi nhóm dòng tiền 2 của nhóm ngành 1 mà chạy, thì nhóm dòng tiền 1 của nhóm ngành 2 cũng chạy
- Tăng mạnh/ Bão hòa: Nhóm ngành 3
- Khi nhóm dòng tiền 3 của nhóm ngành 3 chạy, thì chuẩn bị vào giai đoạn bão hòa.
- Khi dòng tiền 3 của nhóm ngành 3 bị bán, và nhóm dòng tiền 1 của 3 ngành được mua, thì 1 vòng mới chuẩn bị.
Chiến lược sự kiện
KQKD tốt, sẽ bão hòa thời gian sau đó, mua T+ thì ok nhưng đó không phải giai đoạn nắm giữ lâu dài được. Chờ điểm uốn → ra ngay
Tin xấu ra → Giá điều chỉnh thái quá → Tạo điểm uốn → MUA
Chờ điểm uốn!!! (Cả lúc bán và lúc mua), khi sự kiện xảy ra
Summary
Notes
Danh mục cá nhân: Chỉ cần 3 ngành trong 1 nhóm ngành, 3 nhóm dòng tiền trong mỗi ngành, mỗi nhóm dòng tiền 3 cổ phiếu để theo dõi ⇒ Tổng 27 cổ phiếu theo dõi.
Notes
- Tốt mà không thể tốt hơn thì là xấu.
- Xấu mà không thể xấu hơn thì là tốt.