Phương trình trao đổi

Key Takeaways

WHAT

  • Phương trình được tạo ra bởi John Stuart Mil với nội dung: Tổng lượng tiền được chuyển giao trong một nền kinh tế sẽ luôn bằng tổng giá trị tiền tệ của hàng hóa và dịch vụ được chuyển giao trong một nền kinh tế.

Notes

M x V = P x Q

M: Cung tiền - Số lượng tiền danh nghĩa V: Tốc độ quay của nền kinh tế/ Vòng quay Tư bản P: Mức giá chung Q: Khối lượng hàng hóa và dịch vụ

Vế trái: M, V sẽ tạo ra Lạm Phát Vế phải: P, Q tạo ra GDP

WHY

Công thức trên giúp chúng ta lý giải được rất nhiều câu hỏi về nền kinh tế, về các Chính sách của Chính Phủ ở mỗi giai đoạn.

  • Khi GDP giảm, Chính Phủ sẽ:
    • Tăng Cung tiền (M) để kích thích nền kinh tế.
    • Tích cực đẩy nhanh Đầu tư công, giải ngân tiền Tăng tốc độ quay (V)
  • Tại sao không liên tục tăng Cung tiền (M) vào nền kinh tế cho GDP tăng vọt?
    • Vì số lượng hàng hóa Q tại 1 thời điểm không thể tăng nhanh được, do muốn xây dựng nhà máy, khu công nghiệp, hoặc sản xuất hàng hóa, … đều cần thời gian.
    • Nếu Q không tăng, mà M * V lại tăng P (Lương công nhân, giá cả hàng hoán, ..) sẽ phải tăng lên nhanh để cân bằng Gây ra Lạm phát
  • Giữa M và V thì Chính Phủ sẽ ưu tiên tăng gì?
    • Tăng M, vì V khó tăng hơn. V thường bị tác động bởi những yếu tố bất ngờ (Covid, Đứt chuỗi cung ứng, …)

Notes

  • Dữ liệu về M và V ở Việt Nam. V ở Việt Nam ~0.5 - 0.6
  • Tốc độ tăng cung tiền và tăng GDP phải song hành với nhau, nếu không nền kinh tế sẽ không bền. VD: Năm 2021 tăng trưởng cung tiền M2 là 10.66%, nhưng GDP tăng 5.41% Còn 5,25% tiền sẽ sang năm sau. Năm 2022, Cung tiền tăng 3,2%, nhưng GDP đã tăng 13,73% Nền kinh tế đang Thiếu thanh khoản (AKA Thiếu tiền) để quay vòng. Vậy tiền đi đâu? - Nợ xấu ngân hàng, Nằm chôn chân ở BĐS, Chậm giải ngân đầu tư công (Do tiền huy động từ Trái phiếu CP nằm ở Kho Bạc, k giải ngân thì tiền nó không vào lưu thông)

Questions

Q: Có phải cứ tăng cung tiền (M) là sẽ có lạm phát không? A: Không - Quan trọng là V đang ở đâu. Nếu M tăng mà vòng quay tiền đứng yên, thì tiền chỉ nằm ở đó thôi chứ không chảy vào nền kinh tế. - Tiền sẽ chảy vào đâu? Nếu tăng cung tiền, nhưng tiền chảy vào sản xuất thì sẽ tạo ra được giá trị tăng trưởng được GDP. Còn nếu chảy vào tài sản nóng (Cổ phiếu, BĐS, …) thì chưa chắc =)) Source