Lạm phát
Key Takeaways
WHAT
-
Là sự tăng mức giá chung của hàng hóa và dịch vụ theo thời gian và sự mất giá của 1 số loại tiền tệ. Ví dụ: Năm ngoái ăn tô phở hết 30k, năm nay ăn vẫn tô phở như thế giá 40k
-
Các loại Lạm phát:
- Lạm phát tự nhiên: 0 - 10%
- Lạm phát phi mã: 10 đến dưới 1000%
- Siêu lạm phát: Trên 1000%
-
Lạm phát lõi
- Khi nghiên cứu về Lạm phát, người ta còn chú ý tới chỉ số Lạm phát lõi (lạm phát cơ bản), là sự thay đổi giá cả của hàng hóa, dịch vụ nhưng không bao gồm mức giá của lương thực và năng lượng.
- Đo lường tác động hoặc áp lực lâu dài của cầu đến sự biến động của giá.
- Lý do không tính lương thực và năng lượng là vì đây là những mặt hàng cần thiết, dù có tăng giá lên thì nhu cầu vẫn cao ⇒ Giá của bọn này biến động quá mạnh → Cần loại bỏ.
WHY
- Tại sao lại có lạm phát?
- Do Chi phí đẩy:
- Giá nguyên vật liệu đầu vào tăng → Chi phí đẩy lên → Sốc cung tiêu cực → Giá đẩy lên
- Lương tăng
- Do Cầu kéo:
- Chính phủ bơm tiền/ đẩy mạnh đầu tư công → Kích cầu → Tăng giá
- Do Chi phí đẩy:
- Khi Chính Phủ bơm tiền thì có gây ra Lạm phát không?
- In tiền thì chắc chắn gây ra Lạm phát.
- Bơm tiền thì chưa chắc. Vì quan trọng là tiền sẽ đi vào đâu? Nếu nó đi vào DN sản xuất thì sẽ gây ra bong bóng tài sản.
- Tại sao người ta không hạ cho lạm phát về = 0?
- Theo Phương trình trao đổi kinh tế Vĩ Mô:
M*V = P*Q
, thì để tăng GDP, phải đẩy mạnh của Price (giá) và Q (số lượng). Giữ lạm phát ở 1 mức vừa đủ sẽ giúp cho Giá tăng lên, kích thích nền kinh tế
- Theo Phương trình trao đổi kinh tế Vĩ Mô:
- Tại sao Lạm phát quan trọng?
HOW
Đo lường
- Chỉ số giá tiêu dùng - CPI
- Chỉ số giá sản xuất (Producer Price Index - PPI)
- Chỉ số chi tiêu tiêu dùng cá nhân (PCE)
- Chỉ số bán sỉ (WPI)
Nguồn: https://topi.vn/so-sanh-cpi-va-pce.html Hiểu đơn giản thì như sau :
- Giả sử hàng hoá trên thị trường chỉ có 2 mặt hàng là Thịt Bò và Bánh mỳ.
- Một ngày đẹp giời do giá cỏ lên cao đột ngột lên Bò tăng giá 7%, bánh mỳ tăng 5%.
- Ông bán thịt bò dốt toán nên bảo thôi tăng hẳn thành 10% cho dễ tính, 3% ông đút túi vì kiểu gì chẳng phải ăn thịt bò !
Để đo sự tăng giá này thì có 3 chỉ số
- PPI: Production Price Index :Đo sự tăng giá của nhà sản xuất, như vậy thì Bò tăng giá 7% , Bánh mì tăng 5%.
- CPI: Consumer Price Index – Tính cả bò và bánh mỳ vào rỏ hàng hoá, bò tăng 10% và Bánh Mỳ tăng 5%
- PCE: Personal Consumption Expenditures Thịt bò đắt quá, thôi nhịn, không ăn bò, chỉ ăn bánh mỳ thôi. Như vậy chỉ tính sự lên giá của bánh mỳ
Cách điều chỉnh
- Chính sách tài khóa: Giảm thuế, tăng đầu tư công, Chính Phủ mua nắm giữ trái phiếu dài hạn, ..
- Chính sách tiền tệ: Tăng/ Giảm lãi suất tiền gửi/ cho vay, Bơm tiền ra thị trường,
FED sử dụng PCE để đưa ra chính sách. VN sử dụng CPI.
Lạm phát mục tiêu
-
Mục đích của mọi chính phủ đều là: (1) Tăng trưởng kinh tế. (2) Ổn định giá cả và (3) Đảm bảo việc làm cho người dân. Tuy nhiên, 3 mục tiêu này rất mông lung, khó hiểu, khó đo đạc ⇒ Cần một mục tiêu làm “cái neo danh nghĩa” thỏa mãn:
- Nếu mục tiêu đó đạt được, thì cả 3 cái trên cũng đạt được.
- Mục tiêu này phải dễ hiểu với người dân.
-
Ban đầu, người ta dùng Tỷ giá làm mỏ neo. Các nước sẽ neo tiền của mình theo các nước lớn (Mỹ, Đức). Người dân các nước này cũng đồng ý, vì họ tin tưởng vào các nước lớn hơn các chính trị gia trong nước. Tuy nhiên, điều này đã sụp đổ vì các cuộc tấn công tiền tệ. Một trong số đó là vụ bán tháo đồng bảng Anh của Soros. Ngoài ra, các nền kinh tế lớn như Mỹ, Nhật cũng không dùng cách này được, vì họ đâu nó neo vào được nước nào đâu?
-
Sau đó, người ta nghĩ tới việc dùng Cung tiền làm mỏ neo. Cuối năm tăng Cung tiền lên tới X là ok. Tuy nhiên, vấn đề là: Cung tiền chỉ là 1 trong những yếu tố tác động tới giá cả hàng hóa. Ngoài ra, các khái niệm M0, M1, M2, … cũng khá rắc rối với người dân.
-
Cuối cùng, một số nước lớn quyết định lựa chọn 1 khái niệm, gọi là: “Lạm phát mục tiêu”.
- Năm 1990, New Zealand áp dụng. Tiếp đó là tới Canada năm 1991, Anh năm 1992, …
- Lạm phát mục tiêu này khác với con số mà Chính Phủ Việt Nam đưa ra hàng năm, vì nếu đúng là “Lạm phát mục tiêu” thì:
- Họ phải công bố công khai con số trong trung và dài hạn, chứ không phải ngắn hạn hàng năm.
- Cam kết về mặt thể chế với mục tiêu đó, coi đó là tôn chỉ chính sách của mình.
- Thông tin đầy đủ, minh bạch về mọi biến số ảnh hưởng đến lạm phát.
- Lạm phát là KPI đo lường mức độ hiệu quả của Chính phủ trong mắt người dân.
-
Về sau, FED nhận thấy là Chính sách tiền tệ thường mất 1 năm mới tác động đến sản lượng, và 2 năm mới tác động tới Lạm phát. Do đó, họ đã thực hiện chính sách ĐI TRƯỚC MỘT BƯỚC. Đó là: Nếu nhận thấy 2 năm tới kinh tế hồi phục, và có khả năng lạm phát cao, thì họ sẽ Thắt chặt, và ngược lại.
-
Năm 2012, FED công bố lạm phát mục tiêu là 2%.
Notes
-
Do VN tính CPI của từng tháng theo YoY, nên khi dự phóng Lạm phát, mình nên xem xét tới cùng kì năm trước, xem có Áp lực lạm phát hay không? Nếu năm ngoái cũng cao, năm nay ở mức đó thì cũng bình thường. Lạm phát năm thì tính = trung bình CPI 12 tháng trong năm.
-
Lạm phát ở Việt Nam qua từng năm:
-
Muốn biết có lạm phát hay không, hãy nhìn vào tốc độ tăng trưởng tín dụng và chất lượng tín dụng.
-
Nếu lạm phát < 5%, nền kinh tế vận hành bình thường. Nếu từ 5 - 10%, người ta sẽ tìm kênh trú ẩn (BĐS sẽ là một kênh trú ẩn tốt). Nếu > 10%, NHNN sẽ phải tác động thô bạo để kìm lạm phát, tài sản nào cũng bị ảnh hưởng.
-
Khi phân tích lạm phát của Mỹ để dự đoán mô hình TTCK Quoc te vs VN.excalidraw, ta cần đặc biệt chú ý giữa thông tin: Kỳ vọng và Thực tế.
Questions
- Tại sao Lạm phát làm tăng chênh lệch giàu nghèo?
- Người giàu dùng 90% thu nhập cho chi tiêu cần thiết, còn lại toàn là tài sản. Trong khi đó người nghèo dùng 80-90% tiền cho chi tiêu cần thiết.
- Khi Lạm phát tăng, phần tài sản của người giàu còn tăng nhanh hơn (do lãi suất tăng) ⇒ Họ không cần để ý tới xăng tăng xíu, tiền thịt tăng xíu. Chỉ có ng nghèo mới để ý thấy thôi.
- Sau 35 - 40 tuổi, năng suất lao động giảm dần, tốc độ tăng lương không theo kịp tốc độ tăng của Lạm phát → Người nghèo càng ngày càng nghèo đi.