Tiêu sản và Tài sản

Tài sản - Assets

Những gì chúng ta sở hữu mà nó đem lại thêm thu nhập cho chúng ta.

Hay trong quá trình sở hữu, số tiền nó mang về cho chúng ta cao hơn số tiền chúng ta bỏ ra để nuôi nó.

VD: Ngôi nhà, đem cho thuê, sau khi trừ đi chi phí thì vẫn có lời. Khi ta bán giá cao hơn khi chúng ta mua ⇒ Vẫn mang lại lợi nhuận.

Tiêu sản - Liabilities

Những thứ mà trong quá trình sở hữu nó sẽ lấy bớt tiền ra khỏi túi của chúng ta.

VD: Khi mua xe hơi, hàng tháng ta phải đổ xăng xe, bảo trì, phí đường bộ, … Khi bán xe ta phải bán giá thấp hơn do khấu hao sử dụng ⇒ Nó lấy tiền ra khỏi túi.

Hãy bỏ qua tất cả những lời khuyên như: Sự tiện nghi, cơ hội mà nó mang lại trong quá trình sở hữu.


1. Chi tiêu/Tiêu sản và Tài sản

Chi tiêu - Expenses

Chi phí mà ta phải chi trả để sở hữu 1 món đồ gì đó để đổi lại 1 giá trị nào đó khác trong cuộc sống.

VD: Mua máy lạnh, trả chi phí bảo trì, .. khi bán thì trả thêm chi phí khấu hao. Bản thân nó là 1 loại tiêu sản. Nhưng nó lại đem lại sự tiện nghi, thoải mái, mát mẻ.

Khi mua xe hơi, mọi người hay giải thích là nó tiện nghi, nó đem lại sự thoải mái, mối quan hệ, … từ đó kiếm được nhiều tiền hơn.

⇒ Không đúng lắm, vì bản chất vẫn là bạn đang gián tiếp “đổi” chi phí lấy 1 giá trị nào đó. Vẫn là đang xài tiền chứ không phải làm ra tiền.

⇒ Hầu như mọi thứ xung quanh ta đều là tiêu sản =)))) Nhưng vấn đề ở chỗ là lựa chọn giữ cái nào, bỏ cái nào, phân biệt rõ thì mới quản lý được.

2. Một thứ là Tài sản hay Tiêu sản phụ thuộc vào cách chúng ta sử dụng

VD: Cái xe hơi:

  • Nếu chúng ta sử dụng, thì mỗi tháng nó lấy đi bao nhiêu xèng của mình ⇒ Tiêu sản.
  • Nếu chúng ta đem đi cho thuê, sau khi trừ đi chi phí thì nó vẫn đem lại tiền cho chúng ta ⇒ Tài sản

Người giàu mua Tài sản Người nghèo chỉ có Chi Phí

  • Chi xong các khoản cần thiết thì hết tiền rồi, không còn đồng nào dư cho việc khác nữa.
  • 1 là Cắt bớt Chi Phí hoặc tăng Thu Nhập mà giữ nguyên Chi Phí.

Người trung lưu mua Tiêu sản nhưng lại nghĩ mình đang sở hữu Tài sản.


Cố gắng:

  • Thu nhập cao hơn Chi tiêu.
  • Khi có thu nhập cao rồi, cố giữ mức Chi tiêu như cũ. Lấy phần dư để đi mua và sở hữu Tài sản. Tránh sở hữu tối đa Tiêu sản không cần thiết. Tài sản nó sẽ cộng dồn và mang lại nhiều tài sản hơn cho chúng ta.

Vậy cả đời phấn đấu rồi không được hưởng thụ, cứ phải chăm chăm đầu tư kiếm Tài sản về à?

Không hẳn.

  • Khi còn trẻ, hãy bắt đầu hành trình Tự do tài chính càng sớm càng tốt.
  • Phương pháp bắt cầu. Thay vì sở hữu 1 cái gì đó, thì mình sẽ tạo ra tài sản, để mỗi tháng nó kiếm cho mình đủ tiền để đi thuê. (Vd thay vì mua xe 1 tỷ thì mình kiếm cách để tạo ra tài sản, mỗi tháng tài sản đó sinh ra cho mình 20 triệu, mình sẽ dùng 20tr đó để đi thuê xe).

”Hãy mua một tiêu sản nếu như bạn đảm bảo rằng sẽ có loại tài sản khác trả tiền cho chúng” - Trích trong Cha giàu Cha nghèo.

  • Công thức 10%: Trong trường hợp bắt buộc phải sở hữu Tiêu sản, thì sẽ follow theo công thức 10%. Tối đa 10% Tổng Tài sản của mình có thể dùng cho việc mua Tiêu sản.

Ngôi nhà là tài sản hay tiêu sản?

Nhà / Đất: Nhà là tiêu sản (do nó lấy tiền của mình cho việc bảo trì, chi phí). Còn Đất là tài sản (tăng lên theo thời gian).

  • Mua nhà liền thổ = mua cả tài sản và tiêu sản.
    • Nên để ý về diện tích, hình dạng (vuông vức hay không), phong thủy, …
  • Tiêu sản có thể dùng để tăng giá trị tài sản (Xây nhà để làm tăng giá trị cho miếng đất)
  • Tập trung vào miếng đất nhiều hơn khi chỉ muốn đầu tư.
  • Tránh mua nhà liền thổ rồi đóng cửa để đó.
  • Căn hộ chung cư là 1 dạng tiêu sản. Khi giá tăng, hãy căn ra vàng xem có tương đương không.
  • Khi giá trị nhà tăng thì giá những căn xugn quanh cũng tăng tương đương → Giá tăng về mặt ý nghĩa chứ cuộc sống thì vẫn cần 1 nhà để ở.

Kết luận:

  • Ngôi nhà chỉ là tài sản khi nó sinh thêm tiền cho chúng ta khi sở hữu.
  • Đa số trường hợp ngôi nhà là tiêu sản, miếng đất là tài sản.
  • Chung cư là 1 dạng tiêu sản.

  1. Ngôi nhà chỉ là tài sản khi chúng ta có thể dùng nó để kinh doanh. (cho thuê, airbnb)
  2. Nếu muốn đầu tư, hãy quan tâm nhiều hơn đến yếu tố đất, trừ trường hợp ngôi nhà làm tăng giá trị đất.
  3. Nếu cần 1 kênh đầu tư cơ bản, hãy ưu tiên mua đất.

Trong Tài chính, tài sản và tiêu sản đơn giản là cái tạo ra cho mình thêm tiền, và cái lấy tiền từ túi của mình. Tuy nhiên trong cuộc sống thì phức tạp hơn 1 chút:

  1. Tài sản:
    1. Trực tiếp tạo ra tiền: Cổ phần, ngôi nhà cho thuê, …
    2. Công cụ để kiếm tiền: Laptop, …
    3. Nâng cao kiến thức
  2. Tiêu sản:
    1. Nguyên tắc 10%: Sau khi đã có đủ 90% tài sản thì mình cho phép được dùng 10% đi mua tiêu sản.
    2. Biểu đồ Giá trị và Số tiền: Ưu tiên theo thứ tự từ trên xuống.
      1. Ít tiền, nhiều giá trị (xe)
      2. Nhiều tiền, nhiều giá trị (vd nhà)
      3. Ít tiền, ít giá trị (nến thơm)
      4. Nhiều tiền, ít giá trị (du thuyền, …)