Tăng vốn điều lệ của Ngân hàng
Tăng vốn
- Các Ngân hàng thường “tăng vốn” để cải thiện hệ số CAR.
- Từ công thức tính CAR thì có 2 cách: ngân hàng không tăng RWA quá cao hoặc phải tăng vốn. Để đảm bảo được CAR, các ngân hàng thường chọn cách 2.
- Vốn tự có của ngân hàng bao gồm:
- Vốn cấp 1: chủ yếu là vốn điều lệ, lợi nhuận giữ lại và các quỹ
- Vốn cấp 2: vốn bổ sung gồm trái phiếu, giá trị tăng thêm của TSCĐ, chứng khoán được định giá lại, …
Do đặc tính an toàn cao hơn nên bank thường chọn tăng vốn cấp 1, chủ yếu là vốn điều lệ. Lý do là vì theo NĐ 65 về phát hành TPDN, Hồ sơ phát hành phải có báo cáo tình hình sử dụng số tiền thu được từ việc phát hành TP đối với TP còn dư nợ ⇒ Khó cho NH, vì việc tracking “tình hình sử dụng” tiền này rất khó, do đặc thù bank là dòng tiền luân chuyển liên tục, nguồn vốn vừa huy động được hòa lẫn vào nguồn vốn khác ⇒ NH ngại trong việc huy động vốn từ kênh trái phiếu.
Các hình thức tăng vốn phổ biến:
- Chia tách cổ phiếu (Stock Split)
- Phát hành cổ phiếu riêng lẻ (Private Offering)
- Phát hành quyền chọn mua cổ phiếu (Stock Options)
- ESOP
Tại sao NH cần tăng vốn?
- Cover loss (cả expected losses and unexpected losses). Bank cần đảm bảo an toàn vốn ở mức tối thiểu 8%, nếu không, trong trường hợp xấu, hiệu ứng domino có thể đe dọa tới hệ thống tài chính (Bankrun)
- Quy định về mức tối đa cho vay của 1 NH không được vượt quá 15% vốn tự có ⇒ Tăng vốn để Mở rộng dư nợ cho vay.
Case study
- VPB bán 15% cổ phần cho SMBC thôgn qua phát hành cp riêng lẻ.
- CTG đề xuất giữ lại toàn bộ lợi nhuận giai đoạn 2024 - 2028 để tăng vốn điều lệ
- LPB chi trả cổ tức bằng CP.
Notes
- Vốn tự có quá cao sẽ kéo theo Chi phí vốn lớn. Để cân đối, NH có thể lựa chọn những tài sản có tỷ suất sinh lời lớn hơn nhưng đồng nghĩa rủi ro phải đối mặt cao.
- Một số bank phân loại nhóm nợ chưa đúng với thực tế, nợ xấu bị che đậy dẫn đến trích lập sai. Như vậy thì hệ số CAR có khả năng bị biến “ảo”