Cao su

Đặc điểm ngành

  • Rào cản gia nhập ngành lớn, do:

    • Cây cao su phát triển được phải phụ thuộc vào yếu tố thổ nhưỡng: Nhiệt độ từ 26%C, lượng mưa 1800mm, độ ẩm 80%, tầng đất sâu 1m và độ cao so với mực nước biển từ 300m trở xuống. Yếu tố này quyết định năng suất khai tháchiệu quả kinh doanh.
    • Vùng nguyên liệu chiếm dụng vốn đầu tư và đất đai trong dài hạn.
    • Trong khoảng 7 năm tuổi đầu, doanh nghiệp sẽ không thể thu thập mủ từ cây. Giai đoạn từ 11 - 25 tuổi, cây sẽ cho sản lượng năng suất nhất, sau 26 tuổi cây sẽ ngừng sản sinh mủ. Sau 26 tuổi, cây này sẽ được khai thác để bán lấy gỗ.
  • Các doanh nghiệp thượng nguồn phụ thuộc nhiều vào giá cao su thế giới.

  • Thế giới: Các quốc gia tham gia ngành chủ yếu ở khu vực Châu Á: Thái Lan, Indonesia, Việt Nam, Ấn độ chiếm hơn 72% sản lượng sản xuất cao su toàn cầu.

  • Diện tích trồng cao su theo khu vực tại Việt Nam:

Chuỗi giá trị

  • Khâu nguyên liệu và sơ chế (Upstream)
    • Trồng, khai thác, chế biến mủ cao su.
    • Các công ty chính: Tổng công ty cao su Đồng Nai, Cao su Dầu Tiếng, cao su Phú Riềng.
    • 5 doanh nghiệp cao su thiên nhiên niêm yết trên sàn: GVR, PHR, DPR, TRC, HRC, ..
  • Khâu phân phối, giao dịch thương mại (Midstream)
    • Các cty khai thác và sơ chế mủ cao su, bán trực tiếp đến KH nội địa hoặc xuất khẩu (Dầu Tiếng, Đồng Nai, GVR, PHR, DPR, TRC, HAGL, ..)
    • Tập hợp các công ty thương mai chuyên thu mua cao su sơ chế về để xuất khẩu, ăn chênh lệch giá. (Nhóm này lợi nhuận không ổn định do không kiểm soát được giá đầu vào)
  • Khâu sản xuất công nghiệp (Downstream)
    • Chủ yếu là làm săm lốp (60-70% sản lượng), còn lại thuộc về nhóm găng tay y tế, gối nệm, băng tải, …
    • Các DN hoạt động trong khâu downstream: GVR, DRC, DPR, CMS, SRC.

Yếu tố ảnh hưởng

  • Mô hình hoạt động kinh doanh: Mỗi DN ở các khâu khác nhau trong chuỗi giá trị sẽ phải cạnh tranh nhau về biên lợi nhuận gộp.
  • Diện tích khai thác mủ cao su tự chủ của DN Sản lượng khai thác
  • Quy định mức bán giá sàn: Do Tập đoàn CN Cao su Việt Nam (VRG) áp đặt, nhằm đảm bảo biên lợi nhuận ngành và tránh bị bán phá giá. Do đó, các DN chỉ được hưởng lợi từ việc giá cao su thế giới tăng.

Notes: Chart Giá cao su thế giới

Doanh nghiệp trong ngành

UPSTREAM - Khâu nguyên liệu và sơ chế

Notes

UPSTREAM là khâu có biên lợi nhuận gộp cao nhất, đồng thời cũng là khâu chịu tác động tăng giảm nhiều nhất bởi giá cao su thiên nhiên thế giới.

  • PHR, GVR và DRI có lợi nhuận tốt, tăng đột biến vào giai đoạn 2016, 2017 do giá cao su thế giới tăng trở lại 225USD/kg

  • Chi phí đầu vào:

    • Phân bón, nguyên vật liệu (hạt giống, hóa chất, tưới tiêu,…): Chiếm khoảng 37% tổng chi phí. Giá phân sẽ thay đổi theo từng giai đoạn trưởng thành của cây cao su và tính chất đất trồng cây cao su.
    • Nhân công: Khá lớn. (GVR - 37%, DPR - 48%, PHR - 28%, TRC - 58%, HRC - 35%)
  • Tỷ trọng doanh thu từ cao su của 1 số DN trong ngành

MIDSTREAM - Khâu phân phối, giao dịch thương mại

  • Tỷ suất lợi nhuận gộp ở nhóm này rất thấp (1-5%) và không ổn định, lợi nhuận chủ yếu dựa trên sản lượng.

DOWNSTREAM - Khâu sản xuất công nghiệp

Notes

DOWNSTREAM có biên lợi nhuận gộp khá cao và chỉ ổn định khi giá cao su thiên nhiên ở mức thấp.

  • Đầu vào của nhóm này là cao su thiên nhiên, đầu ra là săm lốp, găng tay, … Lợi nhuận của DN này chịu ảnh hưởng bởi Giá cao su và Giá săm lốp thế giới.
    • Giai đoạn 2016, 2017, giá cao su tăng, nhưng giá săm lốp tăng nhẹ DRC bị giảm lợi nhuận từ 26% 16%.
  • Các sản phẩm công nghiệp: lốp xe, băng tải, dây đai, ống cao su, găng tay, giầy dép, đồng hồ, phụ tùng máy móc, tấm lót đàn, sản phẩm vệ sinh, …

Report