Phương pháp ghi nhận

  • Tài sản tài chính ghi nhận thông qua lãi lỗ - (FVTPL) - Fair Value Through Profit or Loss

    • Thường là cổ phiếu công ty khác. (dùng trading)
    • Lãi thì ghi lãi, lỗ thì ghi lỗ luôn (Khác với Doanh nghiệp. DN nếu lãi thì không được ghi, lỗ thì trích lập dự phòng)
    • VD: CTCK mua cổ phiếu HPG với giá 20k, tới ngày 31/12 thì giá cp HPG tăng lên 30k thì CTCK có thể ghi lãi, mặc dù chưa bán.
  • Tài sản tài chính nắm giữ đến ngày đáo hạn (HTM) - Held to Maturity

    • Thường là Trái phiếu, Tiền gửi có kỳ hạn, .. (những loại này mới có kỳ hạn - Maturity)
    • Nắm giữ lâu dài để lấy lãi.
    • Các CTCK dùng tài sản HTM (thường là tiền gửi) để đem đi đảm bảo cho các khoản vay ngắn hạn, sau đó dùng tiền này để đi cho vay Margin.
  • Tài sản tài chính sẵn sàng để bán (AFS) - Available for Sales

    • Loại tài sản không thuộc 2 loại trên

Nếu tài sản để ở phần FVTPL, lãi/lỗ sẽ được ghi vào Doanh thu/ Lợi nhuận Báo cáo kết quả hoạt động. Nếu tài sản để ở HTM/ AFS, lãi/ lỗ sẽ được ghi vào mục: Thu nhập toàn diện khác. (hoặc ghi trực tiếp vào Vốn chủ sở hữu)

Nếu thị trường đi xuống, các CTCK thường đẩy tài sản về phần AFS để tránh ghi lỗ.

Như vậy, BCKQKD của CTCK chia thành 2 phần:

  • Phía trên: Lãi/ Lỗ Phần này mới có ý nghĩa với nhà đầu tư vì nó sẽ được tính vào EPS
  • Phía dưới: Thu nhập toàn diện khác
    • Một số CTCK nắm cổ phần của công ty chưa niêm yết thì phần thu nhập toàn diện khác sẽ là 0 vì không có cơ sở để đánh giá lại.

Định giá Công ty Chứng khoán

Nhóm ngành chứng khoán chưa bao giờ có định rẻ. Vì:

  • Chất lượng lợi nhuận thấp. Lợi nhuận từ đầu tư chứng khoán thì không ổn định để dự báo tương lai cho định giá.
  • Sự gia trưởng của VNIndex buộc nhóm chứng khoán đồng pha khiến định giá không còn ý nghĩa.
  • Nghịch lý: nhóm chứng khoán ở có giá rẻ khi thị trường chứng khoán không hấp dẫn, thế thì đánh giá tiềm năng lại thấp, vậy thì giá lại không còn rẻ nữa. Gap để đầu cơ cổ phiếu chứng khoán có thể là những đoạn lệch pha khi thị trường đã vào trend mà cổ phiếu chứng khoán thì chưa, hoặc tại pha cực xấu tìm tài sản giá rẻ thanh khoản cao bị bán giá thấp. Hoặc mình nghĩ cách khác là theo dòng thị trường luôn VNindex uptrend được thì nhóm chứng khoán cũng vậy.

Source

BCTC

  • Doanh thu của CTCK thường ở 3 khoản lớn:

    • Hoạt động tự doanh: FVTPL
    • Doanh thu từ môi giới: Phụ thuộc vào thị phần, vào số lượng tài khoản mở mới, Lượng giao dịch của nđt
    • Thu nhập từ cho vay Margin
  • Khi xem BCTC của công ty CK, cần xem thêm chỉ tiêu ngoại bảng để nắm được các thông tin khác như: Tài sản tài chính của nhà đầu tư (Giá trị cổ phiếu của NĐT), tài sản T+, tiền gửi nđt, … Tác động trực tiếp vào doanh thu môi giới.

  • Trong mục chi tiết FVTPL, có thêm mục: “Cổ phiếu niêm yết cho hoạt động phòng ngừa rủi ro của chứng quyền”. Lý do vì luật quy định, nếu CTCK phát hành chứng quyền của cổ phiếu nào, thì phải mua cổ phiếu của công ty đó.

Để đánh giá 1 CTCK, cần xem tài sản chính của họ đang nằm ở đâu? FVTPL hay HTM/AFS?

  • SSI, HCM đầu tư nhiều vào FVTPL và HTM: Đầu tư CK là chính.
  • VND thì HTM và AFS của họ lại chiếm tỷ trọng lớn: Làm nghiệp vụ treasury, đi vay tiền ngắn hạn về để cho nđt vay margin ăn chênh lệch lãi.
  • SHS - BCTC quý 2/2022: Do Lãi/lỗ của AFS không ghi vào kết quả kinh doanh, nên họ đẩy rất nhiều tài sản vào đây, lỗ hơn 570 tỷ. Trong khi báo cáo FVTPL thì đang ghi lãi 32 tỷ.

Notes

  • P/E trung bình của Ngành CK là khoảng 15 lần, P/B khoảng 1,5 lần (tính theo năm)

Đọc BCTC