BTN - Big Bet on the Future

WHAT

Nhắm tới tạo lợi nhuận lớn (trong tương lai) thông qua việc mua lại công ty khác

Đây là kĩ thuật: Dồn hết lợi nhuận trong tương lai và ghi vào hiện tại. Đẩy chi phí lên tương lai. Đánh cược là tương lai sẽ làm ăn được, rồi ghi lợi nhuận bù lại khoản đó.

Ref: Lợi thế thương mại

Case Study

Nước khoáng Vĩnh Hảo

  • Năm 2013, Vĩnh Hảo mua 99.99% công ty Cổ phần Thương mại Dịch vụ và Sản xuất Krongpha với giá 47.59 tỷ. Tuy nhiên, sau khi Đánh giá lại Tài sản thuần, họ định giá lên thành 261,552 tỷ Họ tính đây là giao dịch mua rẻ, sau đó ghi tăng Doanh thu.
  • Tuy nhiên, số tiền đã thanh toán là 2,4 tỷ =)) Giao dịch này được thực hiện vào ngày 30/12/2013
  • Lý do họ không mua 100% mà phải mua 99,99% là vì: Công ty cổ phần thì theo luật phải tối thiểu 3 cổ đông. Nên họ nắm 99,99%, còn 2 ông cổ đông còn lại cho mỗi ng nắm 10cp =))
  • Công ty này ghi doanh thu 227 tỷ nhưng đóng thuế 5 tỷ. Lý do là Thuế được đóng riêng biệt theo từng công ty. Nên trong BCTC của riêng từng cty thì không có khoản doanh thu này. Chỉ có khi hợp nhất thôi. Vì chưa nộp luôn nên họ có 1 khoản Thuế thu nhập hoãn lại phải trả. (Sẽ trả trong tương lai/năm sau)
  • Người được hưởng lợi là công ty mẹ của Vĩnh Hảo - Masan Consumer Holding.
  • Giao dịch tạo ra lợi thế thương mại âm.
  • Khoản này chỉ ghi được 1 lần, từ năm sau họ sẽ phải chịu Chi phí khấu hao của chỗ Lợi thế thương mại trên kia Mỗi năm sẽ phải trừ khoảng 15 tỷ, trong khi lợi nhuận trung bình 11 tỷ/ năm.

Các giao dịch này là mua để cấu trúc lợi nhuận. Các công ty này đều kiểu Under Common Control - Đồng kiểm soát (Chịu sự kiểm soát chung)

Theo quy chuẩn về giao dịch đồng kiểm soát (2 công ty cùng thuộc kiểm soát của một ông), thì sẽ không được đánh giá lại tài sản thuần (thông tư 202). Tuy nhiên ở VN thì không chứng minh được 2 ông này là thuộc cùng 1 ông =)))

KBC mua CTCP Sài Gòn - Đà Nẵng - 2022

KBC sở hữu 19% công ty Đầu tư SG-ĐN Khoản đầu tư này là đầu tư vào công ty thông thường. Năm 2022, KBC chi 96 tỷ đồng ra để mua 5,7 triệu cổ phiếu của công ty SG-ĐN, nâng phần trăm sở hữu lên 48% Công ty này thành công ty liên kết của KBC.

Sau đó, KBC định giá lại công ty này, dù vốn điều lệ chỉ 200 tỷ đồng, nhưng sau khi định giá thì công ty này có giá trị 4.688 tỷ đồng 48% mà KBC sở hữu tương ứng với 2250 tỷ, và KBC thu lợi được 2154 tỷ từ thương vụ mua rẻ này.

Hoạt động mua rẻ này đã cứu KBC một năm thua lỗ =)) Source

NLG mua Công ty TNHH Thành phố Waterfront Đồng Nai - 2021

Đầu năm 2021, NLG sở hữu 35,1% vốn tại công ty TNHH Tp Waterfront Đồng Nai. Đây là khoản đầu tư vào công ty liên doanh, liên kết.

Quý 1/2021, NLG bỏ ra 1,951 tỷ đồng, mua thêm cổ phần để có thể sở hữu tới 65,1% công ty Waterfront Đồng Nai. Có quyền hợp nhất BCTC Hàng tồn kho tăng vọt Tăng phần tài sản.

Source:

CII

  • CII mua LGC và NBB.

Masan mua Phúc Long

Tổng giá 400 tr ~ 100%

  • Công bố làm 3 lần:
    • Lần 1 là 50tr ~ 25%.
    • Lần 2 là 150tr ~ 60%,
    • Lần 3 là 200tr ~ 15% - Giá định giá 1 cổ phần rất cao.
  • Họ có thể mua 1 lần luôn, nhưng lại không thanh toán luôn 1 lần mà thanh toán làm 3 lần. Lần cuối sẽ định giá lên rất cao. Như vậy, họ sẽ “định giá lại” 2 khoản chi trước đó Ghi nhận lợi nhuận của 2 lần mua trước. 2 lần đầu mua giá thấp, lần 3 mua giá cao Định giá lại phần đang nắm giữ. Lợi nhuận sẽ ghi vào Doanh thu tài chính

Giao dịch này tạo ra Lợi thế thương mại dương.

Mua 400tr này có đắt không???

Tiền kiếm được từ 2 nguồn, 1 là từ hoạt động kinh doanh, 2 là từ hoạt đồng tài chính.

Masan muốn mua Phúc Long, sau khi okela sẽ IPO công ty The CrownX - Source

Others

ASM mua IDI - Source AAA mua HII - Source CII mua CEE - Source