Thủ thuật gian lận BCTC
Cookie Jar Reserve
What
Tạo ra “Cookie Jar Reserve” bằng cách ghi nhận các khoản chi phí trong năm hiện tại mặc dù các khoản chi phí này chưa thực sự phát sinh, nhằm mục đích “tiết kiệm” cho những năm sắp tới
Làm xấu báo cáo bằng cách giấu đi lợi nhuận. Các khoản chưa chi thì cứ ghi là sẽ chi/ Dự phòng phải chi
Các khoản mục thường dùng để tạo “Cookie Jar Reserve”
- § Dự phòng phải thu khó đòi
- § Dự phòng hàng bán trả lại
- § Dự phòng giảm giá hàng tồn kho
- § Ghi nhận trước chi phí bảo hành
- § Trích trước chi phí trợ cấp mất việc (Bảo hiểm thất nghiệp)
- § Ghi nhận doanh thu theo tỷ lệ hoàn thành (Xây dựng, đóng tàu, sản xuất phần mềm)
Ví dụ
- HVN ghi trước khoản dự phòng lỗ chênh lệch tỷ giá, dù chưa bị lỗ. Hoặc Công ty Pin Ắc quy Đồng Nai (PAC), lương chưa trả nhưng cứ ghi vào đó đã, tính trước rất nhiều thứ.
- Một số ngân hàng như VCB/ ACB trích lập dự phòng rất lớn (họ trích lập quá con số cần thiết). Từ đó, lợi nhuận của năm nay sẽ giảm, giấu lợi nhuận đi để năm sau báo cáo có tăng trưởng.
⇒ Tạo lợi nhuận, giấu vào trong hộp bánh.
Take a big bath
WHAT
“If you have to stick your toe in cold water, you might as well jump in for a big bath”
Mặc dù mục tiêu cuối cùng của doanh nghiệp vẫn là tránh lỗ, nhưng khi doanh nghiệp không thể tránh khỏi khoản lỗ lớn, họ có xu hướng đưa toàn bộ những thông tin xấu, ghi nhận toàn bộ những khoản chi phí (có thể) trong cùng một kỳ để nhằm tạo lợi nhuận trong kỳ tiếp theo
- Gột rửa sai lầm quá khứ =)) Cho lỗ thật nhiều vào.
- Gột rửa quá đà thì có thể tạo ra Cookie Jar :v
WHEN
- Công ty đang tái cấu trúc (Operational restructuring)
- Tái cơ cấu khoản vay (Troubled debt restructuring)
- Dừng hoạt động một số bộ phận (discontinued operation)
Ví dụ
- HVN - 2020, 2021 ghi lỗ rất nhiều. Cuối năm 2021, VCSH giảm từ 6k tỷ về còn 524 tỷ ⇒ Năm 2022 họ cần báo cáo lãi đi, vì nếu âm VCSH thì sẽ bị hủy niêm yết (Giống với lỗ 3 năm liên tiếp). Kỳ vọng là năm 2022 phải báo lãi. Tuy nhiên hiện tại (9/2023), HVN vẫn chưa công bố BCTC năm 2022 =))
Big bet on the future
Flushing investment portfolio
WHAT
Giả định bán các khoản đầu tư của mình để ghi lợi nhuận
Ví dụ
- MSN nắm giữ 20% cổ phần TCB
- Năm 2017 (trước khi TCB lên sàn), TCB mua 15% cổ phiếu TCB từ HSBC làm cổ phiếu quỹ với mức giá 2x.
- Khi mua cp quỹ như vậy, thì số lượng cp lưu hành sẽ ít đi ⇒ Tỷ lệ nắm giữ của MSN tăng lên thành 25%
- Tháng 6/2018, TCB niêm yết giá 120k. TCB bán cổ phiếu quỹ ra, giá 120k
- Lúc này, tỷ lệ nắm giữ của MSN giảm về 20%, nên ông ý giả định đã bán 5% khoản đầu tư của mình vào TCB với giá 120k, sau đó ghi lợi nhuận
Throw out a problem child
WHAT
Việc cắt bỏ một bộ phận hoạt động không hiệu quả để loại bỏ khoản lỗ.
- Bán công ty con
- Chuyển bộ phận hoạt động sang cho bên SPE
Ví dụ
- Enron nếu bán khí gas cho người dân thì bán với giá 10$.
- Nhưng họ thành lập ra công ty JEDI (SPE), sau đó bán khí gas cho công ty này với giá 18$ ⇒ Có lãi.
- JEDI bán khi gas cho người dân, thì chỉ bán được mức bình thường ⇒ bán với giá 10$ thôi ⇒ Lỗ.
- Enron bảo lãnh cho JEDI để vay tiền ngân hàng. JEDI vay được rồi thì tuồn tiền sang cho Enron ⇒ Bản chất thì là Enron vay, nhưng vay qua công ty JEDI ⇒ BCTC của Enron vẫn đẹp lung linh.
- BTN - Gỗ Trường Thành - TTF chính là học từ trò này của Enron =))
HAG - 2016:
- Họ phát hành 1.130 tỷ đồng trái phiếu cho quỹ Northbrooks và CTCP quản lý Quỹ Sài Gòn. Sau đó, HAG phát hành thêm 137,5 triệu cổ phiếu để chuyển đổi cho toàn bộ 1,1 tỷ trái phiếu chuyển đổi trước đó với giá 8000đ/ 1 cổ phiếu.
- Tuy nhiên, quỹ NIMP này đã chuyển nhượng toàn bộ số trái phiếu này sang công ty Glory Red Star do bà Đỗ Vũ Phương Anh (con của bác Đỗ Minh Phú TPB)
- Trái phiếu này ban đầu do TPB bảo lãnh phát hành.
- Tương tự vụ này, họ lại tiếp tục phát hành cổ phiếu cho bên Việt Cát Source. Việt Cát này là quỹ tại tòa nhà của Doji. ⇒ Họ đã đổi cái NỢ trái phiếu này về thành Cổ phiếu nếu họ phát hành. Cuối cùng lại là chúng ta trả nợ.
Change GAAP
WHAT
Thay đổi các chính sách kế toán để nhằm đạt được lợi nhuận mong muốn ⇒ ảnh hưởng đến tính so sánh được
• Thay đổi chính sách ghi nhận doanh thu • Thay đổi chính sách khấu hao • Thay đổi phương pháp tính giá hàng tồn kho • Thay đổi chính sách hoặc thời điểm vốn hóa • Thay đổi chính sách ghi nhận CLTG
Sale and Lease Back
WHAT
Doanh nghiệp bán TSCĐ sau đó thực hiện thuê lại chính TSCĐ đó với thời gian thuê bằng chính thời gian sử dụng còn lại của TSCĐ
Hoặc, thực hiện bán tài sản tài chính rồi thực hiện mua lại vào năm sau
Về bản chất: giao dịch bán tái mua là giao dịch tài trợ vốn lưu động ngắn hạn, không được ghi nhận thu nhập/lỗ do bán tài sản. Lưu ý phân biệt thuê hoạt động và thuê tài chính trong hợp đồng thuê lại
Ví dụ
VietJet chuyên bán máy bay, sau đó lại thuê lại.
Doanh thu ghi nhận phần lớn đến từ nghiệp vụ bán máy bay.
Above and Below the Line
WHAT
Thông tư 134, TT210 - Kế toán giá trị hợp lý (Fair Value) quy định:
- FVTPL (Fair Value through Profit or Loss) - CK thông qua lãi lỗ/ KD
- HTM - CK nắm giữ đến ngày đáo hạn (Trái phiếu)
- AFS (Available for Sale) - CK sẵn sàng để bán (Thường sẽ là chứng khoán OTC)
- Cho vay
Việc phân loại không đúng các khoản thu nhập/chi phí ảnh hưởng tới tính trình bày hợp lý
Ví dụ
VSP
Holding Gain
WHAT
Ghi tăng số lượng thành phẩm sản xuất để nhằm giảm giá thành một sản phẩm (hoặc ngược lại) từ đó giảm/tăng giá vốn hàng bán
Khi kiểm kê HTK sẽ phát hiện ra vụ này.
⇒ Phân tích vòng quay hàng tồn kho, tỷ lệ lãi gộp
Cherry Picking
WHAT
Nhặt một cách khéo léo tài sản bán nhằm mục tiêu điều chỉnh lợi nhuận theo ý muốn
- Tài sản tài chính
- Hàng tồn kho áp dụng phương pháp giá đích danh
Chủ đề nâng cao
- Báo cáo tài chính chiến lược - Strategic Financial Statements.
- “Chất lượng” lợi nhuận (Earnings Quality) hay Tính bền vững của lợi nhuận (Earnings Persistence)
- Tác động của thông tin lợi nhuận (Information content of earnings) - Investor Relation
- Quản trị lợi nhuận bằng giao dịch thực (Real Earnings Management)