Cán cân thanh toán

Notes

Mục đích của việc phân tích và dự phóng Cán cân thanh toán, là để PHÂN TÍCH/ DỰ PHÓNG/ GIẢI THÍCH cho Tỷ giá.

WHAT

Cán cân thanh toán (Balance of Payments, BOP) là một bảng dữ liệu cung cấp thông tin về kết quả của các giao dịch quốc tế của một quốc gia với phần còn lại của thế giới thể hiện qua hai tài khoản chính đó là tài khoản vãng lai (CA) và tài khoản vốn và tài chính (KA).

Cán cân là cân bằng giữa 2 bên:

  1. Dự trữ ngoại hối của chính phủ
  2. Cán cân vốn, tài chính + Cán cân vãng lai + Sai sót

Sai sót thực ra chủ yếu là phần đầu cơ USD, hoặc của bên Tự doanh ngân hàng trading USD. Khi có chênh lệch thì NHTW sẽ tác động lên phần Dự trữ ngoại hối.

Cán cân vãng lai

  • Dòng vốn 1 chiều. Do đây là lấy tiền từ nước ngoài về, và nó sẽ ở lại Việt Nam.
  • Bao gồm:
    • Xuất nhập khẩu hàng hóa:
      • Duy nhất thằng này dương, nhưng lại dương nhờ khối FDI
      • Dữ liệu được công bố hàng tháng.
      • Chiếm tỷ trọng cao nhất.
    • Xuất nhập khẩu Dịch vụ: Du lịch, vận tải, … (Phụ thuộc nhiều vào việc mở cửa)
    • Thu nhập ròng từ đầu tư:
      • Thu nhập của cá nhân/ tổ chức ở nước ngoài gửi về - Thu nhập người nước ngoài gửi về mẫu quốc.
      • Các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào VN, sau đó rút ra.
    • Chuyển giao vãng lai: Nhận cái người ta cho, biếu, tặng - VN đem đi cho, biếu, tặng (Xin tiền tài trợ từ các tổ chức quốc tế, ủng hộ thiên tai bão lũ.)

Cán cân tài chính

  • Dòng vốn 2 chiều. Tức là sẽ có vào và ra. FDI/FII đầu tư vào VN, nhưng sau 1 thời gian nó sẽ rút ra. Giống như khi đi phân tích DN, tiền phải vào từ hoạt động sản xuất kinh doanh thì mới bền, còn nếu tiền đến từ hđ tài chính thì cũng phải cẩn thận.
  • Bao gồm:
    • Đầu tư trực tiếp (FDI): DN nước ngoài đem tiền vào VN, sở hữu > 50% DN (Ví dụ Thái mua Sabeco)
      • Ưu điểm: Bền bỉ, dòng vốn ở lại VN lâu, tạo công ăn việc làm. DN chỉ quan tâm tới Chi phí kinh doanh/ lao động + Ổn định chính trị + Ưu đãi đặc biệt.
      • Nhược điểm: Chiếm dụng không gian DN trong nước (FDI nuốt doanh nghiệp trong nước). Ô nhiễm môi trường.
      • Không quan tâm đến biến động Tỷ giá/ Lãi suất trong ngắn hạn.
    • Đầu tư gián tiếp (FII):
      • Đầu tư mục đích kiếm lời ngắn hạn, vào ra rất nhanh. (Do lãi suất thực ở VN vẫn dương Hấp dẫn nđt nước ngoài). Dòng vốn này khá ít.
      • Do đầu cơ ngắn hạn, nên họ rất quan tâm Lợi tức ngắn hạn Tỷ giá/ Lãi suất.
    • Đầu tư khác: Người/ tổ chức VN đi vay người nước ngoài - Người/tổ chức nước ngoài vay ở VN
      • Tài sản có
      • Tài sản nợ
      • Xem mục này để hiểu được sự luân chuyển tiền từ tổ chức/ cá nhân.

Tác động đến tỷ giá

Để điều chỉnh, NHTW phải tăng dự trữ chính thức Phải thay đổi cung tiền Khi thay đổi cung tiền thì sẽ ảnh hưởng đến tỷ giá.

BOP ở thị trường Việt Nam

Bật biểu đồ này lên ta sẽ phân tích được Cán cân tổng thể của VN ntn qua các năm.

Notes

Cứ BOP âm, thì Tỷ giá sẽ giật.

  • Ta sẽ phân tích tại sao BOP âm, bằng cách check các cán cân. Như năm 2015 là có 1 deal FDI phải trả Tiền bị rút ra khỏi VN, mà tiền vào bù không đủ Tỉ giá tăng vọt.
  • Từ giai đoạn 2018, tỷ giá rất ổn định, ngay cả khi BOP biến động. Lý do là ý chí của NHNN. Họ ghim tỷ giá ở 1 chỗ. Hơn 14 tỷ $ vào VN, nhưng cứ dư là họ mua hết. Họ muốn tiền USD tăng giá so với VND.
  • Từ năm 2020 đổ về đây thì ngược lại, họ muốn VND mạnh lên, nên cứ tỷ giá lên là họ lại đập xuống.

Từ số liệu, ta sẽ thử giải thích xem có chuyện gì đang xảy ra đã gây ảnh hưởng đến Tỷ giá: Đang có vấn đề gì với Xuất/Nhập Khẩu, với FDI, với Đầu tư khác, …

Dự phóng

  • Cán cân Vãng lai:
    • Xuất khẩu: Dự phóng được do công bố hàng tháng
    • Dịch vụ: Có thể bỏ qua
    • Chuyển giao vãng lai: Nếu không có gì thay đổi thì ~2.5 tỷ đô
    • Thu nhập đầu tư ròng: So với quý trước. (Thường ~5 tỷ đô)

Dự phóng được Cán cân vãng lai, để xem có đủ cân lại đà rút vốn của Cán cân Tài chính không?

  • Cán cân Tài chính:
    • FDI: Đều, ổn định
    • FII: Ít, không cần quan tâm lắm
    • BOF Tổng đầu tư khác - Tài sản có - Người VN gửi hoặc Cho vay.
      • Đây chủ yếu là do NHTM. Họ dự đoán Tỷ giá lên/ xuống, sau đó rút tiền ra nước ngoài.
      • Mỗi khi phần này tăng lên, thì đó là lúc Tỷ giá có biến động mạnh.
    • BOF Tổng đầu tư khác - Tài sản nợ - Người nước ngoài gửi vào VN / cho VN vay.
      • Khi có lợi thế về lãi suất/ tỷ giá, khả năng sinh lời cao, thì khoản tiền này sẽ tăng.
      • Khi họ kì vọng VND mạnh hơn so với USD gửi tiền về VN.

Notes

  • Đầu tư FDI cũng có 2 mặt.
    • Lợi: Chúng ta có tiền đầu tư, có USD chảy vào VN.
    • Hại:
      • Kêu gọi vốn càng nhiều, tiền đổ vào nhiều. Các DN FDI có thể bóp chết các DN trong nước, lấy thịt đè người do họ có rất nhiều tiền.
      • Hàng quý, các DN FDI sẽ rút tiền/ lợi nhuận ra khỏi VN để chuyển về nước Nó giết chết DN trong nước, nhưng lại mang lợi nhuận về nước họ Chúng ta cần sử dụng nguồn vốn để xây dựng sức mạnh nội tại.